Vợ chồng bác sĩ Việt Nam tự nguyện sang Angola thổi luồng "sinh khí" mới trên vùng đất khô cằn
Sau khi tốt nghiệp, vợ chồng bác sĩ Việt Nam Nguyễn Xuân Quyết và Nguyễn Thị Quỳnh đã làm đơn tự nguyện sang Angola làm việc, rồi thổi luồng "sinh khí" mới trên vùng đất khô cằn, khắc nghiệt này.

Tình nguyện sang Angola làm việc
Anh Nguyễn Xuân Quyết (SN 1990, quê Thanh Hóa) và vợ là chị Nguyễn Thị Quỳnh (SN 1990, quê Hải Dương) là bác sĩ chuyên khoa mắt. Sau khi cùng tốt nghiệp chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh, vợ chồng anh chị quyết định làm đơn tự nguyện sang Angola làm việc qua chương trình hợp tác của Bộ Y tế. Sau khi làm đơn, hai người phải chuẩn bị mất 1 năm để học tiếng Bồ Đào Nha, biết cách sinh tồn trong môi trường mới lạ, thời tiết khắc nghiệt, còn nhiều dịch bệnh,...

Đặt chân tới đất nước châu Phi xa xôi, công việc mỗi ngày của vợ chồng anh Quyết là cùng các bác sĩ tới từ Cuba, Nga khám chữa bệnh cho người dân địa phương. Từ đó, với nhiều người dân Angola, hình ảnh cặp vợ chồng bác sĩ trẻ người Việt đã trở nên thân thuộc.
Anh Quyết nhớ lại, món quà lớn nhất anh nhận được khi tình nguyện sang Angola làm việc là lòng yêu mến, sự tin tưởng của người bệnh và dân địa phương, cũng như cộng đồng Việt Nam ở nước sở tại. Với anh, đó là niềm vui và cũng là niềm hạnh phúc vô bờ.
Sau 3 năm làm việc cần mẫn, vào năm 2017, vợ chồng anh trở về Việt Nam, dự định ban đầu là không trở lại Angola nữa. Thế nhưng, sau một thời gian, hai người bắt đầu cảm thấy nhớ và yêu thích Angola. Vào tháng 12/2019, vợ chồng anh Quyết trở lại đất nước châu Phi ấy lần 2, khi con gái nhỏ chỉ mới được 10 tháng tuổi và bắt đầu cai sữa.

Anh Quyết tâm sự: "Nhớ con gái, nhớ gia đình, nhưng vì tình yêu với Angola và nghĩ tới người dân Angola cần mình nên hai vợ chồng tôi quyết định sang Angola lần nữa. Khi gặp các em nhỏ nơi đây, tôi có cảm giác như đang chơi, trò chuyện với con của mình. Tôi cũng nhận được tình cảm chân thành từ người dân bản xứ khi biết tôi là người Việt Nam".
Thổi luồng "sinh khí" mới trên vùng đất khô cằn, khắc nghiệt
Không chỉ làm công việc khám chữa bệnh, vợ chồng bác sĩ Quyết còn tìm cách thổi luồng "sinh khí" mới tới Angola. Mặc cho tiết trời nắng nóng, khô cằn ở châu Phi, vợ chồng bác sĩ trẻ vẫn quyết định chồng rau, chăn nuôi. Ở vườn rau nhà hai anh chị, lúc nào cũng xanh ngắt tươi mơn mởn, đủ hết từ su su, mướp đến ngô, khoai,...

Sau đó, thấy việc chăn nuôi, trồng trọt nơi đây năng suất chưa cao, vợ chồng anh chị đã "xắn tay" vào giúp đỡ. Anh Quyết kể: "Thấy người dân nơi đây còn khó khăn về mặt trồng trọt và chăn nuôi nên hai vợ chồng quyết định hỗ trợ phương pháp, hạt giống... để từ đó mọi người nâng cao năng xuất và chất lượng".
Không chỉ vậy, nhận thấy trẻ em nơi đây đã học lớp 7 mà chưa thuộc bảng cửu chương, hay nhiều người dân không biết tính nhanh, vợ chồng bác sĩ 9x lại tiếp tục mở lớp học. Không chỉ dạy các em học toán, hai vợ chồng còn dạy thêm tiếng Việt cho trẻ em nơi đây. Các em nhỏ hầu hết đều ngoan ngoãn, vui vẻ, yêu mến người nước ngoài và học rất chăm chỉ.

Anh Quyết tâm sự: "Các bạn nhỏ rất thích học, nhất là học tiếng Việt. Trong xóm trọ cũng có người Angola từng là du học sinh, theo học trường ĐH Nông nghiệp nên khi lũ trẻ thấy vợ chồng mình giao tiếp tiếng Việt với bạn du học sinh ấy thì chúng thích thú lắm". Người dân nơi đây cũng rất thân thiện, hiền lành và ham học, hiện có nhiều người biết nói vài câu tiếng Việt đơn giản.

Bên cạnh đó, tranh thủ những ngày nghỉ, vợ chồng anh Quyết còn quay video về cuộc sống thường ngày của mình và người dân Angola. Sau đó, anh chị đăng tải trên kênh Youtube "Ahihi cuộc sống châu Phi" để mọi người cùng xem, hiện kênh này đã có gần 100.000 lượt theo dõi. Anh Quyết tự hào nói: "Mang bản sắc của Việt Nam đến với người dân châu Phi luôn là tâm nguyện của hai vợ chồng tôi."
Ký túc xá tình thương của cặp vợ chồng tại Phú Thọ nuôi học sinh ăn ở miễn phí suốt 60 năm
Đọc thêm
Hơn 10 năm qua, thầy Trương Tấn Dũng vẫn miệt mài trên chiếc xe lăn, đi con đường dài gần chục cây số để tới lớp dạy vẽ đặc biệt cho trẻ mắc bệnh down ở Đà Nẵng.
Dù có thêm 850 triệu đồng tiền ủng hộ từ người khác, Việt Hương vẫn quyết định chi ngay 3 tỷ để mua xe cứu thương cho ông Đoàn Ngọc Hải mà không dùng đến.
Hoa hậu Kỳ Duyên đã trích toàn bộ tiền thưởng 100 triệu đồng từ chương trình Sao nhập ngũ để hỗ trợ xây dựng "Ngôi nhà hạnh phúc" cho gia đình nghèo ở Quảng Nam.
Tin liên quan
Vợ chồng ông Đáp bám trụ ở rừng ngập mặn Rú Chá suốt 28 năm trong điều kiện không điện, không tivi, không đài radio.
Một sinh viên ngành y đã chia sẻ lại 5 bài học cuộc sống từ bệnh nhân ung thư trên hành trình giành lại sự sống đầy thấm thía.
Với mức giá "gõ búa" 3,1 triệu USD, bức sơn dầu "Chân dung Madam Phương" của họa sĩ Mai Trung Thứ đã phá vỡ kỷ lục cách đây 2 năm của danh họa Lê Phổ và trở thành tác phẩm có giá công khai cao nhất của Mỹ thuật Việt Nam.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.