Biến chủng Delta lây nhanh đến mức nào?

Biến chủng Delta đã trở thành "biến chủng thống trị toàn cầu". Theo WHO, biến chủng này đang ở giai đoạn rất nguy hiểm, nó đã tràn qua 124 nước.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Biến chủng Delta là gì? 

Biến chủng Delta là 1 trong những dạng biến đổi mới nhất của virus SARS-COV-2. Biến chủng này được phát hiện phổ biến trong các ca dương tính ở TP Hồ Chí Minh. Đây là 1 trong 4 biến chủng đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO đánh giá thuộc nhóm nguy hiểm.

4 chủng virus Corona mới được phát hiện lần đầu tiên ở Anh, Nam Phi, Brazil, Ấn Độ. WHO đã giới thống nhất gọi 4 biến chủng mới này theo các ký hiệu bao gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta. Theo đó, biến thể Delta (còn được gọi là B.1.617.2) là tên của biến thể virus Corona chủng mới được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ.

Hiện nay chưa có bằng chứng người nhiễm biến chủng này bệnh tình nặng hơn hay dễ tử vong hơn. Song các nghiên cứu từ Scotland đăng trên tạp chí Lancet chỉ ra biến thể Delta có thể khiến bệnh nhân dễ nhập viện hơn so với các biến thể trước. Tăng khả năng nhập viện có thể dẫn tăng rủi ro tử vong, đặc biệt là với các bệnh nhân có bệnh lý nền như đái tháo đường, béo phì.

bien-chung-delta-lay-nhanh-den-muc-nao-6

Trong cuộc họp báo ngày 21/6, Giám đốc Chương trình khẩn cấp y tế của WHO - Mike Ryan cảnh báo, biến thể Delta có khả năng “gây tử vong cao hơn khả năng lây truyền nhanh hơn giữa người với người và cuối cùng nó sẽ tìm tới những người dễ bị tổn thương, khiến họ phải nhập viện trong tình trạng biến chứng nặng và có khả năng tử vong”.

Một phần nguyên nhân của việc gia tăng tỷ lệ biến chứng khi mắc biến chủng này nằm ở biểu hiện lâm sàng đặc trưng hoặc không có triệu chứng nhiễm virus. Người mắc bệnh dễ bị hiểu nhầm bản thân mắc bệnh cảm lạnh thông thường. 

Biến chủng Delta lây nhanh đến mức nào?

Qua nhiều nghiên cứu thì thấy, biến chủng này được xác định là nguy hiểm nhất. Hiện tại đã có 124 quốc gia thông báo xuất hiện biến chủng này với tốc độ lây lan rất nhanh. 

Một trong những quan ngại lớn nhất về biến chủng này là khả năng lây lan. Công bố từ Úc cho thấy chỉ số lây nhiễm R0 của biến chủng Delta là 5, so với 2-2.5 biến thể gốc từ Trung Quốc

Chỉ số lây nhiễm R0 là cách tính của ngành dịch tễ học. Chỉ số này chỉ ra một người bị nhiễm có thể lây cho bao nhiêu người. Chỉ số 5 biến thể Delta gợi ý 1 người nhiễm bệnh có thể lây cho 5 người khác. Tức là gấp đôi so với các biến thể ban đầu.

Nói cách khác, biến chủng Delta có thể lây nhiều người bệnh hơn các biến thể trước kia. Tại Anh, biến thể này ước tính 99% gene của virus SARS-COV-2 hiện nay là Delta và đã tăng đến 79% so với những tuần trước. 

bien-chung-delta-lay-nhanh-den-muc-nao
4 biến chủng được ghi nhận trên toàn cầu

Theo GS.TS Phan Trọng Lân – Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết, biến thể Alpha có khả năng lây nhiễm cao hơn đến 70% so với các biến thể cũ. Trong khi đó, biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm nhiều hơn 40-60% so với biến chủng Alpha.

Tỷ lệ lây nhiễm thứ phát (F1 dương tính) của các trường hợp nhiễm biến thể Delta cao hơn so với biến thể Alpha. Tại khu vực phía Nam, chúng ta đã ghi nhận 1 số trường hợp có dấu hiệu hoặc dương tính chỉ sau hơn 1 ngày tiếp xúc phơi nhiễm với người mắc COVID-19.

Lý giải về tốc độ lây nhanh của biến chủng này, ông Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, nguyên nhân chính nằm ở tỷ trong của biến chủng này. Biến chủng này có tỉ trọng nhẹ hơn các biến chủng khác. Do đó, thời gian chúng bay lơ lửng, di chuyển trong không khí lâu hơn trước khi rơi xuống bề mặt. Điều này làm bệnh dễ lây lan hơn với tốc độ nhanh hơn, chu kỳ lây bệnh ngắn hơn. Nhiều trường hợp, chỉ cần tiếp xúc gần, không trực tiếp, dịch bệnh có thể lây lan mạnh.

Đặc biệt, biến chủng này lây lan mạnh trong môi trường kín. PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) phân tích: “Trong môi trường kín, điều hòa, virus lơ lửng trong không khí và dễ phát tán, làm tăng khả năng lây lan. Điều này có thể thấy rõ ở những ổ dịch trong nhà máy, khu công nghiệp, quán bar hay phòng karaoke…”.

Các loại vaccine hiện hành có chống được Delta không?

Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn khẳng định, vaccine là phương pháp hiệu quả nhất để giúp bảo vệ con người trước sự tấn công của virus, dù các biến chủng liên tục xuất hiện. 

Giáo sư Dịch tễ học, Y tế công cộng – Chris Robertson (Đại học Strathclyde) cho biết biến chủng Delta làm tăng nguy cơ nhập viện của người nhiễm nhưng việc tiêm vaccine có thể làm giảm nguy cơ này. Ông cho biết, việc hoàn thiện phác độ với 2 liều vaccine hoặc 1 liều trong vòng 28 ngày sẽ giúp giảm nguy cơ nhập viện tới 70%.

bien-chung-delta-lay-nhanh-den-muc-nao-7
Vaccien vẫn đang tạo ra lớp bảo vệ an toàn cho người dân

Biến chủng mới của virus có thể tác động ít nhiều đến hiệu quả của vaccine. Song những người được tiêm vaccine cho phản ứng miễn dịch mới với các biến chủng mới, trong đó có Delta. 

Các nhà nghiên cứu chỉ ra, vaccine có phác đồ 2 liều cho hiệu quả bảo vệ tốt hơn với biến chủng Delta. Tuy vậy, họ lưu ý không sử dụng dữ liệu này để so sánh các loại vaccine với nhau. Vì mỗi loại vaccine có sự khác biệt về đối tượng tiêm chủng và tốc độ hình thành miễn dịch. 

Trong một nghiên cứu của Cơ quan Y tế công cộng Anh (PHE), vaccine Pfizer (BioNTech) giúp ngăn tỷ lệ nhập viện điều trị lên đến 96%, vaccine AstraZeneca (Vương quốc Anh) đạt tỷ lệ là 92%. Cơ quan này cho biết mức độ hiệu quả của hai loại vaccine đối với các biến thể Delta và Alpha là không cách biệt nhiều. Bên cạnh đó, cả 2 loại vaccine này cũng đã được chứng minh có khả năng bảo vệ chống lại nguy cơ bệnh chuyển biến nặng là hơn 90%. Ngoài ra, trường hợp nhiễm COVID-19 sau tiêm chủng dù rất hiếm gặp, nhưng vẫn có thể xảy ra. Với những bệnh nhân này, tải lượng SARS-CoV-2 sẽ thấp hơn và các triệu chứng nhẹ hơn nhiều so với người không tiêm chủng.

WHO nói gì về biến chủng Delta?

Ngày 21/7, WHO nói rằng, biến chủng Del,ta  sẽ trở thành chủng virus thống trị trong vài tháng tới, theo AFP. Biến chủng này xuất hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ và cho đến nay đã lan ra 124 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều nước ghi nhận biến chủng này chiếm hơn 3/4 các mẫu xét nghiệm dương tính.

“Dự báo nó sẽ nhanh chóng vượt trội hẳn so với các biến chủng khác và thống trị trong vài tháng tới”, theo bản tin cập nhật hằng tuần về dịch tễ của WHO.

Trong số 3 biến chủng đáng lo ngại còn lại, biến chủng Alpha xuất hiện đầu tiên tại Anh hiện đã được ghi nhận tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tiếp theo lần lượt là biến chủng Beta phát hiện đầu tiên tại Nam Phi (130) và biến chủng Gamma phát hiện đầu tiên tại Brazil (78).

bien-chung-delta-lay-nhanh-den-muc-nao-8
Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus

Theo trình tự gene virus SARS-CoV-2 gửi lên sáng kiến khoa học toàn cầu GISAID, trong 4 tuần tính đến ngày 20/7, tỷ lệ biến chủng Delta vượt tỷ lệ 75% tại nhiều nước, trong đó có Anh, Ấn Độ Bangladesh, Botswana, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Indonesia, Israel, Nam Phi, Nga, Singapore, Trung Quốc và Úc.

“Ngày càng có nhiều chứng cứ cho thấy sự lây lan gia tăng của biến chủng Delta so với các biến chủng không thuộc nhóm gây lo ngại. Tuy nhiên, cơ chế chính xác của việc gia tăng lây nhiễm vẫn chưa rõ”, theo WHO.

WHO cho biết, có 3,4 triệu ca COVID-19 được ghi nhận trong tuần tính đến ngày 18/7, tăng 12% so với tuần trước đó. Với mức độ này, dự báo số ca mắc trên toàn cầu sẽ vượt mức 200 triệu trong vòng 3 tuần tới.

Sự gia tăng số ca mắc trên toàn cầu nằm ở 4 nguyên nhân chính: Các biến chủng lây lan mạnh hơn, việc dỡ bỏ các biện pháp y tế công cộng, việc gia tăng tiếp xúc xã hội và số lượng lớn người chưa tiêm vắc xin.

Hãng Reuters dẫn lời giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalia Georgieva dự báo rằng với tiến độ tiêm vaccine hiện tại, đại dịch sẽ không thể chấm dứt trước năm 2022. 

Hiện có hơn 3,67 tỉ liều vắc xin đã được tiêm tại 179 nước, với tiến độ gần đây nhất là khoảng 32,8 triệu liều/ngày, theo Bloomberg.

4 biến chủng của COVID-19 trên thế giới

1. Biến chủng Alpha (B.1.1.7)

Biến chủng này được phát hiện lần đầu tại Vương quốc Anh vào tháng 9/2020 và nhanh chóng lây lan, trở thành biến chủng nguy hiểm đe dọa toàn thế giới. Biến chủng Alpha lây truyền từ người sang người, làm tăng mức độ nghiêm trọng lâm sàng của triệu chứng bệnh.

2. Biến chủng Beta (B.1.351)

Biến chủng Beta lần đầu được phát hiện đầu tháng 10/2020 tại Nam Phi và chính thức được công bố rộng rãi vào tháng 12/2020. Được biết, biến chủng này ảnh hưởng những người trẻ tuổi nhiều hơn so với các biến thể trước đó. Theo thống kê, biến thể Beta đã được tìm thấy ở hơn 80 quốc gia. Biến chủng Beta mang một gen đột biến E484K, giúp virus loại bỏ hệ thống miễn dịch của con người.

3. Biến chủng Gamma (P.1)

Biến chủng Gamma được ghi nhận xuất hiện lần đầu vào tháng 11/2020 tại Brazil. Biến thể này có đề kháng cao hơn với vaccine và phương pháp điều trị bằng kháng thể. Đặc điểm này đã tạo ra làn sóng dịch bệnh thứ 2, đẩy các bệnh viện tại Brazil rơi vào tình trạng quá tải.

4. Biến chủng Epsilon (B.1.427/B.1.429)

Biến chủng này có thể tự sắp xếp lại một phần của protein đột biến mà virus sử dụng để liên kết với các tế bào của cơ thể. Vì thế, biến chủng Epsilon có khả năng lây nhiễm cao hơn khoảng 20% ​​và dễ dàng làm suy yếu hệ miễn dịch của con người.

Xem thêm: Biến chủng COVID-19 mới ở Ấn Độ nguy hiểm thế nào?

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Biến chủng SARS-CoV-2 "siêu lây nhiễm" có khả năng lây truyền cao hơn 70% so với các chủng cũ, thậm chí có thể gây ra chết người.

Triệu chứng của biến chủng SARS-CoV-2 'siêu lây nhiễm' đang hoành hành ở Việt Nam là gì?
0 Bình luận

Biến chủng kép B.1.617 của Ấn Độ đang hoành hành ở nhiều quốc gia trên thế giới với tốc độ lây lan nhanh và có khả năng lẩn trốn sự tấn công của hệ miễn dịch. Vậy vaccine có tác dụng với biến chủng này không?

Vaccine có khả năng chống lại biến chủng kép B.1.617 của Ấn Độ không?
0 Bình luận

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, biến chủng Ấn Độ khiến các ca bệnh diễn biến nhanh hơn thường lệ, gây khó khăn trong điều trị. 

Biến chủng Ấn Độ khiến nhiều ca COVID-19 trẻ tuổi, không bệnh nền diễn biến nhanh, nặng
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Hỗ trợ người khiếm thị “chạm” nghệ thuật kịch sân khấu bằng mô hình 3D

Từ trăn trở “nghệ thuật dành cho rất cả mọi người”, một hành trình ý nghĩa hỗ trợ người khiếm thị tận hưởng trọn vẹn những vở kịch sân khấu đã được bắt đầu từ dự án “Từ tai đến mắt”.

Hải An
Hải An 18 giờ trước
Đội tuyển Việt Nam giành 4 huy chương vàng Olympic Hóa quốc tế 2025

Trong cuộc thi vàng Olympic Hóa quốc tế 2025, cả 4 học sinh Việt Nam đều giành huy chương vàng, trong đó có 2 em lọt top 10.

Hải An
Hải An 20 giờ trước
Danh sách 39 trường đại học miễn hoàn toàn học phí cho sinh viên

Dưới đây là danh sách 39 trường đại học miễn phí học phí cho mọi sinh viên theo học. Quý phụ huynh và học sinh có thể tham khảo.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Bé gái 2 tuổi bị bỏng 60% được cứu sống nhờ ghép da từ mẹ

Bé gái 2 tuổi bị bỏng nặng đến 60%, nhập viện trong tình trạng nguy kịch đã được Bệnh viện Nhi Đồng 2 ghép da cứu sống từ chính da của mẹ ruột.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Xúc động khoảnh khắc con trai gả mẹ 53 tuổi đi lấy chồng: “Dù ở độ tuổi nào, ai cũng xứng đáng có được những hạnh phúc riêng của mình”

Trong ngày cưới, người con trai đã chủ động trao tặng nhẫn vàng, kiềng vàng và bày tỏ lời cảm ơn, biết ơn vì công sinh thành, nuôi dưỡng, cũng như chúc phúc cho mẹ.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Mùa hè tình nguyện đặc biệt của những bạn trẻ Mỹ tại Việt Nam

Dù chỉ mới 16,17 tuổi và không phải là những thợ xây chuyên nghiệp nhưng nhóm bạn trẻ đến từ Mỹ đã không ngại ngần xắn tay áo, khiêng gạch, trộn xi măng giúp người dân Quảng Ngãi xây nhà tình nghĩa.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Hà Nội chi 3.000 tỷ hỗ trợ bữa trưa cho học sinh tiểu học

Từ năm học 2025-2026 tới đây, 768.000 học sinh tiểu học ở Hà Nội, gồm cả công lập và tư thục, sẽ được hỗ trợ 20.000-30.000 đồng bữa ăn trưa mỗi ngày.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Nam sinh đưa em đến điểm thi nhờ người trông hộ đã trúng tuyển vào trường THPT top đầu Hà Nội

Nam sinh Nguyễn Mạnh Đức từng được biết đến với khoảnh khắc đưa em gái đến điểm thi nhờ anh chị tình nguyện viên trong hộ để vào thi lớp 10 đã trúng tuyển vào trường THPT top đầu Hà Nội.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Tin vui: Toàn dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí từ năm 2026

Từ năm 2026, người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ miễn phí ít nhất một lần mỗi năm, theo dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị đang được xây dựng.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Ông ngoại Hà Nội một tay chăm cháu 7 tháng tuổi từ A đến Z khiến cộng đồng mạng trầm trồ

Nhìn khoảnh khắc ông ngoại U70 chăm sóc cháu nhỏ từ bế ru, cho ăn, quấy cháu,… đến chơi cùng cháu cả ngày với thái độ ân cần, yêu thương khiến ai cũng xúc động và ngưỡng mộ.

Hải An
Hải An 08/07
Cảnh sát Hà Nội huy động ca nô giải cứu nữ sinh viên chới với dưới sông Hồng

Nhận được thông tin một nữ sinh viên nhảy cầu Vĩnh Tuy, chới với dưới dòng nước xiết ở sông Hồng, Cảnh sát PCCC&CNCH đã kịp thời huy động ca nô để giải cứu.

Khoảnh khắc ấm lòng: CSGT kịp thời hỗ đưa tài xế đột quỵ trên cao tốc đi cấp cứu

Phát hiện tài xế xe cẩu bất tỉnh trong cabin trên cao tốc Pháp Vân – Cầu GIẽ, CSGT đã ngay lập tức mở đường, hỗ trợ đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.

Không chờ đủ thủ tục, bác sĩ quyết định phẫu thuật khẩn cấp cho chàng trai “vô danh, ví rỗng”

Chàng trai 20 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, không giấy tờ, không người thân. Không chờ đủ thủ tục, các bác sĩ quyết định mổ khẩn cầu để cứu người trong thời gian vàng.

Hải An
Hải An 05/07
Người dân Quảng Ngãi mở rộng vòng tay san sẻ chỗ ở với cán bộ từ Kon Tum chuyển về

Thấy các cán bộ Kon Tum mới chuyển về chưa có chỗ ở, người dẫn Quảng Ngãi đã mở rộng vòng tay giúp đỡ, chào đón, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và công việc.

Thanh Tú
Thanh Tú 04/07
Không chỉ kịp thời đưa cháu bé tai nạn đi cấp cứu chiến sĩ CSGT còn hỗ trợ viện phí

Phát hiện cháu bé bị tai nạn giao thông khi đang trên đường làm nhiệm vụ, chiến sĩ đội CSGT số 6 (CATP Hà Nội) đã kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu và hỗ trợ một phần viện phí.

Hải An
Hải An 03/07
PC Right 1 GIF
Đề xuất