Cô bé mồ côi cha cùng mẹ quét rác mưu sinh, ngày đêm mơ về chiếc máy tính để học online

Cô học trò Nguyễn Thị Thanh Loan (lớp 6 ở TP Bắc Ninh) chăm chỉ cùng mẹ đi quét rác thuê với mong ước sẽ có được thiết bị học online trước khi năm học mới bắt đầu. Nhưng điều đó quá xa vời vì thu nhập quét rác của hai mẹ con quá thấp....

Đỗ Thu Nga
08:00 14/10/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngồi nhà của Nguyễn Thị Thanh Loan (lớp 6C trường THCS Hòa Long, TP Bắc Ninh) nằm lọt thỏm trong con ngõ ở làng quan họ cổ Kinh Bắc. Cô bé là học sinh hiếm hoi được "tựu trường". Vì nhà quá nghèo không có thiết bị học online nên Loan đành tới lớp, khi cô giáo giảng bài cho các bạn qua zoom thì Loan ngồi "học ké", nhìn các bạn qua thiết bị công nghệ. 

Theo VTC, mẹ của Loan là chị Nguyễn Thị Thanh Hợp (SN 1980, khu Viêm Xá, phường Hòa Lang, TP Bắc Ninh). Trước đây chị Hợp làm nghề phụ hồ nhưng khi dịch COVID-19 bùng phát thì công việc bị ngưng trệ, dẫn đến nguồn thu nhập bị đứt.

co-be-mo-coi-cha-cung-me-quet-rac-muu-sinh-mo-ve-thiet-bi-hoc-online-0
Cô bé Loan khóc nức nở khi nhắc đến chuyện hai mẹ con đi quét rác kiếm tiềm

Để có tiền mua rau gạo sống qua ngày, cứ chiều muộn chị và con gái lại ra chợ, quét dọn thuê cho các tiểu thương. Mỗi sạp hàng sẽ trả cho hai mẹ con khoảng 30.000 đồng. Tính sơ sơ, cả tháng trời hai mẹ con quét rác mới kiếm được khoảng 250.000 đồng. Số tiền này chỉ đủ mua rau chứ việc trang trải học phí là hoàn toàn không thể. Cuộc sống khó khăn đến vậy thì lấy đâu ra tiền để mua điện thoại, máy tính cho con học trực tuyến. 

Mẹ đi quét rác ngoài chợ, Loan cũng đi theo để phụ. Khi được hỏi, đi quét rác như vậy có sợ bạn bè trêu không thì cô bé nức nở nói trong nghẹn ngào: "Nhưng mà có tiền".

Thấy các bạn có cha mẹ quan tâm, có thiết bị công nghệ để học trực tuyến, Loan cũng tủi thân lắm. Nhưng cô bé vốn là đứa trẻ hiểu chuyện nên không bao giờ có suy nghĩ xin tiền mẹ để mua thiết bị công nghệ phục vụ học tập.

Cách nhà cô bé Nguyễn Thị Thanh Loan không xa là nhà của Nguyễn Tuấn Anh (lớp 3A2, trường Tiểu học Hòa Long).  Tuấn Anh sinh ra thiệt thòi hơn các bạn vì không có bố, mẹ cũng không được minh mẫn, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Điều đó khiến cậu bé trở nên rụt rè, ngại giao tiếp với mọi người.

co-be-mo-coi-cha-cung-me-quet-rac-muu-sinh-mo-ve-thiet-bi-hoc-online-9
Nguyễn Tuấn Anh phải đến nhà bác học nhờ vì không có thiết bị học trực tuyến

Vào một ngày chủ nhật, chị Hiền (mẹ Tuấn Anh) đưa con đi chơi nhưng bị lạc đường. Không may chị lái xe vào tảng đá, đâm xuống ruộng. Có lẽ cái nghèo đeo đẳng nên dù bị thương khắp người chị vẫn cố gắng ngồi dậy trông tài sản là chiếc xe suốt đêm. Khi mẹ con chị Hiền được tìm thấy, cơ thể Tuấn Anh chằng chịt vết muỗi đốt.

"Đó là đoạn đường vắng, ít người qua lại. Đáng lẽ nên tìm người cầu cứu nhưng em tôi cứ ôm con ngồi đó đến tận chiều hôm sau cho đến khi một người phát hiện, đưa về nhà", anh Nguyễn Văn Thái - anh rể chị Hiền kể lại.

Khi năm học mới bắt đầu, các bạn được cha mẹ mua sách vở, sắm điện thoại để học trực tuyến, còn Tuấn Anh thì chỉ có duy nhất chiếc điện thoại đen trắng của mẹ nhưng đã bị hỏng từ hôm tai nạn. Mẹ Tuấn Anh vừa mới mổ, vẫn đang phải điều trị ở bệnh viện nên để có được chiếc điện thoại thông minh hay máy tính phục vụ việc học tập là không thể.

Thương cháu côi cút, hàng ngày anh Thái lại đến đưa Tuấn Anh về cách đó 4 cây số để học nhờ máy tính của anh, chị em họ. Hết giờ học lại đưa cháu về nhà. Dù nắng hay mưa anh Thái đều cố gắng đưa đón cháu vì không nỡ để cháu nghỉ buổi học nào. 

Cô giáo Phùng Thị Hương (trường Tiểu học Hòa Long) cho biết, hoàn cảnh của Tuấn Anh đặc biệt khó khăn. Trong năm học trước, tỉnh Bắc Ninh cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, có thời điểm phải học trực tuyến nhưng riêng Tuấn Anh không thể theo học qua zoom.

"Năm lớp 2, tôi chỉ gửi bài tập để Tuấn Anh làm vì em ấy không có thiết bị học online. Tôi trao đổi với mẹ em Tuấn Anh nhưng phụ huynh nói điều kiện gia đình không thể mua", chị Hương cho biết.

co-be-mo-coi-cha-cung-me-quet-rac-muu-sinh-mo-ve-thiet-bi-hoc-online-8
Góc học tập chật chội, cũ kỹ của 3 chị em Nguyễn Thị Kim Dược

Tại phường Hòa Long, ba chị em Nguyễn Thị Kim Dược (lớp 9C trường THCS Hòa Long) cũng có hoàn cảnh tương tự. Bố Dược mắc bệnh tâm thần, thi thoảng lại đánh đuổi chị em Dược, thậm chí vào tận trường để đánh các con.

Góc học tập của ba chị em là chiếc bàn gỗ cũ kỹ, dài gần bằng sải tay, cả 3 phải ngồi chen chúc. Khi được hỏi "các con có điện thoại để học trực tuyến chưa?", bố Dược nói: "Có rồi, tôi mới nhặt được ngoài đường" rồi ngồi cười lớn một mình.

Trong căn nhà lụp xụp, ba chị em sống trong tình cảnh bữa đói nhiều hơn nữa no nhưng mấy chị em luôn động viên nhau cố gắng học tập.

Biết được hoàn cảnh khó khăn của các em, nhà trường cùng các nhà hảo tâm ở địa phương tặng xe đạp, sách vở để các em tới trường.Tuy nhiên, khi dịch bệnh bùng phát các em gặp khó khăn hơn vì không có thiết bị công nghệ.

Xem thêm: Thương người cha sống cảnh mù lòa vẫn phải chăm sóc con gái "dở dại, dở điên"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận