Biến chủng COVID-19 mới ở Ấn Độ nguy hiểm thế nào?
Biên chủng COVID-19 mới tại Ấn Độ hết sức nguy hiểm, lây lan nhanh chóng, chủ yếu nhằm vào người trẻ. Đáng chú ý, biến chủng này có nguy cơ kháng vaccine.
Ấn Độ đang là tâm điểm của dịch COVID-19. Theo mô hình dự báo của Viện đo lường và đánh giá sức khỏe (IHME) ở Mỹ, số ca tử vong hằng ngày do COVID-19 ở Ấn Độ sẽ đạt đỉnh vào ngày 16/5/2021 với hơn 13.000 ca chỉ trong một ngày.
Số ca tử vong sẽ còn nhiều hơn 4 lần con số 2.812 ca tử vong được công bố ngày 26/4. Trong khoảng hơn 1 tuần trở lại đây, số ca tử vong và ca nhiễm liên tục đạt kỷ lục mới ở Ấn Độ.
Biến chủng COVID-19 mới ở Ấn Độ rất nguy hiểm, còn nhiều bí ẩn
Khi số ca bệnh ở Ấn Độ liên tục "nhảy số" thì cơ quan y tế cũng phát hiện ra một biến chủng mới của virus gây bệnh COVID-19. Biến chủng này được phát hiện ở Bengal, Delhi và Maharashtra. Biến chủng này được gọi là "chủng Bengal".
Trong chủng Bengal, ba đột biến của virus kết hợp với nhau để tạo thành một biến chủng mới có tên khoa học là B.1.618. Nhà khoa học Vinod Scaria thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp cho biết: Biến thể B.1.618 đã được phân lập vào tháng 10/2020. Ngoài Ấn Độ, chủng này cũng xuất hiện ở Mỹ, Singapore, Phần Lan, Thụy Sĩ.
Cũng theo nhà khoa học này, số ca nhiễm biến thể đột biến ba đã tăng lên đáng kể trong những tháng gần đây ở Bengal. Song vẫn còn quá nhiều điều chưa biết về biến chủng này và cần phải nghiên cứu thêm.
Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy, biến chủng mới ở Ấn Độ có khả năng lây nhiễm cao hơn các biến thể khác, khiến nhiều người mắc bệnh một cách nhanh chóng. Các chuyên gia lo ngại biến thể, chủng mới này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Đột biến E484K cũng được tìm thấy trong các biến thể của virus ở Brazil và Nam Phi.
“Bạn có thể không an toàn với biến thể B.1.618 ngay cả khi đã tiêm phòng hoặc từng mắc bệnh một lần”, nhà nghiên cứu Sreedhar Chinnaswamy, Viện Gene Y sinh Quốc gia lo ngại.
Tiến sĩ Madhukar Pai cho rằng, cần phải tiếp tục nghiên cứu và điều chỉnh vaccine để đối phó với biến chủng này. Hiện giới chuyên môn đang tiến hành phân tích, giải trình gen của virus.
Hiện nay, giới chuyên gia đều đồng tình với ý kiến, biến chủng này có khả năng lây nhiễm cao hơn các biến chủng khác. Song họ cũng cho rằng, còn quá sớm để kết luận rằng chỉ riêng chủng này là nguyên nhân gây ra sự gia tăng đột biến các trường hợp mắc bệnh trong bang.
India Today đãn lời nhà di truyền học Partha Majumdar khẳng định mặc dù biến thể mới đang lan nhanh chóng, nhưng không thể liên quan đến sự gia tăng các ca COVID-19 ở Bengal.
Biến chủng COVID-19 mới ở Ấn Độ đào thoát "vượt biên" thế nào?
"Sóng thần" COVID-19 thứ 2 ở Ấn Độ tăng nhanh kinh khủng với hàng trăm ca nhiễm và hàng nghìn ca tử vong mỗi ngày. Ngày 26/4 là ngày thứ 5 liên tiếp nước này lập kỷ lục thế giới mới về số ca nhiễm tăng thêm 352.991 ca, 2.812 ca tử vong chỉ trong 24 giờ. Tổng số ca nhiễm và ca tử vong ở nước này đã tăng lên lần lượt 17,31 triệu và 195.123 người.
Biến chủng mới được cho là nguyên nhân gây ra "sóng thần" COVID-19 ở Ấn Độ. Trước đó, Ấn Độ báo cáo lần đầu tiên vào ngày 24/3, tìm thấy trong hơn 200 mẫu xét nghiệm ở bang miền tây Maharashtra, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, chiếm tỉ lệ 20% tổng số mẫu xét nghiệm. Tỉ lệ này đã tăng lên 60% trong những ngày gần đây.
Biến thể B.1.617 đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại là "biến thể cần quan tâm" và đang trong quá trình theo dõi.
Không chỉ xuất hiện ở Ấn Độ, biến chủng mới này đã "vượt biên". Biến chủng mới của Ấn Độ đã xuất hiện tại châu Âu, châu Á.
Tại châu Âu, biến chủng mới của Ấn Độ đã tìm thấy ở Thụy Sĩ và Italy. Cụ thể, theo báo cáo của Văn phòng Y tế Công cộng liên bang Thụy Sĩ (FOPH), trường hợp đầu tiên của biến thể virus SARS-CoV-2 ở Ấn Độ đã được phát hiện ở Thụy Sĩ, liên quan đến một hành khách quá cảnh tại sân bay.
Còn tại Italy, nhà chức trách vùng Veneto ở miền Bắc Italy ngày 26/4 thông báo vùng này vừa ghi nhận 2 trường hợp nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất phát từ Ấn Độ. Hai trường hợp được phát hiện là cha con gốc Ấn Độ sống ở thành phố Bassano del Grappa thuộc tỉnh Vicenza và vừa từ Ấn Độ trở về Italy thời gian gần đây.
Hôm 25/4, Italy đã ra quyết định cấm nhập cảnh đối với những người từng ở Ấn Độ trong vòng 14 ngày qua do lo ngại loại biến thể của virus SARS-CoV-2 ở quốc gia Nam Á này.
Tại châu Á, chủng mới của Ấn Độ đã được phát hiện ở Indonesia và Nhật Bản. Cụ thể, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết: “Biến thể virus mới được cho là nguyên nhân hàng đầu khiến số ca bệnh tại Ấn Độ tăng cao đã xâm nhập vào Indonesia và lây nhiễm cho 10 người”.
Còn tại Nhật Bản, chính phủ đã xác nhận 5 ca mắc COVID-19 ở nước này nhiễm biến thể đôi, tức là có đặc tính của hai biến thể khác nhau của virus SARS-CoV-2. Biến thể này đã được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ và được cho là có khả năng lây nhiễm cao và ảnh hưởng tới hiệu quả của vaccine.
Cơ quan y tế Việt Nam nói gì về biến chủng COVID-19 mới ở Ấn Độ?
Chiều ngày 26/4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng, chống COVID-19 Hà Nội, bà Trần Thị Nhị Hà – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, biến chủng SARS-CoV-2 tại Ấn Độ nguy hiểm, lây lan nhanh, trong thời gian tới, khả năng xuất hiện các ca dương tính trong cộng đồng tại các địa phương.
Cũng theo bà Hà, qua theo dõi tình hình dịch bệnh và ý kiến dự kiến của các chuyên gia BCĐ Quốc gia Phòng chống dịch thấy rằng, biến chủng xuất hiện ở Ấn Độ và một số nước như Lào, Thái Lan, Malaysia… tương tự biến chủng ở Anh, có khả năng lây lan rất rộng.
Ở Ấn Độ, qua theo dõi, tỷ lệ người trẻ tử vong do COVID-19 tăng cao. Như vậy, chúng tôi đánh giá biến chủng này là hết sức nguy hiểm và nhận định. Trong thời gian tới, có khả năng sẽ có những ca bệnh dương tính trong cộng đồng ở các địa phương. Do đó, các địa phương hết sức lưu ý vấn đề này", bà Hà nhấn mạnh thêm.
Lý giải về sự xuất hiện của biến chủng COVID-19 mới ở Ấn Độ, Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch và Tiêm chủng vaccine, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết: Với
Dựa trên quy luật chọn lọc tự nhiên, những biến chủng có khả năng lây lan nhanh, mạnh, động lực cao sẽ tồn tại và lưu hành. Trong khi đó, những biến chủng không có khả năng lây lan hoặc chậm sẽ tự bị thanh lọc.
Theo thống kê không đầy đủ từ Ấn Độ, biến chủng kép B.1.617 tại Ấn Độ cũng có khả năng lây lan nhanh và mạnh hơn, gấp 2-2,5 lần. Hiện các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về cơ chế hoạt động của biến chủng này.
Bệnh nhân COVID-19 ở Yên Bái có thể nhiễm biến thể mới từ Ấn Độ?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận