Biến chủng Lambda là gì và biến chủng Lambda có kháng vaccine không?
Theo nghiên cứu bước đầu biến chủng Lambda là biến chủng đột biến của virus gốc SARS-COV-2. Biến chủng này có thể làm tăng khả năng lây nhiễm, song chưa có bằng chứng nó làm giảm hiệu quả vaccine COVID-19.
Theo tờ Japan Times, ngày 6/8, giới chức y tế Nhật Bản đã xác nhận trường hợp bệnh nhân COVID-19 đầu tiên của nước này nhiễm biến thể Lambda.
Bệnh nhân Nhật Bản là nữ, khoảng 30 tuổi, trở về từ Peru ngày 20/7 và nhập cảnh tại sân bay Haneda. Các xét nghiệm của nữ hành khách này ngay tại sân bay đã cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào. Kết quả phân tích của Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản sau đó đã xác nhận nữ bệnh nhân nhiễm biến thể Lambda. Biến thể này được phát hiện đầu tiên tại Peru vào tháng 8/2020 và đang lan rộng ở Nam Mỹ. So với chủng thông thường, biến thể này có thể lây nhiễm mạnh hơn và có khả năng cao kháng vaccine phòng bệnh.
Biến chủng Lambda là gì?
Ngày 14/6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp biến chủng Lambda vào danh mục biến chủng cần chú ý (VOI), thức là thấp hơn các biến chủng cần quan tâm (VOC) như biến chủng Delta. Cho đến nay vẫn còn khá ít nghiên cứu về biến chủng này. Do đó, cần có thời gian để phân tích gene và đưa ra những nhận định sâu hơn.
Vậy biến chủng Lambda là gì? Theo WHO, biến chủng Lambda là chủng đột biến của virus gốc SAR-COV-3 gây bệnh COVID-19. Biến chủng này được phát hiện đầu tiên ở Lima (Peru) vào tháng 8/2020. Biến chủng này còn có tên gọi khác là C37 hoặc "biến thể núi Andes".
Ở Peru, biến chủng này lan khá nhanh, chiếm đa số các ca mắc COVID-19 (81% tổng số trình tự gene đã phân tích từ tháng 4/2020). Sau đó biến chủng này đã phát tán ở khu vực Nam Mỹ ((Chile, Ecuador, Argentina, Brazil) và hiện nay đã hiện diện tại khoảng 30 quốc gia.
Tại Pháp cũng từng xuất hiện ca nhiễm biến chủng Lambda vào tháng 5/2021. Đến đầu tháng 7/2019, Anh đã đưa ra cảnh báo về biến chủng này.
Trên trang Infection Control Today có đăng tải thông tin, Mỹ đã phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến chủng Lambda tại bệnh viện Houston vào cuối tháng 7/2021.
Và vào ngày 6/8, Bloomberg dẫn lời giới chức y tế Nhật Bản cho biết: Bệnh nhân đầu tiên nhiễm biến chủng Lambda ở Nhật là một phụ nữ khoảng 30 tuổi từ Peru đến sân bay Haneda hôm 20/7. Người này có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 khi được làm xét nghiệm tại sân bay, nhưng không có triệu chứng.
Biến chủng Lambda mang mấy đột biến?
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra, biến chủng Lambda mang 2 đột biến T76I và L452Q có khả năng làm tăng khả năng lây nhiễm so với chủng gốc SARS-CoV-2. Bên cạnh đó, nó còn mang 3 đột biến RSYLTPGD246-253N, 260 L452Q và F490S có thể thoát khỏi kháng thể trung hòa sau khi nhiễm và sau khi tiêm các loại vaccine.
Tuy nhiên hiện nay chưa có bằng chứng cụ thể về việc liệu Lambda có nguy hiểm hơn chủng Delta hay không. Song các nhà nghiên cứu Kei Sato từ đại học Tokyo cảnh báo Lambda "có thể trở thành mối đe dọa tiềm tàng với xã hội loài người".
Sự xuất hiện của các loại biến chủng mới đang đe dọa những thành quả ứng phó dịch ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước châu Á. Biến chủng Delta - một trong 4 biến chủng đáng lo ngại - khiến số ca nhiễm và nhập viện ở Nhật Bản tăng mạnh trở lại gần đây.
Biến chủng Lambda có kháng vaccine không?
Hiện không có bằng chứng cho thấy biến thể Lambda ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của vaccine. Đối với loại vaccine Pfizer và AstraZeneca, tại Chile hai loại này ít được sử dụng nên không đủ dữ liệu để biết liệu biến thể Lambda có kháng vắc xin hay không.
TS Pablo Tsukayama giải thích: "Chúng ta cần thêm dữ liệu dựa trên hiện tượng nhiễm virus trong ống nghiệm, trên mô hình động vật và thử nghiệm trung hòa. Cần nhớ hiện nay các vắc xin đều đủ khả năng bảo vệ chống lại các biến thể đã biết".
Đối với vaccine Sinovac-CoronaVac của Trung Quốc, nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Chile đã quan sát thấy đối với những người đã tiêm hai liều, biến thể Lambda đã làm tăng khả năng lây nhiễm và thoát khỏi kháng thể trung hòa do vắc xin tạo ra.
Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy biến thể Lambda không gây tác động nào đáng kể đến hiệu quả của thuốc điều trị bằng hỗn hợp kháng thể đơn dòng của Công ty Regeneron.
Xem thêm: Biến chủng Delta lây nhanh đến mức nào?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận