Cuộc đời bi thương trái ngược với nhan sắc "cực phẩm" của Thái tử Bảo Long: Tuổi thơ nhung lụa, về già cô quạnh

7 phát súng thần công được bắn khi Bảo Long chào đời, cả hoàng tộc mừng rỡ đón người kế vị. Thế nhưng, về sau cuộc đời vị Thái tử này lại là một chuỗi tháng năm bất đắc chí.

Đỗ Thu Nga
11:35 26/02/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sinh ra trong hoàng tộc, sở hữu dung mạo "cực phẩm"

Thái tử Bảo Long (Nguyễn Phúc Bảo Long, 4 tháng 1 năm 1936 – 28 tháng 7 năm 2007) là hoàng tử cuối cùng của Việt Nam. Bảo Long là đích trưởng hoàng tử của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu.

Ông sinh vào đêm ngày 4/1/1936 tại điện Kiến Trung trong Đại Nội Huế. Khi Bảo Long ra đời, súng thần công đặt trên Kỳ đài đã nổ 7 phát để báo tin vui cho trăm họ. Ngay sau đó quan lại trong triều, những người đứng đầu các nước Đông Dương, quan lại Nam triều lần lượt gửi điện, thư chúc mừng. Đến ngày 7/3/1939 thì được tấn phong làm Hoàng Thái tử khi mới 3 tuổi.

Bảo Long sinh ra trong hoàng tộc có mẹ là "tường thành nhan sắc" Đông Dương, bố là vị vua nức tiếng bảnh bao. Và iển nhiên, Thái tử Bảo Long ngay từ khi ra đời đã thừa hưởng khí khái nổi bật của cả ẹ và bố.

Thời ấy, Thái tử Bảo Long được mệnh danh là "Đệ nhất nam nhân xứ An Nam" vì sở hữu dung mạo thanh thoát, thư sinh nhưng không thiếu vẻ nam tính.

Từ nhỏ, Thái tử Bảo Long đã được nuôi dưỡng khác xa với những hoàng tử, công chúa các triều trước. Bảo Long được nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục đậm chất Pháp. Bố mẹ và các quan lại trong triều luôn giao tiếp với Bảo Long bằng tiếng Pháp. Chính vì thế ngay từ nhỏ khả năng ngoại ngữ của Bảo Long đã hơn người.

cuoc-doi-bat-dac-tri-cua-thai-tu-bao-long-8
Thái tử Bảo Long sở hữu dung mạo anh tuẩn từ nhỏ

Bảo Long bắt đầu học với với vị hoàng tộc uyên bác thuộc Phủ Tuy Lý Vương là nhà văn Ưng Quả. Sau này khi vua Bảo Đại thoái vị (30/8/1945) và được mời làm cố vấn cho Chính phủ cách mạng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bảo Long và 4 người em theo Nam Phương Hoàng hậu về sống ở Cung điện mùa hè (Cung An Định). Tại đây, Bảo Long học trường Đồng Khánh.

Vì sinh ra trong hoàng tộc và là Thái tử nên Bảo Long được hưởng một số đặc quyền không ai có như: Mỗi sáng được tắm nước nóng trong khi các bạn học cùng phải tắm nước lạnh. Khẩu phần ăn cũng được ưu tiên: thức ăn nhiều hơn, có thêm chocolate hơn.

Bảo Long vốn thông minh, sáng dạ nên hòa nhập tập thể nhanh chóng. Bảo Long không chỉ giỏi văn chương mà còn biết cả tiếng Hy Lạp cổ. Ngược lại về toán học và khoa học tự nhiên thì kết quả bình thường. 

Thời gian đầu, các thầy cô, bạn học lúng túng không biết xưng hô thế nào với Bảo Long bởi tước vị của ông quá cao quý. Cuối cùng, thầy hiệu trưởng chọn tên… Philippe để đặt cho cậu. Philippe có nguồn gốc Hy Lạp “hyppos”, có nghĩa là ngựa.

Năm 1947, Cựu hoàng Bảo Đại rời Chính phủ cách mạng và sống lưu vong ở nước ngoài. Bảo Long cùng 4 người em theo Nam Phương Hoàng hậu rời quê hương sang Pháp sống ở lâu đài Thorenz tại Cannes thuộc vùng biển nghỉ mát Côte d’Azur.

Năm 1948, sau khi sang Pháp, Nam Phương Hoàng hậu cho Bảo Long vào trường Roches – một ngôi trường với kỷ luật nghiêm khắc và được nhà thờ Công giáo bảo trợ để  học tập. Bà hy vọng, ngôi trường này sẽ rèn rũa được tính tình bướng bỉnh của con trai.

Từng gây ra 12 vụ tai nạn khi chưa biết lái xe

Theo tờ Tiền phong, 17 tuổi Bảo Long đã đỗ tú tài triết học nhưng vẫn luôn luôn có cảnh binh đi kèm. Sau này, Bảo Long kể: "Tôi phải sống ngăn cách với thế giới xung quanh, có cảnh binh bảo vệ, mặc dù ở Cannes là cả một thế giới ăn chơi, có ô tô sang trọng, có máy bay riêng, có gia nhân đầy tớ. Tôi không hiểu sao người ta bắt tôi sống trong ký túc trường Roches, kỷ luật khắt khe, thiếu thốn mọi thứ. Sau này tôi mới hiểu chính mẹ muốn tránh cho tôi khỏi bị nuông chiều quá, tránh cuộc đời phóng đãng như bố tôi, một lối sống gây cho bà nhiều đau khổ".

cuoc-doi-bat-dac-tri-cua-thai-tu-bao-long-8
Thái tử Bảo Long chụp ảnh cùng Nam Phương Hoàng hậu và các em

Được biết, Bảo Long từng được bố tặng một chiếc ô tô làm quà sinh nhật, tuy còn thiếu nửa năm nữa mới đến tuổi cầm tay lái. Bảo Long từng được nhận giấy phép đặc cách dành cho con trai Hoàng đế An Nam do nước Pháp bảo trợ. 

Thời đó, Y-át là một chiếc xe đẹp và dài, nổi tiếng thanh lịch, động cơ mang nhãn hiệu Jaguar XK 120. Vừa đưa xe ra khỏi cảng, Bảo Long đã lái xe đâm vào sườn một chiếc xe đi ngược chiều. Khi đó bảo Long chưa từng học lái xe. Và trong 2 năm, Bảo Long đã gây ra 12 vụ tai nạn.

Mỗi lần cầm tay lái chiếc xe tốc độ cao, Bảo Long phải kiềm chế xe đi với tốc độ trung bình. Đám cảnh sát thậm chí phải mượn cả chiếc xe 203 của bố anh thì mới đuổi kịp. Sau vụ âm mưu bắt cóc, cảnh sát vẫn giám sát chặt chẽ tình trạng của Bảo Long.

Bỏ làm chính trị theo nghiệp binh

Sau khi đỗ tú tài, Bảo Long ghi tên học dự thính 2 trường cùng lúc là Hành chính và Luật. Sau đó, Bảo Long muốn từ bỏ cuộc sống nhung lụa để xin đứng vào hàng ngũ chiến đấu.

Bảo Long cho biết có ý định từ bỏ vai trò kế vị ngôi báu được giao từ khi mới chào đời. Bảo Long muốn về nước theo học trường võ bị Đà Lạt mới thành lập để trở thành sĩ quan quân đội quốc gia (của chính phủ Bảo Đại làm quốc trưởng bù nhìn).

Bảo Đại ban đầu từ chối, ông không muốn con trai trở thành vật hy sinh. Nhưng thấy Bảo Long thiết tha với nghiệp binh hơn làm chính trị nên ông đã cho con theo học trường võ bị Saint - Cyr, có tiếng hơn và… an toàn hơn. 

cuoc-doi-bat-dac-tri-cua-thai-tu-bao-long-8

Bảo Đại thường nói với con trai: "Làm gì có giải pháp Bảo Đại mà chỉ có một giải pháp của người Pháp mà thôi!”. Dù trong lòng không vừa ý với quyết định của bố nhưng vẫn tuân lệnh không về Việt Nam.

Bảo Long đã trải qua cuộc sống khắc khổ trong quân đội nhưng vẫn rất kiêu hãnh. Bảo Long từng tham gia cuộc diễu binh ngày Quốc khánh Pháp 14/7/1955, đi qua quảng trường Champs-Elysées, anh đi ở hàng cuối của tiểu đoàn vì vóc dáng bé nhỏ.

Xin làm lính lê tham chiến ở châu Phi

Sau khi tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn úy, vì thích cưỡi ngựa, Bảo Long đăng ký học thêm ngành thiết kỵ của trường Saumur. Đúng lúc này ở quê nhà xảy ra biến cố: Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm lật đổ, phải lưu vong và nghiễm nhiên, Bảo Long trở thành kẻ lưu vong, với thứ giấy tờ có giá trị duy nhất là hộ chiếu ngoại giao của công dân Liên hiệp Pháp.

Thêm nữa, vì trước đó đăng ký học quân sự ở Pháp với tư cách người của quân đội Việt (để không bị gửi ra mặt trận chiến đấu) nên giờ đây Bảo Long không được công nhận là sĩ quan của quân đội Pháp.

Tất cả những biến cố này đã dập tắt hy vọng về sự nghiệp, Bảo Long trở nên chán đời, u uất, ngại giao tiếp. Sau khi tốt nghiệp, Bảo Long nộp đơn tình nguyện vào binh đoàn lê dương của Pháp sang chiến đấu ở Algerie dù bị người Việt và các thành viên hoàng tộc phê phán.

Trong thời gian ở châu Phi, Bảo Long chỉ huy một đội trinh sát xông pha với thái độ không tiếc thân. Cũng nhờ thế mà được thưởng 2 huy chương, được phong Trung tá danh dự của Trung đoàn Ngự lâm quân và Đại tá danh dự của Vệ binh Hoàng gia. 

Sau gần chục năm chinh chiến, Bảo Long bị thương và được giải ngũ. Bảo Long khi đó vẫn tỏ ý muốn ở lại ra trận, có chết cũng không tiếc. Thế nhưng cuối cùng vẫn phải từ giã nghiệp binh quyền trở về làm nhân viên ngân hàng.

Cuối đời sống ẩn dật, không vợ con

Sự nghiệp binh quyền chẳng ra sao đã đành, đến đường tình duyên của Bảo Long cũng rất hẩm hiu, tẻ nhạt, trái ngược hoàn toàn với người bố đào hoa. 

cuoc-doi-bat-dac-tri-cua-thai-tu-bao-long-8

Thái tử cuối cùng của triều Nguyễn đã lấy một góa phụ người Pháp có 2 con riêng làm nghề trang trí nội thất ở Paris. Họ không có con chung.

Có lẽ vì tuyệt vọng nên càng về sau, Bảo Long càng ngày càng ăn chơi, tiêu tán dần số tài sản lớn mà Nam Phương Hoàng hậu để lại. Thậm chí, Bảo Long còn bán đầu thầu cả những báu vật hoàng gia như thẻ bài, vương miện, kim thánh, kiếm báu, cổ vật...

Cũng vì chuyện báu vật triều Nguyễn mà Bảo Long và Bảo Đại mâu thuẫn. Năm 1980, Bảo Đại xuất bản hồi ký "Con rồng An Nam", hỏi mượn Bảo Long quốc ấn để đóng vào bìa sách (đồ này do Nam Phương Hoàng hậu cất giữ, khi qua đời để lại cho thái tử Bảo Long). Tuy nhiên, Bảo Long không đồng ý và thế là quan hệ cha con gần như chấm dứt từ đây.

Trong đám tang của Bảo Đại, Bảo Long đứng bên linh cữu nhưng khi tang lễ kết thúc, trong lúc tiếng đàn ông lớn của nhà thờ vang lên ông không đi theo cùng đoàn tang như truyền thống mà chỉ có Hoàng hậu Thái Phương đi sau linh cữu.

Bảo Long gần như không mọi người thấy, kín đáo bước ra khỏi nhà thờ bằng cửa ngách. Cộng đồng người ở Paris không biết gì mấy về một ông hoàng bí ẩn, giữ kẽ.

Một cáo phó trên báo Le Monde (Pháp) cho biết Hoàng thái tử Bảo Long - con Vua Bảo Đại, đã qua đời vào ngày 28/7/2007 tại Bệnh viện Sens (Pháp), lễ an táng được tổ chức vào ngày 2/8, chỉ bao gồm những người thân thích của gia đình.

Chuyện chưa kể về bản di chúc 30 trang bằng tiếng Pháp và đám tang lớn chưa từng có của doanh nhân Bạch Thái Bưởi

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận