Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông từng "cân" cả Đông Nam Á như thế nào?

Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông quả thực là một quốc gia cường thịnh về kinh tế, mạnh về quân sự. Đại Việt từng đem quân tiến đánh Bồn Man, Lan Xang, truy đuổi quân địch sang cả các nước láng giềng, khiến Đông Nam Á thần phục.

Đỗ Thu Nga
10:00 13/12/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sự kiện chấn động kim cổ bắt nguồn từ 1 thùng... phân voi

Chiến tranh Đại Việt - Lan Xang là cuộc chiến giữa nhà Hậu Lê nước Đại Việt với Lan Xang (Lào). Mục đích phát động của Đại Việt là bình định vương quốc Bồn Man và ngăn chặn sự quấy nhiễu của quân Lan Xang tại biên giới phía Tây. Cuộc chiến này xuất phát từ trận chiến lẻ tẻ trong suốt giai đoạn vua Lê Thánh Tông trị vì. Tuy nhiên, việc Đại Việt mở cõi này ít được sách giáo khoa nhắc đến.

Nói nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Đại Việt - Lang Xang, sử chép: Vào đầu thế kỷ 14, quan hệ giữa Đại Việt và Lan Xang không tốt. Đại Việt thời nhà Trần và Lan Xang cũng có quan hệ không tốt đẹp. Hai bên giao tranh ở khu vực biên giới.

Quan hệ giữa Lan Xang với triều đại sau của Đại Việt là nhà Hậu Lê cũng không mấy hòa hảo. Lan Xang từng mang quân đánh phá biên giới Đại Việt và xung đột bùng phát.

Dai-Viet-thoi-vua-Le-Thanh-Tong-tung-can-ca-Dong-Nam-A-nhu-the-nao-8
Một con voi trắng tại Cung điện Amarapura, Miến Điện, năm 1855(Ảnh từ wikipedia.org).

Theo sử Lào, vào năm 1478, một viên tướng của Lan Xang bắt một con voi trắng dâng vua. Theo quan niệm thời đó, vị vua nào sở hữu voi trắng được xem là điềm lành. Vậy nên, voi trắng được xem là bảo vật vô giá ở các nước Lan Xang, Xiêm La, Miến Điện...

Biết được tin này, vua Đại Việt cử sứ sang xin lông voi trắng. Thế tử Lan Xang là Chao Chienglaw vốn ghét Đại Việt nên thay vì tặng lông voi trắng, thì lại cho phân voi vào chiếc rương rồi gửi cho vua Đại Việt (History of Laos, Manlch, M.L. (1967), trang 126-129). Điều này khiến vua quan Đại Việt nổi giận.

Cũng trong thời điểm năm 1478, theo Việt Nam sử lược thì Bồn Man (Muang Phuan) từ lâu vốn thần phục Đại Việt, nhưng tù trưởng là Lư Cầm Công bỗng liên kết với Lan Xang đem quân cướp phá châu Quy Hợp (thuộc Nghệ An ngày nay). Vua Lê quyết định cất quân sang đánh nhằm giữ yên vùng biên giới.

Chiến tranh bùng nổ

Đại Việt sử ký toàn thư có chép rằng: "Đặc sai Thái uý Sùng quận công Lê Thọ Vực, Đoan Vũ hầu Trịnh Công Lộ, Diên Hà bá Lê Hy Cát đeo ấn tướng quân, trao cho 20 vạn quân tinh nhuệ, hẹn đến tháng 8 năm nay, chia đường tiến quân, kể tội đến đánh”.

Dai-Viet-thoi-vua-Le-Thanh-Tong-tung-can-ca-Dong-Nam-A-nhu-the-nao-5
Bản đồ nước Đại Việt trước khi tiến quân (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com).

Thế nhưng khi xuất phát, Đại Việt lại tập hợp được 18 vạn quân, chia làm 5 cánh tiến đánh. Đại Việt sử ký toàn thư có chép: "Đã định ngày 28 tháng 7 này, đặc mệnh tướng thần, chia đường tiến đánh. Chinh Tây tướng quân Lê Thọ Vực là tiên phong, đi đường chính chỉ huy các quân các doanh du kích, trước hãy giết tên cháu hiếu của giặc Bồn Man để chặt vây cánh nó, rồi chiếm ngay đất hiểm yếu là xứ Trấn Ninh mà đánh vào lòng giặc. Chinh Di tướng quân Trịnh Công Lộ chỉ huy các doanh quân thổ binh từ đường An Tây tiến vào để chiếm giữ mạn thượng lưu. Trấn Lỗ tướng quân Lê Đình Ngạn chỉ huy các doanh quân hoành dã từ đường Ngọc Ma đánh tới để cắt ngăn đường giặc chạy. Du kỵ phó tướng quân là bọn Lê Lộng đi đường châu Thuận Mỗi để bóp cổ chẹn lưng. Thảo tặc phó tướng quân là bọn Lê Nhân Hiếu theo lối phủ Thanh Đô để đánh chỗ sơ hở”.

Theo nguồn của Đại Việt sử ký toàn thư thì có thể thấy, 5 cánh quân Đại Việt tiến đánh Bồn Man và Lan Xang như sau:

- Cánh quân trung tâm do Lê Thọ Vực chỉ huy từ phủ Tràn Lân (Nghệ An) đánh vào Bồn Man, rồi đánh sang Lan Xang.

- Cánh quân phía Bắc do Trịnh Công Lộ chỉ huy đi từ phủ An Tây (Lai Châu) đánh thẳng vào kinh đô Luang Prabang của Lan Xang. 

- Cánh quân phía Nam của Lê Đình Ngạn từ phủ Ngọc Ma (Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay) đánh vào Bồn Man rồi tiến sang Lan Xang. 

- Cánh quân của Lê Lộng (Nguyễn Lộng) từ Thuận châu (Sơn La) yển trợ cho cánh quân phía Bắc của Trịnh Công Lộ đánh vào Kinh đô Luang Prabang của Lan Xang.

- Cánh quân của Lê Nhân Hiếu từ phủ Thanh Đô (thuộc Thanh Hóa ngày nay) tiến đánh Bồn Man rồi sang Lan Xang.

Cũng theo sử Lào thì quân của Lan Xang đặt dưới sự chỉ huy của Thái tử Chao Chienglaw cũng có 20 vạn quân, 2.000 thớt voi cùng 6 vị dũng tướng là  Norasing, Noranarai, Noradet, Norara, Muen Luang và Phya Kwatepa. Ngoài ra chúa xứ Lan Na (phía bắc Thái Lan) cũng đưa quân sang giúp Lan Xang.

Quân Đại Việt khi ấy hừng hực khí thế, nhanh chóng vượt qua Bồn Man, các cánh quân lần lượt tiến đánh Lan Xang, giành được chiến thắng. Quân chủ lực Lan Xang chuẩn bị sẵn sàng một trận địa cọc mai phục ở đồi Poomung nhằm chặn quân Việt đến Kinh đô.

Dai-Viet-thoi-vua-Le-Thanh-Tong-tung-can-ca-Dong-Nam-A-nhu-the-nao-4
Kinh đô Luang Prabang của Lan Xang (Ảnh từ wikipedia.org).

Các cánh quân Việt lần lượt đến đồi Poomung, những trận đánh lớn diễn ra tại đây, kéo dài suốt 3 ngày, cuối cùng quân Đại Việt thắng, quân Lan Xang rút chạy đến Na Khaochao (nay là chùa Wat Vixun).

Quân Việt truy đuổi đến, giao tranh lớn diễn ra ở cánh đồng Na Moungkon và Na Haidio. Cuối cùng quân Đại Việt bao vây và đánh bại quân Lan Xang, 2 tướng Muen Kwatepa và Muen Neua tử trận.

Lan Xang khi ấy nháo nhác, vội cử 2 tướng là Muen Bun và Muen Luan đến cứu viện nhưng cũng bị đánh bại. Các tướng Norasing, Noranarai, Noradet và Norara bị bắt sống. Thế tử Chao Chienglaw bị thương nặng rồi sau đó cũng bị bắt.

Vua Lang Xang là  Xaiyna Chakhaphat vội cùng hoàng tộc bỏ Kinh thành chạy đến Chieng Khan của vương quốc Lan Na (nay thuộc tỉnh Loei của Thái Lan). Quân Đại Việt nhanh chóng tiến đánh chiếm Kinh đô Luang Prabang.

Quân Đại Việt thu được rất nhiều của cải, lương thực ở kinh đô Luang Prabang, nhờ đó tiếp tục truy đuổi tàn quân Lan Xang đến tận Lan Na tại lưu vực sông Irrawady (giáp biên giới Miến Điện), rồi thuận đà tiến đánh luôn hai vương quốc Lan Na và Ayutthaya.

Sáp nhập Bồn Man khiến các nước Đông Nam Á thần phục

Sử chép, đến năm 1479, quân Đại Việt ở Bồn Man vấp phải sự kháng cự quyết liệt của thủ lĩnh Cầm Công. Vua Lê Thánh Tông sai Lê Niệm thống lĩnh 30o vạn quân tiến đánh. 

Dai-Viet-thoi-vua-Le-Thanh-Tong-tung-can-ca-Dong-Nam-A-nhu-the-nao
Tranh vẽ vua Lê Thánh Tông

Quân Đại Việt vượt qua các cửa ải, đánh chiếm thành trì, đập tan toàn bộ lực lượng của quân Bồn Man. Thủ lĩnh Cầm Công sợ hãi bỏ chạy. Nhưng chưa kịp chạy xa thì bị tiêu diệt. Vua Lê Thánh Tông cho em của Cầm Công là Cầm Đông làm Tuyên úy đại sứ để thu phục Bồn Man.

Sau cuộc chiến này, vua Lê Thánh Tông ban chiếu sáp nhật Bồn Man khiến lãnh thổ Đại Việt được mở rộng hơn. Chiến thắng vang dội của Đại Việt khi ấy cũng khiến các nước Đông Nam Á như Chiêm Thành, Chân Lạp (Campuchia ngày nay), Lan Xang (Lào ngày nay), Chiang Mai (Thái Lan ngày nay), Ayutthaya và Java (Indonesia ngày nay) phải thần phục (Theo “lịch sử Việt Nam” tập 3 của Viện sử học).

Năm 1485, Đại Việt đưa thêm Melaka (thuộc Malaysia ngày nay) vào danh sách chư hầu có nghĩa vụ phải cống nạp hàng năm cho Đại Việt.

Cuộc chiến này khiến Lan Xang bị tàn phá nặng nề. Quan hệ giữa hai nước càng thêm xấu đi, đẩy Lan Xang tới chỗ liên minh chặt chẽ hơn với các quốc gia của người Thái khác. Bồn Man lệ thuộc vào Đại Việt, và từ đó về sau ít phụ thuộc vào Lan Xang hơn, đặc biệt là những giai đoạn Lan Xang suy yếu.

Trong khi đó, Đại Việt lại chịu thêm sức ép từ phía Đại Minh. Hoàng đế nhà Minh gửi thư trách hoàng đế Đại Việt về việc dấy binh đánh Lan Xang. Đại Việt sử ký toàn thư chép về việc này như sau: "Canh Tý, năm thứ 11... Mùa thu, tháng 8,... Ngày 27, nhà Minh có sắc văn đưa sang nói rằng: "Gần đây, được các quan trấn thủ và tổng binh Vân Nam, tâu rằng Quốc Vương An Nam vô cớ điều động binh mã đánh giết ở đất Lão Qua đến nay vẫn chưa lui quân, lại định đánh nước Bát Bách Tức Phụ (Lan Na). Vậy tư cho Vương biết, nếu có phạm lỗi nói trên, nên gấp lui quân; nếu không, Vương phải sang báo ngay để triều đình truy xét kẻ báo cáo bậy trị tội theo pháp luật".

Để trả lời việc này (đánh Lão Qua), cùng hai việc tranh chấp biên giới phía bắc với nhà Minh cũng năm đó, vua Lê Thánh Tông sai Lương Thế Vinh, Thân Nhân Trung theo kế Lê Thọ Vực mà soạn 3 bài biểu (công hàm) ngoại giao, rồi sai Nguyễn Văn Chất, Doãn Hoành Tuấn, Vũ Duy Giáo trình cho vua nhà Minh, nhân dịp đi sứ tuế cống nhà Minh vào tháng 12 âm năm Canh Tý (1480).

Xem thêm: Nước Đại Việt suýt tan nát nếu không có Trần Tự Khánh

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận