Chuyện chưa kể về bản di chúc 30 trang bằng tiếng Pháp và đám tang lớn chưa từng có của doanh nhân Bạch Thái Bưởi
Trong bản di chúc dài 30 trang, doanh nhân Bạch Thái Bưởi để lại cho con cháu ngân phiếu, bất động sản. Có người nhận được hàng chục ngàn đô la...
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi (vua sông biển Đông Dương, 1874 - 1932), sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở làng An Phú (Hà Đông). Bố mất sớm nên từ nhỏ ông đã phụ mẹ mưu sinh bằng nghề bán hàng rong.
Ngay từ bé ông đã bộc lộ tố chất thông minh lanh lợi nên. Nhà phú hào họ Bạch thấy vậy đã nhận ông làm con nuôi và đổi sang họ Bạch. Nhờ đó ông có cơ hội học chữ quốc ngữ, chữ Pháp.
Sau khi trưởng thành, ông Bạch Thái Bưởi xin làm nhân viên thư ký cho một hãng buôn người Pháp ở phố Tràng Tiền (Hà Nội). Sau đó chuyển sang làm cho hãng thầu công chánh. Ở đây ông học được cách tổ chức, quản lý, sản xuất và tiếp xúc với nhiều thiết bị, máy móc tân tiến thời đó.
Thời điểm người Pháp mở đường sắt Bắc - Nam, ông nhận thấy nhu cầu tà - vẹt gỗ lớn nên đã dốc hết vốn liếng cùng người Pháp thầu cấp tà - vẹt cho công trình. Khi có lãi, ông mở cửa hiệu cầm đồ ở Nam Định, thầu thuế ở các chợ Vinh, Nam Định.
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi còn lấy sân sang nghề in ấn với công ty tin ấn và xuất bản Bạch Thái Bưởi. Khai xuân nhật báo chính là do công ty ông in ấn.
Đến năm 1909, ông đầu tư sang lĩnh vực vận tải đường sông. Công việc kinh doanh ngày càng phất và sau đó ông được mệnh danh là "vua sông biển Đông Dương).
Chỉ trong vòng 10 năm từ 1909 đến 1919, công ty của ông đã có 30 chiếc tàu lớn nhỏ cùng nhiều sà lan chạy hết các tuyến sông miền Bắc. Tiếp đó vươn ra các nước lân cận như Hong Kong, Nhật Bản, Trung Quốc...
Khi sự nghiệp đang ở đỉnh cao, Bạch Thái Bưởi dự định sẽ mua tàu viễn dương để chở than bán cho người ngoại quốc với lá cờ Bạch Thái Bưởi của người Việt tung bay khắp các bến cảng quốc tế. Thế nhưng mộng lớn chưa thành thì ông đột ngột qua đời sau khi lên cơn đau tim vào ngày 22/7/1932 tại Hải Phòng.
Tại Hội chợ triển lãm tổ chức tại Paris (Pháp), than Việt Nam được giới thiệu nhưng ông đã mất trước ngày hội chợ diễn ra. Và Bạch Thái Bưởi đã không kịp thực hiện giấc mộng: "Tôi muốn làm cho Hà Nội đẹp như Paris".
Sinh thời, Bạch Thái Bưởi không chỉ là 1 trong tứ đại gia nổi tiếng mà ông còn gây chấn động dư luận khi để lại di chúc dài 30 trang viết bằng tiếng Pháp.
Bà Bạch Quế Hương - chắt nội doanh nhân Bạch Thái Bưởi cho biết, bà vẫn còn giữ bản di chúc 30 trang. Bản di chúc này được lập khoảng 3 tháng trước khi Bạch Thái Bưởi mất.
“Cụ tôi mất đột ngột khi còn đang ở đỉnh cao sự nghiệp và nhiều dự định dang dở, tuy nhiên dường như ông đã linh cảm được trước điều này”, bà Thái Hương cho biết.
Cũng theo bà Hương, bản di chúc cho thấy, tài sản của doanh nhân Bạch Thái Bưởi rất lớn. Ông để lại cho con cháu ngân phiếu, bất động sản, không có vàng. Có người nhận được hàng chục ngàn đô la. Ông còn để lại nhiều bất động sản ở khắp Hà Nội, Hải Phòng, Uông Bí (Quảng Ninh), Nam Định, Thanh Hóa, Vinh (Nghệ An) cho con cháu.
Trong bản di chúc còn thể hiện ông sở hữu nhiều tàu, hầm mỏ. Đặc biệt có 2 thứ quan trọng được nhấn mạnh là kinh doanh hàng hải và kinh doanh văn hóa (in ấn, xuất bản).
Theo di chúc, ông giao công việc kinh doanh cho con trai là Bạch Thái Tòng. Người này sẽ quản lý, điều hành, tiếp nối công việc kinh doanh. Ủy thác được cũng được viết rõ ràng trong di chúc.
Sau khi Bạch Thái Bưởi mất, gia đình đã mời thợ đến mà mặt nạ thạch cao để lưu giữ gương mặt ông. Tấm mặt nạ thạch cao này hiện đang được bà Hương lưu giữ.
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi mất ở Hải Phòng nhưng sau đó được con cháu đưa về phường Phương Đông (TP Uông Bí, Quảng Ninh) mai táng. Bởi nơi này gắn liền với sự nghiệp của ông. Sau này, khu vực cảng cho tàu vào ăn than và xuất than đi bán của công ty Bạch Thái Bưởi được đặt tên là cảng Bạch Thái Bưởi.
Một tập đoàn nhà nước về than đã lấy tên ông để đặt cho công ty con của mình. Đồng thời lập một đền thờ doanh nhân Bạch Thái Bưởi ngay ở quả đồi nhìn ra cảng Bạch Thái Bưởi.
Một của doanh nhân Bạch Thái Bưởi nằm trên quả đồi của gia đình. Để đưa linh cữu ông lên đó, gia đình đã là đường dây, dùng tời để di chuyển. Có người kể rằng, bia mộ cụ Bưởi được phải tôi hơn 2 tấn vôi. Đây là khu mộ được xây cẩn thận và hoành tráng. Nhưng sau bia mộ này không còn nữa.
Một số thông tin cho biết, sau khi doanh nhân Bạch Thái Bưởi mất nhiều kẻ đã nhòm ngó phần mộ của ông. Họ tin rằng, ông được chôn cất cùng nhiều vàng bạc châu báu. Thậm chí còn có người phát hiện mộ ông Bạch Thái Bưởi bị đào trộm và đó là người làm công trong gia đình.
Đến năm 2013, mộ của doanh nhân Bạch Thái Bưởi được con cháu đưa về quê ở Hà Đông. Mộ được thiết kế hình con tàu giống như cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Cuộc đời lẩn khuất nhiều bi kịch của Me Tư Hồng - nữ đại gia đầu tiên tại Việt Nam
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận