Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh: Từ kẻ thù không đội trời chung đến quan hệ đặc biệt

Từ chuyện nhà Nguyễn không nương tay với nhà Tây Sơn sau khi giành được chính quyền thì có thể thấy Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh là đối thủ không đội trời chung. Thế nhưng ít ai biết được, hai nhân vật lịch sử này còn mối quan hệ đặc biệt khác.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Quang Trung hoàng đế (Nguyễn Huệ, 1753 - 1792) là một nhà chính trị, quân sự, vị hoàng đế thứ 2 của nhà Tây Sơn. Ông không chỉ là một trong những vị tướng quân sự xuất sắc bách chiến bách thắng, mà còn là nhà cai trị tài giỏi. Ông đã đưa ra nhiều chính sách cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. 

Còn vua Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh, 1762 - 1820) thường được gọi là Nguyễn Ánh. Ông là nhà chính trị, quân sự, vị vua sáng lập nhà Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời 1820. Sau đó được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thế Tổ. Trong thời gian trị vì, ông chỉ sử dụng một niên hiệu là Gia Long, thường gọi là Gia Long hoàng đế.

Vậy trong tiến trình lịch sử thay triều đổi đại, Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh vì sao được gọi là kẻ thù không đội trời chung?

Từ kẻ thù không đội trời chung

Sử sách chép, các chúa Nguyễn có công rất lớn trong lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam. Các chúa Nguyễn chính là những người khai hoang dần về phía Nam đến tận mũi Cà Mau ngày nay. Thời kỳ đó, nhân dân có cuộc sống sung túc, bình yên.

Thế nhưng, tới đời chúa Nguyễn Phúc Khoát thì thế sự thay đổi. Khi ấy, quyền thần Trương Phúc Loan chuyên quyền lộng hành khiến cho nhân dân lầm than, oán thán. 

Cũng đúng lúc đó, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã dựng cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa ấy nhận được sự ủng hộ nhiệt thành từ quần chúng nhân dân.

Vào năm 1777, quân Tây Sơn chiếm được thành Gia Định và giết chết Nguyễn Phúc Dương (người được Tây Sơn dương khẩu hiệu phò tá), Nguyễn Phúc Thuần cùng hoàng tộc anh em của Nguyễn Phúc Ánh đều bị giết cả. Năm ấy, Nguyễn Phúc Ánh với 15 tuổi và may mắn thoát nạn.

nguyen-hue-va-nguyen-anh-co-moi-quan-he-dac-biet-nhu-the-nao-0
Vua Quang Trung

Nguyễn Phúc Ánh cùng một số cận thần và gia quyến còn sống sót chạy vào Hà Tiên, nương nhờ sự giúp đỡ của Giám mục Ba Đa Lộc. Trong suốt 1/4 thế kỷ, Nguyễn Ánh bôn ba khắp nơi để trốn tránh quân Tây Sơn, đồng thời rèn luyện bản thân, thu phục lòng người.

Và phải nói rằng, Nguyễn Ánh cực kỳ cao số. Trong suốt những năm tháng chạy trốn đó, ông đã không ít lần cận kề cái chết nhưng đều may mắn thoát nạn. 

Trong cuộc chiến 25 năm với nhà Tây Sơn để khôi phục ngôi vị, ban đầu, Nguyễn Ánh chịu nhiều thất bại lớn, có lúc phải chạy sang cả Xiêm La và sông lưu vong ở đây trong 3 năm. Để chống quan Tây Sơn, ông nhiều lần cầu viện nước ngoài, bao gồm việc mời quân Xiêm vào đánh Nam Bộ, hứa cắt đất, cống nạp để mời quân Pháp, và chở 50 vạn cân gạo để giúp quân Thanh đang chiếm đóng Bắc Bộ.

Đến năm 1787, Nguyễn Ánh trở lại, giữ vững được Nam Bộ. Về sau, lúc Tây Sơn suy yếu sau cái chết đột ngột của Nguyễn Huệ (1792), Nguyễn Ánh bắt đầu tiến đánh nhà Tây Sơn và đến năm 1802, đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Nguyễn, thống nhất đất nước, kết thúc nội chiến ở Việt Nam.

Sau khi đăng cơ, Nguyễn Ánh chọn Phú Xuân làm Kinh Đô, đặt niên hiệu là Gia Long và bắt đầu cuộc trả thù tàn khốc nhà Tây Sơn. Các con cháu của Nguyễn Nhạc bị giết ngay sau khi bị bắt, những người có cùng huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì.

Quang Toản thì bị voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục. Lăng mộ của nhà Tây Sơn thì bị quật lên. Sọ của Quang Trung bị xích và nhốt vào ngục tối.

... đến anh em cột chèo

Bên cạnh mối thâm thù đại hận, Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh còn có một mối quan hệ đặc biệt khác. Sử chép, vua Lê Hiển Tông có hai cô công chúa tài sắc vẹn toàn là Ngọc Hân và Ngọc Bình. Năm 1786 khi lần đầu tiên ra Bắc, Nguyễn Huệ đã kết hôn với công chúa Ngọc Hân nhờ sự mai mối của Nguyễn Hữu Chỉnh. Lúc đó, bà 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi.

nguyen-hue-va-nguyen-anh-co-moi-quan-he-dac-biet-nhu-the-nao-5
Vua Gia Long

Năm 1795, Ngọc Hân công chúa làm mối cho em mình là Ngọc Bình công chúa lấy con của vua Quang Trung là Quang Toản. Năm 1802, sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn, lên ngôi Hoàng đế, Gia Long đã nạp Ngọc Bình công chúa làm phi bất chấp lời khuyên can của các đại thần: ""Bệ hạ nay có cả thiên hạ, thiếu gì gái đẹp, việc gì phải lấy vợ của giặc làm vợ mình!". 

Vua Gia Long cười ha hả mà nói: "Đến đất nước của giặc “tau” còn lấy, huống chi là vợ giặc, “tau” lấy vợ giặc làm vợ “tau” thì có chi mô!". Chính vì thế dân gian đã có câu ca giao: "Số đâu mà số lạ lùng/Con vua mà lấy hai chồng làm vua".

Nếu xét theo vai vế trong gia đình, Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh là anh em cột chèo với nhau khi lấy hai chị em ruột. Trong đó, Nguyễn Huệ là anh, Nguyễn Ánh là em.

Sự thù hận giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh là chuyện mà ai cũng biết nhưng dù là hai kẻ thù không đội trời chung thì số phận dường như sắp đặt cho cả hai vẫn còn đó chút dính líu với nhau kỳ lạ như vậy. Sự thật lịch sử đôi khi mang đến cho ta những điều thật thú vị.

Xem thêm: Vua Gia Long chết vì bệnh gì mà đông y bó tay, tây y cũng bất lực?

Đọc thêm

Ô Long Đao là binh khí huyền thoại ghi dấu bao chiến công lừng lẫy của anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Cho đến nay, hậu thế vẫn lưu truyền giai thoại nhuốm màu huyền bí về thanh bảo đao này.

Giai thoại kỳ bí về Ô Long Đao - binh khí gắn liền với những trận đánh bất bại của anh hùng áo vải Quang Trung
0 Bình luận

"Ông đồ nhà quê" Nguyễn Thiếp (La Sơn Phu Tử) chính là nhân vật góp phần quan trọng giúp vua Quang Trung đánh tan 29 vạn quân Thanh vào Tết Kỷ Dậu (1789). Sau đó cũng là người giúp vua trị quốc, chấn hưng đạo học nước nhà.

Chuyện về 'ông đồ nhà quê' tay không giúp vua Quang Trung dựng cơ đồ, chấn hưng đạo học nước nhà
0 Bình luận

370 tướng lĩnh, tôn thất nhà Trần đã bỏ mạng dưới tay của Hồ Quý Ly. Đây được xem là cuộc thanh trừng lớn nhất sử Việt, tàn ác chẳng kém gì màn trả thù Tây Sơn của Nguyễn Ánh sau này.

Cuộc 'đại thanh trừng' lớn nhất lịch sử của Hồ Quý Ly: Tàn ác không thua kém gì màn trả thù Tây Sơn của Nguyễn Ánh
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 19 giờ trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất