Cuộc đời ngắn ngủi của người hùng nhí cứu 3.000 trẻ em khỏi chế độ nô lệ

Iqbal Masih là người hùng của phong trào đấu tranh chống lại nạn lao động nô lệ trẻ em ở Pakistan và các quốc gia trên thế giới. Cuộc đời cậu chỉ kéo dài 12 năm nhưng đó là 1 cuộc đời huyền thoại!

Đỗ Thu Nga
13:00 09/09/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

4 tuổi bị ép làm việc trong nhà máy

Iqbal Masih sinh năm 1983 trong một gia đình nghèo khó ở Lahore, Pakistan. Đó là vùng đất toàn những người dân dưới đáy xã hội, sống trong cảnh nghèo khổ. 

Các gia đình ở đây nghèo đến mức phải đưa con cái vào các nhà máy để làm việc, gán nợ. Những đứa trẻ phải lao động nặng nhọc cho đến khi cha mẹ chúng mang được đủ tiền gốc và tiền lãi đến chuộc ra. Nếu không thể chuộc, cả đời chúng sẽ là nô lệ.

Iqbal Masih cũng là 1 trong hàng nghìn, hàng vạn đứa trẻ chịu cuộc đời tương tự. Vừa lên 4 tuổi cậu đã bị cha mẹ đưa đến cho một chủ nhà máy sản xuất thảm để vay 600 rupee (khoảng 12USD). Iqbal Masih buộc phải làm việc cho đến khi cha mẹ quay lại với cả tiền gốc và tiền lãi.

Bên trong nhà máy đó có hàng ngàn trẻ em giống như Iqbal Masih. Chúng bị nhốt trong xiềng xích và buộc phải làm việc 12 giờ mỗi ngày, trong vòng 1 tuần. Cha mẹ của Iqbal Masih càng chậm trả tiền gốc thì tiễn lãi càng lớn. 

cuoc-doi-ngan-ngui-cua-nguoi-hung-cuu-3000-tre-em-khoi-che-do-no-le-8

Iqbal Masih đã làm việc trong nhà sản xuất suốt 5 năm cho đến khi bố mẹ gom góp được 12 USD để trả. Nhưng khi đó khoản nợ đã lên đến 200 USD. Vào những năm 1980 ở  Pakistan, 200 USD là cả một gia tài. Iqbal bị mắc kẹt trong nhà máy giống như số phận của nhiều đứa trẻ khác, những người phải làm việc suốt thời thơ ấu.

Điều kiện sống và làm việc trong nhà máy vô cùng khắc khổ. Những nô lệ nhí không có đủ thức ăn, nước uống. Nếu chúng bị ốm hoặc không thể làm việc thi sẽ bị đánh đạp một cách dã man. Những đứa trẻ không muốn làm việc sẽ bị nhốt trong tủ cả ngày.

Iqbal cũng giống như những đứa trẻ khác, phải làm việc ngay cả khi Chính phủ coi lao động trẻ em là bất hợp pháp từ năm 1986.  Nạn tham nhũng hoành hành ở đất nước này và chẳng ai quan tâm đến số phận những đứa trẻ đáng thương.

Kế hoạch vượt ngục và cuộc tẩu thoát vĩ đại

Năm 10 tuổi, Iqbal Masih cảm thấy vô cùng chán ngán với cuộc sống hiện tại. Cậu bị đánh đập và phải làm việc đến kiệt sức. Lúc này, cậu bé nuôi ý định "vượt ngục".

Iqbal Masih bắt đầu lên kế hoạch vượt ngục, không chỉ cho bản thân mà cho cả những đứa trẻ ở trong nhà máy đó. Cậu biết rằng, nếu cuộc tẩu thoát này thất bại thì tính mạng của cậu và những nô lệ nhí khác sẽ gặp nguy hiểm.

Trong một lần, Iqbal Masih và một vài đứa trẻ khác tìm cách trốn đến đồn cảnh sát gần đó nhưng thay vì giúp đỡ bọn trẻ, họ đưa chúng trở lại nhà máy để nhận tiền thưởng từ chủ. Bọn trẻ sau đó bị đánh đập, bỏ đói. Với chúng, cuộc sống trong các nhà máy chính là "địa ngục trần gian".

Đến năm 11 tuổi, Iqbal Masih bắt đầu nghĩ ra một kế hoạch khác để thoát khỏi cảnh nghiệt đã đó. Lần này họ không đến đồn cảnh sát nữa mà chạy đến tổ chức phi chính phủ địa phương để đấu tranh chống lại nạn nô lệ hóa trẻ em và lao động trẻ em có tên là Mặt trận Giải phóng Lao động Ngoại giao (BLLF). Tổ chức phi chính phủ này có tất cả các thủ tục giấy tờ cần thiết để giải phóng cho trẻ em đang làm việc trong nhà máy. 

Và kế hoạch này của Iqbal Masih đã thành công. Kể từ khi được tự do, cậu chỉ có 1 mong muốn duy nhất là giải thoát cho tất cả những đứa trẻ có hoàn cảnh giống mình. 

cuoc-doi-ngan-ngui-cua-nguoi-hung-cuu-3000-tre-em-khoi-che-do-no-le-7

Với sự giúp đỡ của BLLF, cậu bé đã đưa câu chuyện của mình ra thế giới, thậm chí còn nhận được sự hỗ trợ từ Liên Hợp Quốc. Iqbal Masih bắt đầu làm việc với nhiều tổ chức phi chính phủ khác nhau trên thế giới.

Iqbal Masih trở nên nổi tiếng đến mức được mời tham gia vào cuộc đàm phán Hoa Kỳ và các nước châu Âu khác vào năm 1994. Câu chuyện và thành tích của Iqbal Masih đã giúp cậu giành giải thưởng Reebok về nhân quyền (trị giá 50.000 USD) trong cùng năm đó.

Iqbal Masih đã kể về cuộc đời mình cho cả thế giới biết. Đồng thời còn kể về nỗi khổ cực của những đứa trẻ giống như cậu đã từng trải qua. 

Iqbal Masih càng thu hút sự chú ý hơn khi ngày càng nhiều nhà máy ở Pakistan bị đóng cửa để chấm dứt tình trạng lao động trẻ em và nô lệ. Điều này khiến cậu trở thành mục tiêu của tất cả các chủ nhà máy Pakistan vì hầu hết họ đều sử dụng lao động là trẻ em.

Đến ngày 16/4/1995, Iqbal Masih trở về Pakistan để gặp gia đình. Và cũng trong ngày hôm đó, cậu ra đi mãi mãi. Trước khi vụ sát hại vào tháng 4/1995, Iqbal và BLLF đã giải thoát được 3.000 trẻ em khỏi nạn nô lệ lao động. 

Cái chết đầy xót xa ở tuổi 12

Vào chiều tối ngày 16/4/1995, trên đường đón hai người em họ từ lớp học bổ túc văn hóa về nhà ở làng Rakh Baolu, cách thành phố Lahore của Pakistan 25km, Iqbal Masih đã bị một kẻ lạ mặt nấp bên đường bắn bị thương nặng và chết trên đường đi cấp cứu. 

Cái chết của cậu đã gây sốc cho mọi người, bởi Iqbal Masih là người anh hùng trong phong trào đấu tranh chống lại nạn lao động nô lệ trẻ em tại Pakistan và các quốc gia trên thế giới. Ngay sau đó, cảnh sát địa phương đã vào cuộc điều tra.

Cảnh sát địa phương cho biết, thủ phạm đã giết hại Iqbal Masih tên là Mohammed Ashraf, một kẻ thất nghiệp sinh sống tại làng Nain Sukh lân cận. Sau khi ra tay, thủ phạm đã vứt vũ khí - một khẩu súng trường tự tạo - tại hiện trường, rồi bỏ trốn. 

cuoc-doi-ngan-ngui-cua-nguoi-hung-cuu-3000-tre-em-khoi-che-do-no-le-8
Báo chí đưa tin về cái chết của Iqbal Masih

Truyền thông địa phương cho biết, vài ngày trước khi xảy ra vụ sát hại, Zaki Hussein - chủ nhân một xưởng dệt thảm ở thành phố Muridke bỏ tiền thuê mướn Ashrad Hero (một tên trùm mafia ở thành phố Lahore) tìm mọi cách giết hại cho bằng được Iqbal.

Sau khi thỏa thuận giá cả, Hero tìm gặp Ashraf, một kẻ thất nghiệp đang rất cần tiền để cưới vợ, thuê hắn ta theo dõi mọi hoạt động của Iqbal và đợi thời cơ hạ sát cậu bé. Chiều 16/4/1995, Iqbal bị sát hại. 

Sau khi ra tay, Ashraf bỏ trốn đến thành phố Lahore và gia nhập băng nhóm mafia thảm của Hero. Tuy nhiên, chỉ vài tháng, sau khi nghe tin cảnh sát đã bắt giữ cha, mẹ và vợ chưa cưới nên Ashraf quyết định đầu thú để đổi lại việc các người thân của hắn được trả tự do.

cuoc-doi-ngan-ngui-cua-nguoi-hung-cuu-3000-tre-em-khoi-che-do-no-le-0
Mộ phần của Iqbal Masih

Tiến hành điều tra từ những khai báo của Ashraf, cảnh sát không chỉ bắt giữ tên trùm Hero, Zaki Hussein, người bỏ tiền thuê Hero tìm cách giết hại Iqbal, mà còn bắt giữ 12 người là chủ nhân các xưởng dệt thảm ở thành phố Lahore và Muridke. Những người này bị buộc tội đã bàn mưu và đóng góp tiền bạc để Hussein thuê tên trùm Hero.

Ngày 10/11/1995, một tòa án ở thành phố Lahore đã tuyên phạt cả Ashraf và Hero án tử hình, Hussein 17 năm tù giam và 12 chủ nhân các xưởng dệt thảm liên quan đến vụ giết hại Iqbal tổng cộng 38 năm tù giam. Cái chết của Iqbal đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh chống nạn lao động nô lệ trẻ em trên thế giới

Vào năm 2000, khi Liên Hiệp Quốc thành lập Giải thưởng Trẻ em thế giới, Iqbal đã được truy tặng giải thưởng này và trở thành người đầu tiên được trao tặng giải thưởng. Iqbal Masih đã được nhà văn Francesco d’Adamo viết thành sách có nhan đề Iqbal và cho đến nay đã bán được hàng chục triệu ấn bản trong nước và thế giới

Xem thêm: "Người hùng" Loren Schauers chia sẻ bí quyết chiến thắng tử thần, vượt lên số phận

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận