Lời răn sâu sắc ẩn sau bức tượng "đầu người đội Phật" gần 1000 năm tuổi ở chùa Bà Bụt

“Đầu người đội Phật” là bức tượng quý được đặt tại chùa Bà Bụt. Ẩn đằng sau bức tượng này là lời răn dạy sâu sắc về sự quy thuận của cái ác trước Phật pháp.

Đỗ Thu Nga
15:00 17/07/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo báo Nghệ An, chùa Bà Bụt nằm ở thôn Thượng Thọ (xã Bạch Đằng, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nay thuộc xã Lam Sơn, huyện Đô Lương). Chùa được đặt trên vùng đất địa linh tươi tốt, cao ráo, đẹp đẽ, trước mặt là dòng sông Lam thơ mộng, trong xanh. Phía sau lưng chùa là ngọn núi Hội tạo thế vững chắc như một bức tường thành che chắn. 

Xưa kia, chùa Bà Bụt có diện tích rộng khoảng 10 mẫu, gồm các hạng mục công trình như: sân vườn, ao sen, tam quan, nhà trạm nhà thuyền, tiền đường, thượng điện cây tốt xanh tốt. Trải qua những thăng trầm lịch sử, thiên tai khắc nghiệt, chiến tranh tàn phá, nhiều công trình của chùa không còn đầy đủ như xưa. Hiện nay chỉ còn một số hạng mục như vườn chùa, sân chùa, tiền đường, thượng điện. 

bi-an-buc-tuong-dau-nguoi-doi-phat-gan-1000-na-tuoi-o-chua-ba-but
Chùa Bà Bụt là ngôi chùa linh thiêng với nhiều tượng cổ

Theo khảo sát, chùa hiện lưu giữ 22 pho tượng cổ, 2 câu đối, 1 bức hoành phi, 2 cửa võng, 3 chuông. Trong số tượng cổ, bức tượng tạc “đầu người đội Phật” là một bức tượng rất hiếm thấy ở Việt Nam. Bức tượng này tượng trưng cho Bà Bụt - người đã giúp Uy Minh Vương Lý Nhật Quang hiển Thánh.

Tương truyền, thuở đó trong thôn Thượng Thọ có cô hàng nước ven sông xinh đẹp nhưng không ai biết cô là ai, từ đâu đến. Họ chỉ thấy một quán nước được dựng lên bằng tre sơ sài, sát lề đường. Điểm nổi bật nhất quán này chính là cô chủ mảnh mai, xinh đẹp tựa hoa. Vì vẻ đẹp đó mà nhiều chàng trai trong làng đem lòng si mê, mơ ước được kết duyên cùng. Song sau thời gian dài cũng chẳng ai lọt vào mắt xanh của cô hàng nước.

Một hôm, nhân lúc vắng người gã hàng chài lì lợm tìm đến trêu chọc cô hàng nước. Bị khước từ, anh ta thô bạo dùng sức cưỡng bức cô. Không ngờ, ngay lập tức cô hàng nước hiện nguyên hình là Đức Phật Bà mười tay, nhảy lên ngồi lên đầu gã hàng chài. 

bi-an-buc-tuong-dau-nguoi-doi-phat-gan-1000-na-tuoi-o-chua-ba-but-3
Toàn cảnh bức tượng "Đầu người đội Phật" trong chùa Bà Bụt

Sau khi trừng phạt tên hàng chài và chỉ đất thiêng cho Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, cô hàng nước biết mất. Qua một đêm, dân xóm chài chỉ còn thấy miếng đất bỏ không, quán nước và chủ quán không thấy đây nữa.

Dựa theo sự tích này mà dân làng sở tại tạc bức tượng Phật bà mười tay cưỡi lên đầu một tên đàn ông để làm gương cho bọn gian dâm. Bức tượng được đặt trong ngôi chùa có tên "Tiên Tích Tự" dựng ngay trên nền quán nước cũ. Dân làng gọi nôm na là chùa Bà Bụt. 

Tượng "Đầu người đội Phật" cao khoảng 1,2 mét, được tạc từ gỗ và sơn son thiếp vàng. Tượng được đặt ở nơi trang trọng nhất trong chính điện. Bên trên, gương mặt Phật Bà hiền lành, đức độ, 10 cánh tay đặt với nhiều tư thế khác nhau vô cùng thon thả, mềm mại. Trong đó có 8 cánh tay giơ cao, 2 cánh tay lại bắt quyết trước bụng. Chân tượng khoanh tròn trên đài sen. 

bi-an-buc-tuong-dau-nguoi-doi-phat-gan-1000-na-tuoi-o-chua-ba-but-7
Ảnh: Báo Nghệ An

Đội đàn sen là đầu quỷ hình người đàn ông hung dữ, 2 tay trụ chống đài sen. Bức tượng này có ý nghĩ, mọi sự tà ác đều phai quy thuận trước Phật pháp

Không chỉ sở hữu bức tượng "Đầu người đội Phật" đầy bí ẩn, chùa Bà Bụt còn được truyền tai về sự linh thiêng gắn liền với huyền thoại Uy Minh Vương Lý Nhật Quang.

Theo báo Pháp luật Việt Nam, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang (? -?) tên húy là Hoảng, con thứ tám vua Lý Thái Tổ, hoàng đế vua Lý Thái Tông. Ngài là vị vương gia “sinh vi tướng, tử vi thần” được sử sách các đời ghi chép, đánh giá cao.

bi-an-buc-tuong-dau-nguoi-doi-phat-gan-1000-na-tuoi-o-chua-ba-but-5

Khi còn nhỏ, ngài thông minh, hiếu học, tính tình ôn hòa được người đời yêu mến. Khi Lý Thái Tổ mất, các hoàng tử tranh ngôi báu dẫn đến loạn Tam Vương, Lý Nhật Quang trong vòng xoáy vương vị đó vẫn giữ được phẩm vị, không hề tư tâm. Nhờ vậy ngày được vua Lý Thái Tông tin cẩn, giao cho nhiều trọng trách quan trọng.

 Uy Minh Vương Lý Nhật Quang được bổ làm Tri châu Nghệ An. Ông đã  tổ chức khai hoang mở đất, xây dựng phát triển kinh tế vùng này. Cảm động trước tấm lòng yêu dân như con của ông, Phật bà Quan Âm đã phù giúp ngài gặp thuận lợi, may mắn. 

Trong quá trình chinh phạt quân Chiêm Thành xâm lấn bờ cõi, tàn hại dân lành, ngài còn được Phật bà hiển linh yểm trợ giành thắng lợi. Khi đi đánh giặc Lão Qua không may bị thương, ngài cưỡi ngựa đến đất Bạch Đường, thôn Thượng Thọ có bà tiên hiện ra báo: "Quả Sơn là nơi linh địa, huyết thực muôn đời có thể hóa thân xứ ấy",.

 Nghe lời bà tiên,  Uy Minh Vương Lý Nhật Quang về đến đất Quả Sơn thì hóa. Quân dân vô cùng thương tiếc nên đã lập đền thờ, gọi là đền Quảng (nay thuộc xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương).

bi-an-buc-tuong-dau-nguoi-doi-phat-gan-1000-na-tuoi-o-chua-ba-but-1
Lễ đón nhận bằng di tích Lịch sử - Văn hoá chùa Bà Bụt.

Được biết, hàng năm người dân địa phương vẫn tổ chức tục  lễ "nghinh xuân" vào ngày 20 tháng Giêng, rước di tượng Lý Nhật Quang từ đền Quả Sơn đến chùa Bà Bụt lễ tạ long trọng. Lễ tạ ơn là một trong những phần lễ có quy mô to lớn, gồm các chức sắc, nhân dân và du khách khắp nơi về dự lễ rất đông...

Lệ tạ tại chùa diễn ra hai năm một lần vào ngày 20, 21 tháng Giêng âm lịch. Lễ tạ ơn chùa Bà Bụt mang nét đặc trưng riêng vốn có từ lâu đời. Đây là hoạt động văn có ý nghĩa, là dịp ôn lại truyền thống hào hùng của các bậc tiền nhân, vừa thể hiện truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của nhân dân. Ngoài ra chùa Bà Bụt còn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng khác gắn với địa phương trong hai cuộc kháng chiến.

Hàng tháng cứ đến ngày sóc, ngày vọng, Đại lễ Phật đản vào dịp xuân về...chùa Bà Bụt lại thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương. Với những giá trị và ý nghĩa lịch sử đó, chùa Bà Bụt đã được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là di tích lịch sử - văn hoá, đây là cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích!

Những câu chuyện nhuốm màu liêu trai về Bà Bụt, Uy Minh Vương có thể chưa được kiểm chứng nhưng những đóng góp của ông với vùng đất Nghệ An là không thể phủ nhận. 

Xem thêm: Điều bí ẩn ở ngôi chùa cổ không có hòm công đức, cấm đốt vàng mã và dâng cúng rượu thịt

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận