Chuyện chưa kể về lễ phong hàm cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở chân đèo Re

Lễ phong hàm cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp diễn ra trong căn nhà gỗ lợp mái tranh cạnh con suối nước chảy róc rách.

Đỗ Thu Nga
16:05 21/01/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tháng 6/1940, đồng chí Võ Nguyên Giáp được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh trên con thuyền ở Thúy Hồ, Côn Minh, Trung Quốc. Cũng kể từ đó, ông luôn sát chiến đấu bên Bác Hồ. Trong thời gian đó, ông được Bác Hồ dìu dắt rất nhiều.

Vào tháng 12/1944, ông Giáp được Bác Hồ giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và trở thành Đại tướng Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Tự vệ Việt Nam. Đội quân do ông Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã lập được rất nhiều chiến công vang dội.

le-phong-quan-ham-cho-dai-tuong-vo-nguyen-giap-dien-ra-o-dau
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Sau chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947, Bác Hồ đã bàn với Trung ương thành lập Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia Việt Nam, phong quân hàm cho một số cán bộ quân đội trong đó có hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp. Chủ trương này của Bác được Hội đồng Chính phủ hoan nghênh trong cuộc họp 19/1/1948.

Đến ngày 20/1/1948, Bác Hồ ký sắc lệnh phong quân hàm cho một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy quân đội. Theo sắc lệnh này, đồng chí Võ Nguyên Giáp được trao quân hàm Đại tướng. Các đồng chí khác là Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong quân hàm Thiếu tướng. Trong dịp đó có duy nhất 1 người được phong quân hàm cấp Trung tướng là đồng chí Nguyễn bình. 

Khi đó Bác và Trung ương cân nhắc, đối với Nam Bộ, quân và dân Nam Bộ đã chiến đấu sớm nhất, đã trên 2 năm, do đó phong quân hàm Trung tướng cho đồng chí Nguyễn Bình. Ngoài ra, có một số cán bộ cấp Cục hoặc chỉ huy các Liên khu cũng được phong quân hàm cấp Đại tá. Việc phong quân hàm chỉ mới được tiến hành cho các cán bộ chủ chốt, chưa thực hiện với toàn quân.

chuyen-coc-di-tim-trau-cua-co-nang-97-kg-o-sai-gon-0
Sắc lệnh phong hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp

Sau đó Hội đồng Chính phủ dự kiến tổ chức Lễ phong quân hàm cấp tướng vào ngày 27/5/1948. Song trong những ngày đó trời đổ mưa lớn, nước từ ống suối dâng lên vì thế không thể qua lại được, các đại biểu không thể đến đủ. Hội đồng Chính phủ họp và quyết định một số vấn đề quan trọng trong ngày 27/5/1948, cuộc họp này kéo dài tới nửa đêm vẫn chưa xong và tiếp tục họp vào sáng hôm sau 28/5/1948.

Do điều kiện lịch sử nên vào hồi 13h ngày 28/5/1948 Lễ phong quân hàm cấp tướng được tổ chức trọng thể ở Hội trường mới dựng còn thơm mùi nứa bên dòng suối ở cánh đồng Nà Lọm (Phú Đình, Định Hóa, Thái Nguyên). Bên trong Hội trường đặt bàn thờ Tổ quốc trang hoàng giản dị, có cờ đỏ sao vàng, có lọ hoa chùm núi, xung quanh là các băng đỏ ghi khẩu hiệu: “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi; Thống nhất độc lập nhất định thành công ”.

Trong không khí rất trang nghiêm, Bác Hồ bước ra trước bàn thờ Tổ quốc tay cầm bản Sắc lệnh, gọi đồng chí Võ Nguyên Giáp ra đứng bên cạnh. Mọi người chờ Bác cất tiếng nhưng chẳng thấy Bác nói gì mà chỉ thấy Bác cầm mùi xoa lên lau nước mắt, ai nấy đều xúc động. 

le-phong-quan-ham-cho-dai-tuong-vo-nguyen-giap-dien-ra-o-dau-0
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng đầu, thứ ba từ trái sang) bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau lễ phong quân hàm Đại tướng, tại Lục Rã, chân đèo Re, ngày 27/5/1948. Ảnh: TTXVN

Mãi sau Bác mới cất tiếng: "Các cụ ta qua bao thế hệ chiến đấu cho độc lập mà không thành, nhắm mắt mà chưa thấy được dân tộc tự do. Chúng ta may mắn hơn nhưng còn phải bao nhiêu hy sinh cố gắng. Hôm nay việc phong Tướng cho chú Giáp là kết quả của bao nhiêu hy sinh, chiến đấu của đồng bào, đồng chí, chúng ta phải quyết giành được độc lập, tự do để thỏa lòng những người đã mất".

Sau đó Bác trao bản sắc lệnh cho đồng chí Võ Nguyên Giáp và nói: "Nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác trao cho chú hàm Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ, làm tròn sứ mệnh mà nhân dân phó thác cho".

Vậy là từ sự kiện cuối tháng 5/1948, lần đầu tiên, một Lễ phong quân hàm cấp tướng đã diễn ra trọng thể, lần đầu tiên trong quân đội Nhân dân Việt Nam có cấp Đại tướng, Trung tướng, mỗi quân hàm trao cho một người, quân hàm cấp Thiếu tướng trao cho một số đồng chí. Đây là dấu mốc quan trọng không chỉ khẳng định sự trưởng thành và lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời cũng cho thấy sự quan tâm của Bác, của Trung ương Đảng, Chính phủ ta lúc ấy chăm lo cho sự phát triển của Quân đội nhân dân ta.

Hà Anh Tuấn đem 26.000 cây xanh đến "lò vôi thế kỷ" Vị Xuyên: Rừng sẽ lên xanh, tiếp dẫn bao tuổi xuân đã nằm mãi ở lòng đất ấy

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận