Các triệu chứng khác biệt khi mắc COVID-19 theo các nhóm tuổi và giới tính
Mới đây tạp chí The Lancet đã nêu những triệu chứng khác biệt khi mắc COVID-19 ở các nhóm tuổi khác nhau. Thậm chí cả ở những người làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và người không hoạt động trong ngành y tế.
Theo đó, những bệnh nhân COVID-19 ở độ tuổi từ 40 đến 59 hầu hết đều bị ho dai dẳng. Nhóm tuổi dưới 40 thì thường mất khứu giác, khó thở. Nhóm tuổi trên 60 có dấu hiệu mất khứu giác, tiêu chảy.
Nhóm tuổi từ 18 đến 60: Trong 3 ngày đầu tiên khởi phát triệu chứng; những người từ 16 đến 39 tuổi chủ yếu mất khứu giác; đau ngực, đau bụng, khó thở và đau nhức mắt. Trong khi đó, những người từ 40 đến 59 tuổi hầu hết bị ho dai dẳng.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, nam, giới và nữ giới có triệu chứng khác nhau khi mắc COVID-19. Nghiên cứu trước đây chỉ ra, phụ nữ dưới 50 tuổi nhiều khả năng bị ảnh hưởng các triệu chứng COVID-19 kéo dài hơn nam giới. Song đàn ông có nguy cơ tử vong cao gấp đôi nếu mắc COVID-19.
Nam giới thường có dấu hiệu khó thở, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt. Trong khi phụ nữ có nhiều khả năng bị mất khứu giác, đau ngực và ho dai dẳng.
Ở một diễn biến khác, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) mới đây đã liệt kê 11 triệu chứng COVID-19 phổ biến nhất xuất hiện từ 2 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus SARS-COV-2 gồm: sốt hoặc ớn lạnh, ho, thở gấp hoặc khó thở, mệt mỏi, đau nhức cơ hoặc toàn bộ cơ thể, đau đầu, mất vị giác hoặc khứu mới, viêm họng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, buồn nôn hoặc nôn trớ, tiêu chảy.
CDC nói rằng, các triệu chứng sau đây là dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp mà người bệnh nên đến cơ sở y tế ngay: khó thở, đau dai dẳng hoặc tức nặng ngực, hay bị nhầm, lẫn, không có khả năng tự thức dậy hoặc tỉnh táo, môi hoặc sắc mặt hơi xanh.
Bên cạnh đó cũng có những triệu chứng nghiêm trọng, ít phổ biến hơn được cảnh báo ở bệnh nhân COVID-19 như các nốt phát ban trên da. Live Science đưa tin, phát ban có thể có nhiều dạng, một số xuất hiện dưới dạng nốt đỏ nhỏ, trong khi một số khác xuất hiện dưới dạng vết/vùng tổn thương phẳng hoặc lớn hơn.
Hiện vẫn chưa rõ những nốt phát ban này là do virus SARS-COV-2 gây ra hay liên quan đến các yếu tố khác như hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh ở những người bị virus hoặc những yếu tố về lối sống liên quan đến lệnh phải cách ly ở nhà.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, rối loạn da hiếm gặp "ngón chân COVID-19" xảy ra ngay cả trong trường hợp bệnh nhân có kết quả âm tính. COVID-19 có thể gây ra các triệu chứng về thần kinh nữa. Người bệnh sẽ bị ngứa ran hoặc tê ở bàn chân, bàn tay, chóng mặt, lú lẫn, mê sảng, co giật, đột quỵ...
Những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ bị viêm phổi. Có nghĩa là phổi của họ bắt đầu đầy mủ và dịch. Điều này dẫn đến khó thở, ho dữ dội và đau đớn.
Nghiên cứu từ Harvard cho rằng, ở 1 số người, virus cũng có thể gây ra bệnh nặng gián tiếp bằng cách kích hoạt "cơn bão cytokine" hoặc phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch, gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể.
Ở trẻ em, các triệu chứng COVID-19 nhẹ hơn hoặc không có triệu chứng. Nhưng một số trẻ em cũng có thể bị bệnh nặng. Theo CDC, trẻ em dưới 1 tuổi và trẻ mắc 1 số bệnh cơ bản như hen suyễn hoặc bệnh phổi mãn tính, tiểu đường, bệnh tim và béo phì có thể gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 thể nặng.
Ở trẻ em có các triệu chứng phổ biến: Sốt, ho nhưng chúng cũng có thể bị ớn lạnh, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, mất vị giác hoặc khứu giác, đau họng, thở gấp hoặc khó thở, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn trớ, đau dạ dày, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ hoặc cơ thể, kém ăn hoặc bú kém, đặc biệt ở trẻ sơ sinh.
Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu có thể chỉ ra COVID-19 như sốt trên 38 độ, đau họng, ho không kiểm soát gây khó thở, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, đau đầu dữ đội, đặc biệt nếu kèm sốt. Nếu có bất kỳ dấu hiệu khẩn cấp nào (giống như những dấu hiệu được liệt kê cho người lớn), CDC khuyến nghị, trẻ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Hội chứng đa hệ ở trẻ em (MIS-C) cũng có liên quan đến virus SARS-CoV-2. Hội chứng này là tình trạng các bộ phận của cơ thể như tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa bị viêm.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây hội chứng này. Nhưng những đứa trẻ được chẩn đoán mắc bệnh này thường nhiễm virus SARS-COV-2 hoặc từng mắc COVID-19. Một số trường hợp người lớn cũng mắc hội chứng này.
Xem thêm: Biến chủng Lambda là gì và biến chủng Lambda có kháng vaccine không?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận