Chuyện về Tướng Quân y đầu tiên được phong Anh hùng LLVTND: "Hổ phụ sinh hổ tử"

Thiếu tướng, PGS.TS.TTND Phạm Hòa Bình chính là con trai của Thiếu tướng, GS.TS.TTND, Anh hùng LLVT Phạm Gia Triệu. Hai cha con ông đều là chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật thần kinh.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bác sĩ quân y đầu tiên được phong Anh hùng LLVTND

Theo Vietnamnet, qua lời kể của Thiếu tướng Phạm Hoà Bình, PGS, TS, thầy thuốc nhân dân, nguyên Phó giám đốc BV Trung ương Quân đội 108 thì biết được, cha ông - GS Phạm Gia Triệu (1917-1990) ngày từ tháng 1/1967 đã trở thành vịn bác sĩ đầu tiên trong Quân đội được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (Anh hùng LLVTND). Trước đó, hai Anh hùng LLVTND của ngành quân y được phong tặng năm 1956 là bộ đội tải thương và chiến sĩ quân y (làm hộ lý, y tá) chứ chưa có ai là bác sĩ. 

PGS. Phạm Hòa Bình chia sẻ: "Bố tôi là đại biểu Quốc hội khóa 6, khóa Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất (1976). Từ ngày tham gia Cách mạng (tháng 11/1945) cho đến khi mất (6/1990), có thể nói bố tôi chưa được hưởng thư thái, an nhàn để ôn lại các kỷ niệm của cuộc đời mình. Chính các bài báo viết sau này đã giúp anh em tôi hiểu về ông hơn”. 

Vào năm 1943, GS. Phạm Gia Triệu được công nhận là sinh viên nội trú dự bị (externe), rồi chính thức (interne des hôpitaux) của các BV Hà Nội, chủ yếu là BV Yersin (hay BV Phủ Doãn, BV Việt Đức ngày nay) và BV De Lanessan (hay BV Đồn Thủy, nay là BV Trung ương Quân đội 108 và BV Hữu Nghị). 

"Hồi ấy tại BV Yersin, người Pháp chỉ cai quản về hành chính, còn về kỹ thuật mổ xẻ, các bác sĩ và sinh viên Việt Nam hầu như quán xuyến tất cả. Người Pháp chỉ có giáo sư Huard mổ mỗi tuần 3 phiên và họ tỏ ra trọng thị tài năng phẫu thuật của người Việt Nam, tiêu biểu là cụ Hồ Đắc Di, cụ Vũ Đình Tụng và ông Tôn Thất Tùng. Các bác sĩ và sinh viên nội trú Việt Nam luôn là nòng cốt của mọi hoạt động khoa học kỹ thuật. Riêng sinh viên nội trú, mỗi BV chỉ có 3-4 người, thay nhau trực, xử trí các ca cấp cứu thời bình và các tai nạn trong thành phố. Họ học tập và làm việc vất vả, nhưng họ, trong đó có anh Triệu, mau chóng nắm được kỹ thuật mổ xẻ và kiến thức cũng sâu rộng thêm…” (theo  ghi chép của bác sĩ Trần Trọng Vực). 

chuyen-ve-cha-con-giao-su-pham-gia-trieu
GS Phạm Gia Triệu (thứ 2 từ phải qua) là chuyên gia nổi tiếng về phẫu thuật thần kinh

Tháng 8/1945, cách mạng thành công. Chàng sinh viên y khoa Phạm Gia Triệu đang học nội trú ở BV De Lanessan. Theo quyết định của chính phủ, ông được công nhận tốt nghiệp bác sĩ y khoa. 

Đến tháng 11/1945, ông tình nguyện nhập ngũ vào lực lượng quân y, làm Trưởng ban Quân y Đông Triều (cơ sở quân y đầu tiên của Đệ tứ Chiến khu), sau này là Quân y Trung đoàn 98. Tháng 7/1949, ông được điều làm Hiệu trưởng Trường Y tá trưởng (Bắc Giang); Viện trưởng Viện Thực hành, giảng viên Trường Quân y sĩ (Vô Tranh, Thái Nguyên)... 

Tháng 5/1950, ông được kết nạp Đảng. Cũng trong năm đó, ông được cử làm đội trưởng đội điều trị phục vụ trận đánh Đông Khê và suốt Chiến dịch Biên giới. Ông được Bác Hồ gửi thư khen và tặng thưởng Huân chương.

Đến năm 1952, Phân viện 8 (tiền thân của BV 108) phát triển về quy  ô, số giường bệnh tăng từ 100 đến 250, ông được điều động làm Phân viện trưởng. Đầu năm 1954, ông được điều tăng cường cho Đội điều trị 1 là Đội điều trị tiền duyên của Mặt trận Điện Biên Phủ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, cùng bác sĩ Bộ trưởng Bộ Thương binh Vũ Đình Tụng, cha tôi tham gia chỉ đạo kỹ thuật mổ cho các cơ sở cấp cứu.

Hòa bình lập lại, tháng 7/1954, ông được cử sang Liên Xô học phẫu thuật thần kinh tại Viện Phẫu thuật Thần kinh mang tên nhà ngoại khoa Xô Viết nổi tiếng - Burdenko. Trong ngoại khoa, phẫu thuật thần kinh là chuyên ngành khó, đòi hỏi đào tạo thời gian dài và lúc đó Việt Nam chưa có chuyên ngành này. Ông đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về đề tài “U nhú đám rối màng mạch não thất IV”.

chuyen-ve-cha-con-giao-su-pham-gia-trieu-0
GS Phạm Gia Triệu (mặc quân phục màu đen) đứng hàng thứ 3 sau Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Anh hùng Chiến sỹ thi đua Toàn quốc (12/1966 – 1/1967-TL)

Sau khi về nước, ông được bổ nhiệm làm Viện phó ngoại khoa Viện quân y 108 kiêm Chủ nhiệm bộ môn Ngoại của Trường sĩ quan Quân y (5/1960), chuyên viên đầu ngành Ngoại khoa quân y (1976). Ông giữ các chức vụ: Phó chủ tịch Hội Ngoại khoa Việt Nam và Phó chủ tịch Hội Thần kinh, Tâm thần và Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam.

GS. Phạm Gia Triệu chính là người chủ trì xây dựng ngành phẫu thuật thần kinh quân đội. Ông viết nhiều tài liệu chuyên ngành để giảng dạy cho các bác sĩ. Vào năm 1963, Nhà xuất bản Y học xuất bản cuốn sách “Chấn thương thần kinh” của ông - cuốn sách giáo khoa đầu tiên về phẫu thuật thần kinh.

Cùng với tập thể các bác sĩ quân y, giáo sư đã hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu có giá trị về dị dạng mạch máu não, vết thương sọ não do bom bi, áp xe não do vết thương hỏa khí… Đặc biệt, ông chủ biên cuốn sách “Điều lệ xử lý vết thương chiến tranh” - kim chỉ nam cho các bác sĩ trong xử trí vết thương trong cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại của dân tộc. Ông được nhận giải thưởng Nhà nước năm 2000 về khoa học công nghệ với đề tài: “Bảo đảm quân y Quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến tranh cứu nước và giữ nước”.

chuyen-ve-cha-con-giao-su-pham-gia-trieu-7
Đại diện gia đình ký biên bản bàn giao kỷ vật chiến trường của GS Phạm Gia Triệu cho Ban giám đốc BV Trung ương Quân đội 108

Vào ngày 1/1/1967, ông được Quốc hội và Chính phủ phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Ông cũng là bác sĩ quân y đầu tiên được phong danh hiệu cao quý này. Đến năm 1968, ông vào B5 phục vụ giữa lúc cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân đang nóng bỏng. Ông chỉ đạo cấp cứu ngoại khoa chung và trực tiếp mổ các ca thương binh sọ não, cột sống. 

Năm 1975, ông tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, tiếp quản Tổng y viện Cộng hòa (nay là Bệnh viện quân y 175). Đến năm 1980, ông chuyển sang công tác tại Hội đồng Y học quân sự Bộ Quốc phòng. 

Ngày 13/6/1990, GS. Phạm Gia Triệu đi xa. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các học trò vô cùng tiếc thương. Cả cuộc đời ông sống giản dị, yêu thể thao và dành hết tâm huyết cho y học. 

"Hổ phụ sinh hổ tử"

Theo Vietnamnet, nếp gia phong của gia đình GS. Phạm Gia Triệu cũng rất đặc biệt. Nơi chôn rau cắt rốn của ông chính là Hàng Thiện, Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định. Đây vốn là vùng đất nổi tiếng với sự xuất hiện của trên 400 tiến sĩ, phó bảng, cử nhân, tú tài... thời phong kiến và cũng là quê hương của nhiều nhà nho, sĩ phu yêu nước. 

Theo thống kê sơ bộ, ngôi làng này hiện có 206 tiến sĩ khoa học và tiến sỹ, GS và PGS được ghi tên trên bia đá, có 11 vị tướng trong quân đội, 3 Anh hùng LLVTND... 

Theo báo Sức khỏe và đời sống, GS. Phạm Gia Triệu có 4 người con trai: Phạm Mạnh Long, Phạm Mạnh Lương, Phạm Gia Lượng và Phạm Hòa Bình. Trước hết phải kể đến sự giống cha “như đúc” của người con trai út. Nếu như 3 người anh khi lớn lên đều theo các ngành nghề khác, thì PGS.TS. Phạm Hòa Bình tiếp nối một cách hoàn hảo nghề y của cha, với phần lớn cuộc đời công tác tại nơi cha làm việc trước kia là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Và ông cũng trở thành một chuyên viên đầu ngành của quân đội về phẫu thuật thần kinh. Quân hàm Thiếu tướng, giống như cha, ông từng nhiều năm giữ chức vụ Phó Giám đốc về ngoại của bệnh viện.

Vào tháng 8/1978, sau khi tốt nghiệp Đại học Quân y, bác sĩ Phạm Hòa Bình được điều về công tác tại Viện Quân y 108 và được phân công ngay về khoa B7 - khoa Phẫu thuật Thần kinh. 

chuyen-ve-cha-con-giao-su-pham-gia-trieu-6

Ông nhớ lại: “Lúc đó, thương binh bị vết thương sọ não, cột sống của chiến tranh Biên giới Tây Nam, sau khi xử trí bước đầu ở Quân y Viện 175, được máy bay chuyển ra Viện Quân y 108 rất đông. Thương binh ngay khi về đến khoa B7 đều được tắm gội, cắt tóc, thay băng, thụt tháo... Sau đó, các vết thương được xử trí cơ bản: lấy dị vật, mảnh đạn, xử trí áp xe não, vết thương cột sống…Trong hoàn cảnh đó, bố tôi đã dạy tôi tất cả”. 

...“Mỗi buổi sáng, ông dạy tôi khoảng 30 phút. Ông chọn tài liệu chuyên môn hoặc bằng tiếng Nga hoặc tiếng Anh dựa trên thực tế bệnh lý trong khoa B7. Đọc, phát âm cho chuẩn; phân tích câu và dịch cho đúng; giải nghĩa cho phù hợp và áp dụng ngay trên ca bệnh cụ thể để xem nên mổ xẻ, điều trị thế nào. Mỗi loại bệnh lý sẽ học liên tục trong mươi ngày. 

Nhờ có phương pháp học như vậy, tôi không chỉ hiểu chuyên môn mà khả năng ngoại ngữ, vốn từ chuyên ngành cũng tiến bộ rất nhiều. Khi có ca mổ, ông vào xem và chỉ bảo cho tôi từng li từng tí. Ông đứng trông cho tôi mổ. Mỗi ca mổ, đặc biệt các ca bệnh phức tạp, ông gợi ý cho tôi suy nghĩ, tham khảo y văn, trao đổi tìm phương án mổ tốt nhất. Mỗi ca thất bại là một bài học lớn không quên. Không phải chỉ trong chiến đấu mà trong chuyên môn cũng rất cần sự dũng cảm để nhận ra thiếu sót. Ông đã dạy tôi cách tư duy rất thực tế, ngắn gọn, mạch lạc nhưng cũng rất khách quan, khoa học...”, PGS Hoà Bình hồi tưởng.  

Đất nước ta, chỉ riêng trong lĩnh vực y học có rất nhiều cặp “hổ phụ sinh hổ tử” khác nữa như gia đình GS, bác sĩ Tôn Thất Tùng - Tôn Thất Bách. Đất nước vẫn luôn tự hào về những gia cảnh đặc biệt ấy. Nó hoàn toàn xa lạ với thứ nhồi nhét chức tước, quyền lực cho con mình mà xã hội ta đã và đang bất bình.  

Xem thêm: Bác sĩ Yersin - Người đầu tiên phát hiện ra Đà Lạt: Một anh Tây si mê dải đất hình chữ S

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Bị tông xe nghiêm trọng, vị bác sĩ được chàng trai cứu giúp kịp thời. Điều bất ngờ, chàng trai này chính là cậu bé sinh non mà ông từng cứu sống năm nào.

Cuộc hội ngộ bất ngờ đầy xúc động giữa bác sĩ và cậu bé sinh non từng được ông cứu sống
0 Bình luận

Mới đây, theo đề nghị của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã tiếp nhận và điều trị khẩn cấp một bệnh nhân là nhân viên Liên Hiệp Quốc mắc COVID-19. Tới ngày 16/6 vừa qua, thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay bệnh nhân này đã bình phục, xuất viện, và rời Việt Nam ngày 15/6 để trở lại tiếp tục công tác.

Ekip bác sĩ Việt Nam xuất sắc chữa khỏi một nhân viên Liên Hợp Quốc mắc COVID-19 nặng
0 Bình luận

Sau khi tốt nghiệp, vợ chồng bác sĩ Việt Nam Nguyễn Xuân Quyết và Nguyễn Thị Quỳnh đã làm đơn tự nguyện sang Angola làm việc, rồi thổi luồng "sinh khí" mới trên vùng đất khô cằn, khắc nghiệt này.

Vợ chồng bác sĩ Việt Nam tự nguyện sang Angola thổi luồng 'sinh khí' mới trên vùng đất khô cằn
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Hai cha con đoàn tụ đúng ngày đất nước thống nhất sau 57 năm thất lạc

Sau 57 năm thất lạc, hai cha con ông Chu Nghiêm (84 tuổi, trú P.Tương Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã được đoàn tụ vào đúng ngày 30/4.

Hải An
Hải An 04/05
''Vua dầu mỏ'' Rockefeller dạy con 5 điều: Toàn những thứ đơn giản mà giúp gia tộc bền vững trăm năm

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Đáng giá hơn bạc vàng, 4 câu nói này của cha mẹ sẽ giúp con trưởng thành tự tin, giàu có, hiếu thảo

Đứa trẻ càng cảm nhận được nhiều "tình yêu" từ cha mẹ và người thân thì chiếc dây diều "tình yêu" càng vững chắc.

Nghịch lý từ Harvard: Cha mẹ càng hay sửa sai, IQ con cái càng giảm rõ rệt

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra, cha mẹ càng hay sửa sai, chỉ số thông minh của con càng giảm. Đây là hồi chuông cảnh báo thức tỉnh cha mẹ trong cách giáo dục con.

Công ty Hoàng Long với 20 năm cung cấp thông tin minh bạch

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

PC Right 1 GIF
Đề xuất