Chuyện về "người dưng" bán đất nuôi trăm cụ già vô gia cư

Không đành lòng nhìn các cụ già sống lẻ loi ở tuổi xế chiều, bà Nguyễn Thị Hồng (54 tuổi, xã Phú Hữu, Nhơn Trạch) đón về nhà chăm sóc miễn phí đến cuối đời.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Giữa bộn bề cuộc sống, ai ai cũng tranh thủ từng phút từng giây lao động kiếm tiền để lo cho bản thân, cho gia đình... thì bà Nguyễn Thị Hồng lại dành thời gian để cưu mang, chăm sóc những cụ già vô gia cư, lo tươm tất miếng ăn cái mặc, chỗ ở và thậm chí lo chu toàn cho họ để đến những phút cuối đời...

Theo VnExpress, cứ khoảng 4h chiều, khi ánh nắng cuối ngày đã dịu, khoảng sân lớn trước dãy nhà của bà Hồng ở ấp Rạch Bảy, xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, xuất hiện hơn 40 cụ già lục tục kéo nhau ra ngồi. Mỗi người một ghế đá, các cụ ông, cụ bà kể nhau nghe những câu chuyện không đầu không đuôi. Họ đều không còn người thân, có cụ bị tai biến, đãng trí, có cụ thần kinh không ổn định... từ nhiều nơi được bà Hồng đưa về chăm sóc.

"Đến giờ uống sữa và ăn bánh. Đã quen nếp nên cứ đến giờ là các cụ ra ghế ngồi chờ, không ai bảo ai", bà Nguyễn Thị Hồng nói.

chuyen-ve-nguoi-dung-ban-dat-nuoi-tram-cu-gia-vo-gia-cu
Bà Nguyễn Thị Bé (áo sáng màu), 70 tuổi, quê ở Cần Thơ là người còn minh mẫn nhất trong 76 người đang ở tại mái ấm. Bà Bé chỉ có duy nhất một người cháu ngoại lấy chồng ở Nha Trang. Ba năm trước bà bị gãy chân, người cháu không thể chăm sóc ngoại nên gửi bà vào mái ấm. Khoảng một năm nay bà Hồng không còn liên lạc được với người cháu nữa

Bà Nguyễn Thị Bảy, 70 tuổi quê ở Cần Thơ là người còn minh mẫn nhất trong 76 người đang ở tại mái ấm. Bà Bảy chỉ có duy nhất một người cháu ngoại lấy chồng ở Nha Trang, 3 năm trước bà bị gãy chân, người cháu không thể chăm sóc ngoại nên gửi bà vào mái ấm. Khoảng một năm nay bà Hồng không còn liên lạc được với người cháu nữa. Ảnh: Diệp Phan.

Gần 15 năm qua, nhà của bà được người dân địa phương quen gọi là "mái ấm cô Hồng" - nơi dưỡng lão của hàng trăm người già vô gia cư cho đến khi họ trút hơi thở cuối cùng. Hiện tại, mái ấm đang nuôi 76 người, trong đó có 32 người bị tai biến chỉ nằm một chỗ. Mỗi cụ đến với mái ấm mang một câu chuyện riêng, nhưng có điểm chung là họ không còn bất cứ người thân nào để nương tựa.

"Có năm vừa xong ba ngày Tết, sáng mở cổng thì thấy một bà cụ bò từ ngoài đường vào, hỏi chuyện thì cụ không nhớ chút gì về thông tin cá nhân mà chỉ nói 'tới ở với cô Hồng'", người phụ nữ 54 tuổi kể.

15 năm "lo chuyện bao đồng" nên người dân ấp Rạch Bảy đã gần như quên hẳn bà Hồng cùng chồng từng làm nghề buôn bán xăng dầu cho những chiếc xáng cạp trên sông. Bà kể, thời còn đi buôn cùng chồng, bà gặp không ít hoàn cảnh nhưng ám ảnh nhất là hình ảnh những cụ già gầy gò, run rẩy đi nhặt ve chai, bán vé số trong khi đáng lẽ cuối đời họ phải được nghỉ ngơi, được con cháu chăm sóc, phụng dưỡng. Nhiều lần bà nói bâng quơ với chồng: "Tui ước sau này khi con cái lớn, có nhà cửa khang trang nhất định sẽ đón các cụ về nuôi". Chồng bà, ông Trần Thanh Thuận khi ấy phản đối ngay: "Bà thương người ta thì gửi tiền vào các mái ấm nơi đó có người chăm sóc chứ người già bệnh, ốm đau sao bà lo nổi".

chuyen-ve-nguoi-dung-ban-dat-nuoi-tram-cu-gia-vo-gia-cu-0
Chị Nguyễn Thị Bảy (ngồi xe lăn), 40 tuổi, bị bệnh tâm thần, là người ở huyện Nhơn Trạch sống lang thang ngoài đường từ nhỏ đến lớn, ai cho gì ăn nấy. Chị Bảy có một người cha nhưng ông cũng đang chăm sóc mẹ già. Ba năm trước, bà Hồng nhận nuôi. Mỗi khi lên cơn chị lại trốn đi. Đợt dịch Covid-19 năm nay bà Hồng sửa lại hàng rào chắc chắn, đón chị về chăm sóc vì sợ chị đi ngoài đường nhiều dễ nhiễm bệnh

Năm 2004, vợ chồng bà xây nhà. Với số tiền tích cóp sau nhiều năm, bà bảo chồng hãy làm nhà rộng nhất có thể với "ý đồ" để dành chỗ cho những người già vô gia cư. Nhưng tuyệt nhiên, bà không nói ý nghĩ đó ra với chồng.

Một năm sau, bà Hồng lên Biên Hòa để thăm hai con đang đi học. Lần đó, bà nhìn thấy một bà cụ ngồi ở mé sông ôm mặt khóc. Lại hỏi chuyện, bà cụ kể mình không có chồng con, người thân thất lạc từ lâu. Thời trẻ đi làm giúp việc nhưng giờ đã hơn 70 tuổi, sức khỏe yếu không còn ai thuê mình, không có chỗ ở, không biết sẽ về đâu trong những ngày cuối đời nên tủi thân mà khóc. Nghe xong câu chuyện, bà Hồng nói: "Nếu bà không có nơi nào để về thì về nhà con, con nuôi bà đến cuối đời. Nhưng ở nhà con phải ăn chay, bà có ăn được không?". Bà cụ đáp lại: "Tui ăn gì cũng được, miễn có chỗ nằm che nắng mưa".

Vậy là bà Hồng dẫn bà cụ về nhà. Trên đường đi, bà thầm cầu cho chồng không phản đối quá gay gắt, sợ làm tổn thương đến bà cụ già. Nhưng khi về đến nhà, ông Thuận đồng ý luôn. Thở phào, nhưng cũng bất ngờ với thái độ của chồng, bà hỏi: Sao anh không phản đối?. Ông Thuận trả lời: "Anh định phản đối vì sợ em cực khổ nhưng anh hết nói nổi em rồi".

Vậy là bà cụ sống cùng vợ chồng bà Hồng. Bốn năm tiếp theo, căn nhà đón thêm ba cụ già nữa. Hàng ngày, vợ chồng bà lên ghe xuôi sông Sài Gòn buôn bán, tối về trải chiếu ngủ ngoài phòng khách nhường căn phòng và chiếc giường cho các cụ.

Cách đây 10 năm, bà Hồng nghe được ở Sài Gòn có ông cụ neo đơn đang ở nhà trọ, sống bằng nghề đạp xích lô. Sau một cơn tai biến, ông cụ chỉ nằm một chỗ. Chủ nhà trọ không biết phải làm sao nên đến nhờ bà Hồng nuôi giúp. Nhà không còn chỗ, ông cụ lại tai biến nên việc chăm sóc rất bất tiện nên bà Hồng bàn với chồng xây một căn nhà khác trên mảnh đất trống cạnh nhà, chia làm hai. Một bên làm chỗ ngủ cho 4 cụ, một bên để trống "mỗi lần sang chăm các cụ thì mình nghỉ ngơi". Ông Thuận nghe vợ, dựng căn nhà lá trong 3 ngày, sang ngày thứ 4 bà Hồng nhắn chủ trọ chở ông cụ về.

"Lúc bấy giờ tui mới ngộ ra, ý định của bả ngăn nhà ra làm hai là để chỗ cho ông cụ bị tai biến này", ông Thuận kể. Cũng năm đó, bà Hồng quyết định ở nhà chăm mẹ bệnh đồng thời chăm các cụ, không cùng chồng đi buôn bán nữa.

Bà Hồng không những đã "kéo" được chồng đồng hành cùng mình mà một số anh chị em ruột và hàng xóm cũng đến phụ bà chăm sóc các cụ. Anh Nguyễn Văn Lợi, 42 tuổi, nhà ở cách mái ấm khoảng 100 mét cứ 2h sáng mỗi ngày đều sang nhà bà Hồng để phụ nấu nướng."Tui thấy người già thì nhiều mà người chăm thì ít, mình có sức khỏe thì giúp thôi. Tui thường phụ nấu nướng và pha sữa vì các cụ dậy sớm lắm, tới sáng thì về đi làm, cứ như thế cả chục năm rồi", anh Lợi nói.

chuyen-ve-nguoi-dung-ban-dat-nuoi-tram-cu-gia-vo-gia-cu-9
Ông Thuận 3 năm nay cũng đã nghỉ buôn bán để phụ vợ chăm sóc các cụ. Ông thay thế bà tắm rửa cho các cụ mỗi ngày vì bà Hồng đau lưng không còn bế nổi. "Việc chăm sóc các cụ là tâm nguyện lớn nhất của vợ, tui muốn cùng vợ thực hiện tâm nguyện lớn nhất ấy", ông Thuận nói

Để nuôi các cụ, ban đầu bà Hồng dùng tiền cá nhân, nhưng khoản tiền tiết kiệm của gia đình đã cạn từ lâu, năm mẫu đất của vợ chồng bà cũng được bán dần, lấy tiền trang trải cho mái ấm. Năm năm nay, mái ấm của bà được nhiều người biết đến hơn nên gạo hoặc tã giấy dùng cho các cụ bị liệt nằm một chỗ là hai thứ cần thiết nhất cũng được nhiều mạnh thường quân hỗ trợ.

Riêng bà Hồng, quanh năm vẫn chỉ mặc những bộ đồ bà ba nâu. Từ ngày đón các cụ già vô gia cư về nuôi, vợ chồng bà chưa có một chuyến du lịch hay ăn uống bên ngoài. "Trước kia, thỉnh thoảng nhà có mua sầu riêng "ăn sang" một bữa. Nhưng giờ thì thôi luôn, các cụ ăn gì mình ăn đó", bà nói.

Ông Võ Thanh Hoàng, Phó Chủ tịch xã Phú Hữu chia sẻ thêm: "Cô Hồng không chỉ giúp đỡ những cụ già neo đơn ở trong huyện mà còn ở nhiều nơi khác nữa. Mỗi dịp lễ Tết, cô ấy còn vận động quà từ mạnh thường quân để trao thêm cho người nghèo trong địa bàn xa. Các cụ ở mái ấm đều được địa phương hỗ trợ làm bảo hiểm, làm tạm trú, khi mất thì làm giấy báo tử".

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Gần 5 năm nuôi người dưng đi chạy thận của cặp vợ chồng Cần Thơ

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nhận nuôi con trai khờ khạo khi cậu bé mới 2 tháng tuổi, suốt 25 năm ròng bà Trần Thị Bạch Tuyết đẩy xe xôi mưu sinh khắp các cung đường trong TP.HCM hoa lệ.

Chuyện của bà Tuyết: 25 năm ròng bán xôi nuôi con người dưng
0 Bình luận

Một phụ nữ ở thôn 4 Thanh Đông, xã Cẩm Thanh (TP Hội An, Quảng Nam) đã dựng quán nước, dọn khoảnh đất gần 200m2 và nhường căn nhà cũ của mình cho người khó khăn đến ở và làm ăn.

Chuyện ở Hội An: Dựng quán, dọn nhà cho người dưng đến ở
0 Bình luận

Dẫn đầu xu hướng chăm sóc sức khỏe công nghệ cao tại Việt Nam, Americare Clinic là đơn vị ứng dụng Le Shape - Thiết bị làm săn chắc da và hỗ trợ cho liệu trình đánh tan mỡ hiện đại với cơ chế không xâm lấn.

Thiết bị hỗ trợ giảm mỡ và săn chắc da không xâm lấn của Americare Clinic là gì? Người dùng đã thực sự hiểu?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Cán bộ phường bất chấp nguy hiểm lao xuống hồ cứu cô gái lúc 5 giờ sáng

Phát hiện cô gái trẻ nhảy xuống hồ nước, ông Vũ Hoàng – cán bộ phường Võ Cường, tỉnh Bắc Ninh bất chấp nguy hiểm, lập tức nhảy xuống ứng cứu, đưa nạn nhân lên bờ an toàn.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 giờ trước
Nam sinh mắc ung thư máu sáng truyền hóa chất, tối học bài xuất sắc đạt 28 điểm khối A00 kỳ thi tốt nghiệp THPT

Dù phải gồng mình chiến đấu với căn bệnh ung thư máu quái ác, nam sinh Trương Huy Bách vẫn nỗ lực học tập, xuất sắc đạt 28 điểm khối A00 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Nữ sinh nghèo dành hai điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp làm món quà tặng người mẹ quá cố

9 điểm môn văn cùng với 10 điểm môn địa lý và lịch sử là thành quả cố gắng suốt nhiều năm qua của nữ sinh Trần Thị Hồng Thủy với mong ước tạo ra món quà ý nghĩa dành tặng cho người mẹ quá cố.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Nữ sinh học bằng tai ở Đắk Lắk “gặt” hai điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Thị lực chỉ khoảng 1/10, nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trường THPT Lê Hữu Trác, tỉnh Đắk Lắk vẫn lấy hai điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Chàng sinh viên khuyết tật nỗ lực mang tiếng Anh đến gần hơn với trẻ em nghèo

Vươn lên từ nghịch cảnh, chàng sinh viên khuyết tật Chương Đình Phúc, sinh viên năm 3 ngành sư phạm tiếng Anh, Trường ĐH Tây Nguyên đã nỗ lực học tập, hoạt động xã hội, nuôi dưỡng ước mơ mang tiếng Anh miễn phí đến với trẻ em vùng khó.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Bố phụ hồ, mẹ không biết chữ nuôi dạy con trai trở thành thủ khoa toàn quốc thi tốt nghiệp THPT 2025

Với nam sinh Trần Xuân Đam, thành công không phải là đích đến mà là hành trình. Hoàn cảnh khó khăn đã tạo động lực, giúp em xuất sắc trở thành thủ khoa toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Chân dung tài xế tốt bụng đưa cháu bé đi cấp cứu kịp thời trong vụ tai nạn liên hoàn tại Hà Nội

Trong vụ ô tô điên đâm liên hoàn tại khu vực khu đô thị CT7K Parkview Dương Nội một tài xế tốt bụng đã kịp thời đưa cháu bé đi cấp cứu.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Cựu chiến binh ở Ninh Bình tình nguyện bỏ tiền túi bắc những nhịp cầu yêu thương

Chứng kiến những vụ tai nạn đau lòng vì cầu tạm, một cựu chiến binh 72 tuổi ở Ninh Bình đã bỏ tiền xây sửa 7 cây cầu phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Ấm lòng những bữa ăn “triệu view” của trẻ em vùng cao

Các clip nấu những món ăn ngon chiêu đãi trẻ em vùng cao của chàng trai trẻ Đinh Nghiêm Văn Đức đăng trên kênh “Đức Đủ” đã nhận về rất nhiều lượt yêu thích vì lan tỏa năng tích cực, yêu đời đến với mọi người.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Mất thị lực sau tai nạn, chàng trai gác lại ước mơ thành bác sĩ nỗ lực vực dậy chính mình: “Sẽ có một ngày bạn nhìn lại và tự hào vì đã không bỏ cuộc”

Bị mất thị lực sau tai nạn, chàng trai Nguyễn Thế Anh (SN 2002) đã từng tuyệt vọng đến mức không dám dùng từ “khiếm thị” hay nhắc đến chữ “mù”… nhưng giờ đây cậu đã có thể bình thản chấp nhận và nỗ lực sống tốt mỗi ngày.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 ngày trước
Anh hùng giữa đời thường: Nhờ phản xạ nhanh chàng trai Hải Phòng cứu sống bé trai ngay trước mũi tàu hỏa

Bé trai 7 tuổi thoát nạn ở đường ray tàu hỏa nhờ sự nhanh trí, dũng cảm của chàng trai Hải Phòng. Khoảnh khắc ghi lại sự việc khiến ai xem cũng phải thót tim.

Hải An
Hải An 13/07
Từ bản nghèo không biết chữ bố mẹ nuôi con tốt nghiệp thủ khoa đại học

Không phụ sự mong mỏi của bố mẹ, chàng trai Sừng Thanh Xuân (dân tộc Hà Nhì, sinh viên Học viện Hành chính và Quản trị công) xuất sắc trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng.

Hải An
Hải An 12/07
“Vua mìn” Trịnh Tố Tâm: “Hùm xám đèo Hải Vân” gieo rắc nỗi kinh hoàng cho địch với 53 lần được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Hải An
Hải An 11/07
Bill Gates rớt top 10 tỷ phú giàu nhất hành tinh chỉ vì… làm từ thiện

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Hải An
Hải An 10/07
Mẹ Việt Nam Anh Hùng Ngô Thị Lang hơn nửa thế kỷ khóc tìm con: “Để con đi thì tôi dễ mất con, nhưng giữ con lại thì mất nước”

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Hải An
Hải An 10/07
Ấm lòng nam tài xế chở khách đi cấp cứu chẳng màng tiền bạc

Vợ bị dị ứng đến mức khó thở, ngất xỉu, anh Quang hoảng hốt gọi xe chở vợ đến viện cấp cứu. May mắn vợ chồng anh gặp được một nam tài xế tử tế, không chỉ nhanh chóng chở đến viện mà còn tận tình hỏi thăm, không màng tiền bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 09/07
PC Right 1 GIF
Đề xuất