Điều bí ẩn ở ngôi chùa cổ không có hòm công đức, cấm đốt vàng mã và dâng cúng rượu thịt

Ngôi chùa Tiêu Sơn tuy giản dị nhưng gắn liền nhiều tên tuổi của những bậc kỳ tài trong lịch sử như sư Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn hay thiền sư Như Trí. Đây là ngôi chùa cổ nổi tiếng nơi không có hòm công đức.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngôi chùa cổ gắn với vị vua huyền thoại Lý Công Uẩn

Chùa Tiêu Sơn (Từ Sơn, Bắc Ninh) vốn có tên Thiên Tâm, dựng từ thời Tiền Lê, là nơi lưu dấu những câu chuyện về những Thánh nhân nhà Lý, đặc biệt là vị vua huyền thoại Lý Công Uẩn.

Ngôi chùa này chính là nơi thiền sư Vạn Hạnh tu thiền, giảng đạo và dạy dỗ Lý Công Uẩn từ thơ ấu cho tới khi lớn khôn trưởng thành, sau trở thành bậc Minh Vương khai lập nền văn minh Đại Việt.

chua-tieu-son-linh-thieng-noi-khong-co-hom-cong-duc-1
Chùa Tiêu Sơn - nơi có tượng Thiền sư Vạn Hạnh.

Sư Vạn Hạnh là thiền sư nổi tiếng văn võ song toàn, có khả năng tiên tri, dự đoán tương lai vô cùng chính xác.

Ông là đệ tử đời thứ 12 của thiền phái Diệt Hỷ - một thiền phái do nhà tu hành Ti ni đa lưu chi từ Ấn Độ mang sang Việt Nam. Dòng thiền phái này nổi tiếng với nhiều pháp công kỳ lạ và huyền diệu như Pháp Hiền, Định Không, Ma Ha... Đặc biệt, các vị thiền sư là những người nắm giữ bí kíp võ học thượng thừa. 

Sư Vạn Hạnh từng là quân sư cho Vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn) trong nhiều trận chiến quan trọng. Trong đó phải kể đến dấu mốc năm 980 khi tướng Hầu Nhân Bảo kéo quân Tống sang đánh nước ta.

Khi được vua Lê Đại Hành mời vào hỏi kế sách dùng binh, sư Vạn Hạnh đáp: “Việc này không phải lo, chỉ cần 3 đến 7 ngày giặc phải lui”. Đến khi vua Lê Đại Hành muốn cất binh đánh Chiêm Thành khi mọi việc đang lưỡng lự thì sư Vạn Hạnh khuyên “nên cất quân đánh nhanh kẻo mất cơ hội”.

chua-tieu-son-linh-thieng-noi-khong-co-hom-cong-duc-2
Lối lên chùa Tiêu Sơn.

Lý Công Uẩn được người đời ca tụng là một võ tướng với tài cầm quân bách chiến, bách thắng. Khi làm vua thì là bậc minh quân đời đời ca ngợi, một con người vĩ đại trong lịch sử. 

Không thể không kể đến công lao dạy dỗ Lý Công Uẩn của thiền sư Vạn Hạnh. Trong suốt quá trình thu nhận Lý Công Uẩn, ông truyền thụ lại hết kiến thức, tinh hoa võ thuật giúp nhân tài họ Lý xây dựng triều Lý từ những ngày đầu tiên.

Tài năng của của thiền sư Vạn Hạnh từng được vua Lý Nhân Tông ngợi ca:

Học thông tam giới ghê thay

Rằng thầy Vạn Hạnh thi tài rất cao

Cửa làng Cổ Pháp tiếng reo

Gậy tăng đủng đỉnh bay vào Đế đô”.

Bí ẩn tượng nhục thân thiền sư Như Trí gần 300 năm

Lịch sử Phật giáo ghi nhận, Chùa Tiêu Sơn cũng là nơi chứa đựng nhiều bí ẩn về thiền sư Như Trí.

chua-tieu-son-linh-thieng-noi-khong-co-hom-cong-duc-3
Tháp Viên Tuệ - nơi phát hiện nhục thân bất hoại của thiền sư Như Trí.

Theo các tài liệu còn lưu lại ở chùa, thiền sư Như Trí là đệ tử nối pháp của thiền sư Chân Nguyên. Thiền sư Như Trí đã từng khắc in lại bộ Thiền Uyển Tập Anh, là bộ sách có giá trị đặc biệt không những về lịch sử Phật giáo mà còn là một tác phẩm truyền kỳ có giá trị về văn học, triết học và văn hóa dân gian. 

Thiền sư Như Trí cùng người thầy Chân Nguyên của mình tiếp nối tinh thần phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. 

Thiền sư Thích Như Trí viên tịch vào năm Quý Mão 1723 thời Vua Lê Dụ Tông. Theo các tài liệu của thiền phái Trúc Lâm, sau khi mãn duyên độ sinh, ngài an nhiên trước sinh tử, nhập thất kiết già và để lại nhục thân bất hoại. 

Đây là hiện tượng hiếm thấy trên thế giới, chỉ những bậc chân tu mới để lại thân thể kim cang bất hối như vậy. Điều đó chứng tỏ sự đắc đạo, chứng quả tu hành đến cảnh giới cõi Phật, thoát khỏi nhục thân thanh tịnh.

Theo lời ni sư Đàm Chính, một lần tình cờ nhìn qua khe hở do viên gạch rơi ra, ni sư ghé mắt nhìn vào và giật mình suýt ngã khi thấy rõ ràng một người đang ngồi kiết già trong tháp. Hoảng quá, ni sư Đàm Chính cầm viên gạch bịt kín lại và chôn chặt chuyện này trong lòng, không kể với bất kỳ ai. 

Theo ni sư, nếu không có sự kiện một người chăn trâu mò lên tháp chàm tìm của qúy chọc thủng pho tượng thiền sư Như Trí, thì ni sư quyết đem bí mật về pho tượng kia xuống suối vàng. 

Chuyện kể rằng, năm ấy, một người đàn ông trong làng, khi thả trâu trên núi Tiêu, đã mò lên tháp Viên Tuệ với ý định tìm… vàng bạc. Gỡ mấy viên gạch ra, ông này nhìn thấy một pho tượng giống hệt một người còm nhom đang ngồi trong tháp.

Ông ta đã kiếm một cây gậy chọc thử vào pho tượng. Kết quả, ông ta chọc thủng mặt vị thiền sư đã an tọa gần 300 năm trong tháp gạch rêu phong. Sau này người chăn trâu này bị bệnh trọng, thế là lời đồn thổi về một nhà sư chết ngồi trong tháp rất linh thiêng lan truyền khắp xóm thôn.

chua-tieu-son-linh-thieng-noi-khong-co-hom-cong-duc-4
Tượng nhục thân thiền sư Như Trí khi chưa tu bổ.

Biết không thể giấu kín chuyện này mãi, ni sư Đàm Chính đã báo cáo với Hòa thượng Thích Thanh Từ - Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt.

Đến tận năm 2004, TS Nguyễn Lân Cường thực hiện tu bổ và bảo quản nhục thân của thiền sư Như Trí tại chùa và hầu hết những thông tin đều giống hai pho nhục thân ở chùa Đậu (Thường Tín, Hà Nội). 

Thiền sư Như Trí cũng tịch trong tư thế ngồi thiền và được các đệ tử phết bên ngoài bằng một lớp bồi gồm đất tổ mối, sơn ta, mùn cưa…Trong lớp bồi lại có những miếng đồng mỏng, có tác dụng đỡ cho nhục thân ngài qua nhiều năm không bị gục xuống.

Tượng nhục thân thiền sư Thích Như Trí đã được thờ phụng trong nhà Tổ của chùa từ năm 2004 đến nay. Hiện tượng những bức tượng táng trong tư thế ngồi kiết già của các bậc thiền sư vẫn luôn là bí ẩn dưới mái chùa cổ kính rêu phong này.

chua-tieu-son-linh-thieng-noi-khong-co-hom-cong-duc-5
Thiền sư đã trở lại dáng vẻ gần như ban đầu và tiếp tục "ngồi kiết già" trong nhà thờ Tổ.

Vẻ linh thiêng của ngôi chùa không hòm công đức

Chùa Tiêu Sơn cổ kính từng là trung tâm Phật giáo lớn của nước ta. Trải qua hàng nghìn năm, nơi đây được nhiều thế hệ phật tử tìm về tu học.

Dù là một di tích nổi tiếng nhưng ngôi chùa vẫn giữ được nét đặc trưng thanh sơ, cổ kính như nhiều ngôi chùa cổ Bắc Bộ khác. Đến chùa Tiêu Sơn, chúng ta sẽ có tâm thế thoải mái an nhiên vãn cảnh chùa, trong không gian u tịch, với những tán cổ thụ rợp bóng.

Ngôi chùa cổ được biết đến với nét độc đáo đó là không có hòm công đức, khác hẳn với nhiều ngôi chùa, đền với ma trận các hòm công đức bày ra trước mắt du khách thập phương lễ chùa.

Mỗi gian thờ có 1 người ngồi nhìn khách đến chiêm bái. Có nhiều người đã biết đến thủ tục không đặt tiền lễ, nhưng cũng có nhiều người chưa biết. Người ngồi nhìn khách chiêm bái trong chùa chỉ để ý xem người đó đặt bao nhiêu lễ trên ban, sau khi người đó ra khỏi gian thờ thì có trách nhiệm cầm gửi lại tiền lễ, hoặc chuyển cho nhà sư trụ để làm công đức ở những trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.

Ở tuổi ngoài 90, với hơn 50 năm trụ trì tại chùa, ni sư Đàm Chính cho biết, chùa vẫn giữ nguyên truyền thống không nhận tiền công đức, không đốt vàng mã.

chua-tieu-son-linh-thieng-noi-khong-co-hom-cong-duc-6
Chùa Tiêu Sơn không có hòm công đức.

Việc dâng cúng rượu thịt cũng bị nghiêm cấm tại đây. Nhà chùa chưa từng thu tiền của phật tử để tổ chức các hoạt động. Các hoạt động tu sửa chùa cũng không bao giờ tổ chức khởi công hay khánh thành.

Nhà chùa cũng không tổ chức dâng sao giải hạn, thỉnh vong giải oan, hay cầu cúng công danh sự nghiệp, sức khỏe, bệnh tật. Nếu nhà chùa muốn tu sửa gì thì sẽ nhờ xã phát loa kêu gọi phật tử phát tâm. Mọi khoản thiện tài cúng dường của phật tử đều được ni sư ghi rõ, công khai các mục cần hỗ trợ nhà chùa để mọi người đều biết. 

“Nhẫn nhục tu hành thế mới hay” đó là câu nói của ni sư mỗi khi tiếp chuyện phật tử đến chùa. 

Có thể thấy, mọi hoạt động tại chùa đều về Phật giáo, tạo không gian tu hành cho tất cả những ai có duyên đến đây. Nhờ có tinh thần tu hành trọn đạo mà chùa Tiêu Sơn giữ nguyên được sự linh thiêng suốt hàng nghìn năm qua.

Chính vì thế, khi đến với chùa Tiêu Sơn, du khách sẽ cảm nhận được tâm thanh tịnh, tìm về chính đạo để tu hành. Sẽ không còn sự vội vã, xô bồ nào tại ngôi chùa cổ kính này.

Xem thêm: Những câu nói hay nhất của thiền sư Thích Nhất Hạnh khiến ta suy ngẫm về giá trị thời gian

Đọc thêm

Nghi thức phóng sinh là nét đẹp trong văn hóa Việt Nam nói chung và của Phật giáo nói riêng. Bản chất của việc phóng sinh là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Phóng sinh là gì? Ý nghĩa của việc phóng sinh?
0 Bình luận

Nhiều phật tử ăn chay như cách để tu dưỡng nhằm tích phúc báo. Ăn chay mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu bữa ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.

Ăn chay như thế nào để tốt sức khỏe?
0 Bình luận

Có rất nhiều cách tích đức đơn giản, không tốn tiền mà lại tạo ra phúc báo lâu dài, mỗi người nên tu dưỡng hàng ngày.

9 cách tích đức đơn giản giúp bạn hưởng phúc báo cả đời
0 Bình luận

Tin liên quan

Nuôi dạy con là cả quá trình, để tạo nên những đứa trẻ tuyệt vời các bậc cha mẹ cần nhớ những nguyên tắc theo lời Phật dạy dưới đây.

5 quy tắc vàng để nuôi dạy nên những đứa trẻ tử tế theo lời Đức Phật
0 Bình luận

Có người ăn ở rất hiền lành, suốt đời làm những việc tốt nhưng số họ lận đận, xui xẻo; còn người xấu làm điều ác thì lại hay gặp may và sống vui vẻ. Hãy đọc bài viết để hiểu nguyên nhân vì sao bạn nhé.

Vì sao người 'ở hiền' nhưng không 'gặp lành'?
0 Bình luận

Đã bao giờ bạn dự đám tang mà nhìn thấy toàn bộ gương trong nhà gia chủ đều được che phủ bằng vải hay báo chưa? Tại sao nhà có người mất phải che toàn bộ gương?

Vì sao nhà có người mất phải che toàn bộ gương?
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất