Mỗi ngày một việc tốt: Bạn trẻ Đắk Lắk chung tay tái chế rác thải nhựa
Biến chai nhựa, phế liệu thành vật phẩm có ích, các bạn trẻ ở thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk đang thực hiện rất hiệu quả ở lớp học tái chế.

Trong khuôn viên một tổ dân phố trên địa bàn phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, những chậu hoa với hình thù, màu sắc đa dạng tạo thành mảng xanh muôn màu khoe sắc dưới ánh nắng. Đó là sản phẩm từ lớp học tái chế được Đoàn Phường Thống Nhất tổ chức tạo cho các em thiếu nhi có một trải nghiệm bổ ích trong dịp hè.
Đoàn viên Trần Huy Hoàng cho biết, tại lớp học tái chế được tổ chức vừa qua, Hoàng tham gia với vai trò hướng dẫn các em thiếu nhi, học sinh làm các sản phẩm từ vật dụng bằng nhựa.

“Lớp học có khoảng 12 học sinh từ 13 -16 tuổi tham gia. Các bạn trẻ ngày nay rất sáng tạo. Trong một buổi, từ 50 chai nhựa và các vật dụng cần thiết đã cho ra hơn 30 sản phẩm hữu dụng, thân thiện với cuộc sống như: lọ hoa, chậu, vật dụng trang trí, heo đất, đồ chơi… và còn tiết kiệm được chi phí” Hoàng nói.
Hoàng chia sẻ, năm nay em bước vào lớp 10. Trong chiến dịch hè vừa qua, Hoàng tham gia cùng các anh chị đoàn viên thanh niên các hoạt động do Đoàn phường tổ chức. Tuyên truyền đến người dân, đoàn viên, học sinh trên địa bàn phường về an toàn giao thông, phòng chống đuối nước và tái chế, tạo thành sản phẩm, các vật dụng trang trí, giảm thiểu rác thải nhựa ra ngoài.
Qua bàn tay khéo léo của các học sinh tạo ra những món đồ chơi, vật dụng dễ thương,… Không chỉ giúp bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm, các vật liệu tái chế còn giúp các em có những vật dụng độc đáo và tiết kiệm.

Học sinh Nguyễn Uyên Nhã Trúc (lớp 7) cho biết, khi tham gia lớp học, em được anh chị đoàn viên hướng dẫn, thỏa sức sáng tạo. Lớp học là trải nghiệm thú vị, tạo nên kỹ năng sống để các em biết trân trọng, bảo vệ môi trường sống. Qua đó, giúp em và các bạn rèn luyện kỹ năng sống và trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích để cùng chung tay bảo vệ môi trường. Ở nhà, em vẫn tận dụng những đồ nhựa bỏ đi để làm thành những chậu hoa xinh xắn đựng cây sen đá.

Theo anh Nguyễn Văn Đăng - Bí thư Thị Đoàn Buôn Hồ, lớp học tái chế là một hoạt động sáng tạo của các bạn đoàn viên và học sinh nhằm góp phần nâng cao nhận thức của thanh niên, thiếu niên và nhi đồng trong việc giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường, hoạt động này cần được nhân rộng trong tổ chức Đoàn các cấp.

Bí thư Thị Đoàn Buôn Hồ cho biết, trong chiến dịch hè năm 2023, đơn vị triển khai xây dựng các công trình số hóa thanh niên, tổ chức 4 lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn”; bảo vệ môi trường như: trồng cây xanh, làm sạch điểm đen về rác thải, hoạt động đổi rác thải nhựa lấy quà; tuyên truyền người dân và tiểu thương tại các chợ hạn chế sử dụng túi nilong; tặng làn đi chợ cho người dân để giảm thiểu rác thải nhựa và nhiều hoạt động khác.
(Theo Tiền Phong)
Xem thêm: Mỗi ngày một việc tốt: Cụ bà 10 năm miệt mài se hương giúp bệnh nhi nghèo
Đọc thêm
Không kể nắng mưa, bếp ăn Tâm Nguyện vẫn đỏ lửa, đều đặn cung cấp những suất ăn 0 đồng hỗ trợ người khó khăn.
Trăn trở với thực trạng hao hụt tài nguyên, Đào đã sáng lập dự án phi lợi nhuận mang tên "S Fashion", nhằm gia tăng tuổi thọ quần áo, giảm số lượng nguyên liệu, vật tư và rác thải.
Người ta gọi ông Lợi là "barie sống" của "hẻm tử thần" ở Đà Nẵng. Ông trở thành "khắc tinh" của những vụ tai nạn giao thông đường sắt từng một thời ấm ảnh người dân.
Bài mới

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.