Càng ngẫm càng thấm: "Một đời thân, hai đời yếu, ba đời không ăn"

"Một đời thân, hai đời yếu, ba đời không ăn" - nghe có vẻ hơi lạnh lùng nhưng đây là thực tế của mối quan hệ họ hàng thân thích.

Đỗ Thu Nga
12:00 26/05/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chúng ta vẫn quan niệm "một giọt máu đào hơn ao nước lã". Thế nhưng hiện thực cuộc sống lại cho ta thấy, đôi khi có một số mối quan hệ gia đình khá nhạt nhẽo. Trong khi đó một số mối quan hệ tình cảm bạn bè, tình yêu còn gắn kết, bền chặt hơn nhiều... Vậy nên cô nhân mới nói: "Một đời thân, hai đời yếu, ba đời không ăn".

Một đời thân

Một đời ở đây là thế hệ F1, là anh em ruột thịt. Người ta nói "anh em như thể tay chân", sống với nhau từ tấm bé đến khi trưởng thành, có chung một dòng máu. Khi nhỏ, có cả một thời thơ bé gắn bó, sống chung một mái nhà, uống chung một dòng nước... Đó là yếu tố khiến cho chúng ta không thể nào tìm được một mối quan hệ tương đương ở bất kỳ ai khác. Hầu như, mọi việc ai cũng giúp đỡ, chuyện vui buồn đều chia sẻ với nhau, lúc khó khăn cùng gánh vác, quan hệ tự nhiên thần thiết.

cang-ngam-cang-tham-mot-doi-than-hai-doi-yeu-ba-doi-khong-an-9

Khi lớn lên, ai cũng có một mái nhà riêng nhưng không thể thay đổi được mối quan hệ ruột thịt. Ông Beaudoin - triết gia người Pháp từng nói: "Một người em ruột là một người bạn được tạo hóa ban cho”. Anh phải biết che chở cho em, nâng đỡ, giúp đỡ người em. Người em phải kính trọng, vâng lời người anh, như thế mới thuận tự nhiên, mới thực hiện đúng lời nói "kinh trên, nhường dưới, trong ấm, ngoài êm" tạo nên gia đình hạnh phúc. Nếu anh em bất hòa, tranh chấp vật chất thì gia đình sẽ tan vỡ.

Hai đời yếu

Hai đời chính là mối quan hệ anh em họ hàng, loại quan hệ gia đình này có chút "yếu hơn" không còn thân thiết bền chặt như "một đời thân".

Dù sao mỗi người cũng có một gia đình riêng, bình thường cũng không ở cùng, không ăn cùng. Họa hoằn chăng thì có ngày lễ tết mới tụ tập cùng nhau. Thế thì việc trò chuyện tâm sự thường xuyên cũng là cực kỳ ít.

Nói về chân tình, cứ như vậy quan hệ tự nhiên ngày càng yếu đi. Nhưng dù sao cũng có quan hệ từ đời trước, cho nên quan hệ giữa các thế hệ tuy không thân thiết lắm, nhưng khi gặp khó khăn mọi người sẽ bỏ công sức ra để giúp đỡ nhau.

cang-ngam-cang-tham-mot-doi-than-hai-doi-yeu-ba-doi-khong-an-8

Ba đời không ăn

Đối với những người thân cách nhau ba đời thì mối quan hệ lại càng yếu ớt hơn. Về cơ bản họ không tiếp xúc nhiều, chỉ gặp nhau trong dịp Tết nguyên đán. Mỗi lần gặp gỡ thường khá vội vã, không có nhiều gắn bó. Khi một số gia đình ngồi lại với nhau, trò chuyện về thói quen hàng ngày và cuộc sống thì mới gần gũi hơn một chút. Nhưng sau đó, ai về nhà đây, mối quan hệ lại trở nên xa cách,. 

Những người anh em họ cách nhau 3, 4 đời thường khá thờ ơ và nhiều khi, anh em đến thăm nhau chỉ còn là một "nghi thức". Bởi vì những người họ hàng xa không tiếp xúc với nhau nhiều, ngay cả khi ở trong các dịp lễ Tết. Họ gặp nhau chỉ trao đổi đôi ba điều, rất nhạt nhòa.

Vậy nên, sau nhiều năm đúc kết, người xưa nhận ra rằng: Để các mối quan hệ không bị phai nhạt theo tháng năm thì hãy thường xuyên liên lạc với người thân, bạn bè để gắn kết tình cảm.

Xem thêm: Cổ nhân dạy: Nhà nào có mẹ hiền, phúc ấm mấy đời con cháu!

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận