Lý giải thú vị về thói quen dùng từ "a lô" khi nghe điện thoại của người Việt

Người Việt Nam có thói quen mở đầu một cuộc điện thoại bằng từ "a lô", vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
08:16 24/02/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong thời đại hiện nay, điện thoại được xem là sản phẩm không thể thiếu của mỗi người. Thậm chí những đứa trẻ chỉ mới học lớp 2, lớp 3 cũng được cha mẹ sắm cho một chiếc điện thoại riêng. Điện thoại không chỉ là công cụ nghe gọi mà nó còn là thiết bị để làm việc, cập nhật tin tức, giải trí...

Việt Nam cũng giống như nhiều quốc gia trên thế giới, điện thoại gần như là vật "bất ly thân" và mỗi lần có người gọi đến hoặc gọi đi chúng ta sẽ thường sử dụng từ "a lô" để bắt đầu một câu chuyện. 

"A lô ai đấy ạ", "a lô ai vậy", "a lô tôi nghe đây" hay đơn giản là "a lô"... đây là từ cửa miệng của người Việt khi nghe điện thoại, song không phải ai cũng biết nguồn gốc của từ này.

giai-ma-nguon-goc-tu-a-lo-khi-nguoi-viet-nghe-dien-thoai
Từ "a lô" của người Việt có nguồn gốc từ từ "Allo" của người Pháp

Theo tờ Kiến thức, văn hóa sử dụng điện thoại ở Việt Nam được du nhập từ thời Pháp. Và từ "a lô" chính là một "di sản" mà người Pháp để lại cho Việt Nam.

Trước đây và cả bây giờ, người Pháp nghe điện thoại thường bắt đầu bằng từ "Allo" có nghĩa là "chào" (cùng nghĩa với từ Hello trong tiếng Anh). Khi du nhập vào Việt Nam, "Allo" của người Pháp trở thành "a lô" của Việt Nam chúng ta bây giờ.

Còn việc người Pháp sử dụng từ "Allo" cũng bắt nguồn từ một câu chuyện dài về cha đẻ của điện thoại - ông Alexander Graham Bell. Người đàn ông này đã sử dụng từ "Ahoy" khi nghe điện thoại.

Từ "Ahoy" thực chất là tín hiệu được sử dụng để gọi tàu hoặc thuyền. Từ này cũng được sử dụng trong đời sống với ý nghĩa là "chào". Ông Alexander Graham Bell tin rằng "Ahoy" sẽ trở thành một câu chào khi nghe điện thoại. Ông Alexander Graham Bell đã sử dụng từ đó trong suốt cuộc đời của mình.

Thế nhưng theo thời gian, từ "Ahoy" cũng trở nên lỗi thời. Sau này, từ "Ahoy" chính thức được thay thế bằng từ "Hello" theo đề xuất của thiên tài Thomas Edison.

giai-ma-nguon-goc-tu-a-lo-khi-nguoi-viet-nghe-dien-thoai-0
Alexander Graham Bell là "cha đẻ" của điện thoại

Được biết, trong một lá thư gửi đến công ty chịu trách nhiệm điều hành hệ thống điện thoại ở thành phố  Pittsburg (Mỹ), Edison gợi ý, nói "Hello" mỗi khi trò chuyện là cách thu hút sự chú ý của người đối diện tốt hơn.

Khi điện thoại trở nên phổ biến ở Pháp thì "Hello" đã chuyển thành "Allo". Và sau khi sang Việt Nam thì trở thành "A lô".

Cha đẻ của điện thoại là Alexander Graham Bell (sinh ngày 3/3/1847, mất ngày 2/8/1922) - ông là nhà phát minh, nhà khoa học, nhà cải cách người Scotland. Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại vào năm 1876. Cuộc gọi đầu tiên được thực hiện giữa Alexander Graham Bell và người trợ lý của ông ngồi cách đó 4-5 mét vào ngày 10/3/1876 với mẩu hội thoại ngắn ngủi: “Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!”.

Bell đã được nhận bằng phát minh số 174465 về máy điện thoại. Tháng 6/1876, máy điện thoại đầu tiên được đưa vào sử dụng tại hội chợ triển lãm “Contennial Exposition” ở Philadelphia.

Chiếc máy được cho là "di động" đầu tiên trên thế giới được ra đời vào năm 1967. Nó được quảng cáo với tên gọi “Carry phone”. Đến ngày 3/4/1973, mẫu điện thoại cầm tay đầu tiên Motorola Dyna Tac do nhà phát minh Martin Cooper sáng chế được ra mắt tạo ra cơn sốc công nghệ. 

Kể từ đó đến nay, điện thoại di động không ngừng phát triển cả về công nghệ và kiểu dáng. Các thương hiệu lớn trên thị trường như Nokia, Blackberry, Samsung, LG, Sony Ericsson, Motorola… Năm 2007, chiếc điện thoại Iphone của hãng Apple được ra đời đánh dấu thời đại điện thoại thông minh làm khuấy động toàn cầu trong suốt nhiều năm liền.

Khám phá bí ẩn tượng trâu nghìn năm tuổi được tạo hình trong thế phủ phục ở chùa Phật Tích, Bắc Ninh

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận