4 triết lý sống đỉnh cao giúp Tào Tháo xoay chuyển càn khôn: Bạn muốn tạo ra thành tựu, nhất định phải đọc

4 triết lý sống đỉnh cao về tầm nhìn, kết giao, cơ hội, thời cơ của Tào Tháo đến nay vẫn còn nguyện giá trị và rất hữu ích cho bạn trong cuộc sống, công việc.

Đỗ Thu Nga
17:00 15/01/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tào Tháo là nhà chính trị, quân sự, thư pháp lỗi lạc cuối thời Đông Hán. Ông cũng là người trực tiếp góp phần tạo nên thế chân vạc Ngụy – Thục – Ngô thời Tam Quốc. Tuy không phải là người thống nhất đất nước nhưng ông là người đặt nền móng cho việc nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa sau này. Đây là cống hiến tiêu biểu của ông trong lịch sử Trung Quốc. 

Trong số các nhân vật của Tam Quốc, để luận về việc ai là người nhiều mưu, giỏi tính mưu dùng kế nhất thì có lẽ Tào Tháo số 1, chẳng ai qua nổi ông. Tào Tháo túc trí đa mưu, giàu tài thao lược, có tầm nhìn xa trông rộng, tâm tư tỉ mỉ.

Tào Tháo đã vận dụng rất thành công tài năng này của mình để nâng tầm nghệ thuật quân sự lên một tầm cao mới, khiến người đời kinh ngạc. Và đến nay, những triết lý sống của ông vẫn còn nguyên giá trị:

1. Kẻ thù của kẻ thù là bạn

Năm 197, Viên Thuật xưng đế Thọ Xuân. Chỉ sau 1 năm, mâu thuẫn giữa Viên Thuật với đồng minh Lữ Bố ngày càng gay gắt và rõ ràng. Nhân tình thế đó, Tào Tháo đã nghĩ cách lôi kéo Lữ Bố về phe mình, sau đó chinh phạt Viên Thuật.

Tào Tháo còn lấy danh nghĩa triều đình để tấn phong Lữ Bố làm Tả tướng quân. Chưa dừng lại, ông còn đích thân viết thư thể hiện thành ý muốn chiêu mộ Lữ Bố. 

4-triet-ly-song-dinh-cao-giup-Tao-Thao-xoay-chuyen-can-khon

Vốn có hiềm khích với Viên Thuật, Lữ Bố đã vô tình đắc ý khi nhận được sắc phong và sự trọng dụng của Tào Tháo. Động thái này đã làm tăng thêm phần khăng khít trong mối quan hệ giữa Tháo và Bố. Trong khi đó, liên minh Viên - Bố chính thức tan rã. Sau đó, Tào Tháo thanh toán được cả hai thế lực họ Viên và họ Lữ.

Thời xưa, muốn thành đại sự, không chỉ biết cách dùng người mà còn biết cách chớp thời cơ, bắt tay với đối thủ của kẻ thù trong những thời điểm then chốt. Tùng bước lôi kéo để đạt được mục đích chiến thắng cuối cùng của mình.

Trong chuyện đối nhân xử thế, con người chúng ta vốn không thoát khỏi mối quan hệ lợi - hại. Lợi và hại cũng là điều quan trọng mà ai cũng phải suy xét đến nếu muốn có được thành công.

Khi năng lực chưa đủ sâu, thực lực chưa đủ mạnh thì cần biết nhìn xa trông rộng. Khi bản thân ở cửa dưới thì cần phải biết vận dụng sức mạnh của kẻ khác, kể cả đối thủ của đối thủ.

2. Nghĩ tới, nhìn ra nhưng phải đến tận nơi

Lại nói, sau khi Đổng Trác tạo phản thất bại, Tào Tháo và Viên Thiệu là hai thế lực có khả năng nhất trong việc lấy danh nghĩa giúp thiên tử phục chư hầu. Viên Thiệu tất nhiên ý thức được điều này nhưng không đủ dũng khí và quyết đoán.

Thiệu nghĩ, vương nhất nhà Hán suy yếu đã lâu, giúp họ vực dậy cơ đồ gần như không thể. Nếu như hoàng đế di giá đến Nghiệp Thành, thì mỗi lần động binh đều phải xin ý chỉ. Như vậy, mọi hành động quân sự bị mất đi tính cơ mật, tính linh hoạt. Huống hồ dưới chân hoàng đế vẫn còn nhiều các vị đại thần khác. Nếu tôn trọng họ thì chẳng há tự hạ thấp mình. Nếu không tôn trọng thì dễ mang tội tạo phản. Suy đi tính lại vẫn là được chẳng bao nhiêu mà mất thì quá nhiều, do đó, Thiệu luôn do dự không dứt khoát.

4-triet-ly-song-dinh-cao-giup-Tao-Thao-xoay-chuyen-can-khon-7
Ảnh minh họa

Trong khí đó, Tào Tháo nghĩ khác. Ông nhớ ngày xưa Tấn Văn Công nghênh giá Châu Tương Vương đến Lạc Đô, các chư hầu đã cung kính hoàng đế. Ông cũng nhớ đến việc Hán Cao Tổ xưa kia lấy danh nghĩa trả thù cho Nghĩa Đế đã bị Hạng Vũ tàn sát để khởi quân chinh phạt. Nhờ đó mà Hán Cao Tổ vừa có được chính nghĩa lại vừa có được lòng dân.

Nếu Tào Tháo có thể nghênh giá hoàng đế thì chính là thuận theo ý dân. Hai là có thể cảm phục anh tài. Ba là có thể dùng đại nghĩa để chiêu mộ anh tài. Tào Tháo đã nhìn ra và tận dụng thành công cơ hội hiếm có này.

Sau khi đã chiếm đóng thành công hai châu Ô Hằng xa xôi, Tào Tháo đã nghênh giá thiên tử ở Hứa Đô. Nhờ vậy, Tào Tháo đã tiến thêm một bước nữa trong việc đặt nền móng để lập nên nhà Ngụy sau này.

Một cơ hội bày ra trước mắt hai người nhưng Viên Thiệu do dự không quyết mất cơ hội. Tào Tháo quyết đoán bắt tay vào hành động ngay. Nhờ đó mà kết thúc của hai người khác nhau.

Vậy mới nói, muốn thành đại nghiệp thì phải biết nắm bắt cơ hội. Nếu chỉ dừng lại ở suy nghĩ hoặc quan sát mà không hành động, cơ hội vẫn mãi là cơ hội, khó có thể thành công được.

3. Rút củi đáy nồi - lấy yếu thắng mạnh

Sau khi đánh Viên Thượng ở Bình Dương, Tháo quay về tấn công Ký Châu. Nhưng Ký Châu phòng thủ nghiêm khiến quân Tào khó công thành. Do đó, Tào Tháo đã đào hào sâu dẫn nước sông Chương để vây Nghiệp Thành khiến binh lính Ký Châu không có lương thảo mà chết đói. Thế là Tào thắng.

Để có kế sách này, Tào Tháo đã khảo sát kỹ địa hình ở Nghiệp Thành. Căn cứ kết quả thu được, ông thành công triển khai kế hoạch "rút củi đáy nồi", lấy yếu thắng mạnh. 

Trước đây, Tào Tháo cũng từng sử dụng kế sách này vào trận Quan Độ để đánh bại Viên Thiệu. Trong trận chiến kinh điển này, kế sách "rút củi đáy nồi" tiếp tục được vận dụng và sáng tạo.

4-triet-ly-song-dinh-cao-giup-Tao-Thao-xoay-chuyen-can-khon-3

Ngay ở trận Quan Độ, với tương quan lực lượng hai bên chênh lệch rõ rệt, Tháo dẫn 5000 binh sĩ nửa đêm tập kích doanh trại, đốt kho lương của quân Viên Thiệu. Nước đi này đã giúp ông xoay chuyển toàn bộ cục diện, khiến quân Viên Thiệu không còn cửa thắng.

"Rút củi đáy nồi" là một kế sách hiệu quả để linh hoạt ứng phó với tình hình quân địch quá mạnh. Từ đó chúng ta có thể triệt tiêu sinh lực địch và giành chiến thắng. Thế mới thấy, thành bại vẫn ở mưu kế của người mà thôi.

Nếu như học được và vận dụng thành công kế sách này, bạn sẽ có thể linh hoạt xử lý mọi vấn đề và vươn tới thành công.

4. Cơ hội đến tay nhất định không được bỏ lỡ

Cuộc tranh giành lợi ích giữa Viên Thiệu và Tào Tháo được định đoạt bởi việc ai làm người tận dụng thời cơ tốt hơn. Sau khi thảo phạt Công Tôn Toản, Viên Thiệu không màng đến tình cảnh nhân dân đang khốn khổ, lương thảo kiệt quệ. Viên Thiệu cũng không nghe lời của mưu sĩ Thư Thụ nói, Tào Tháo có thiên tử hậu thuẫn nên việc thảo phạt chính là tạo phản. Viên Thiệu tiếp tục phát động trận chiến Quan Độ, khởi binh phạt Tháo. 

Trái ngược với Thiệu, Tào Tháo cẩn thận suy tính. Hành động bộc phát của Thiệu chính là cơ hội "ngàn năm có một" để Tào Tháo diệt họ Viên triệt để, khiến hắn không còn cơ hội trở mình. Để nắm thời cơ, Tháo Để nói về nắm bắt thời cơ, Tào Tháo mà số hai thì không ai là số một.

4-triet-ly-song-dinh-cao-giup-Tao-Thao-xoay-chuyen-can-khon-1

Khương Thái Công từng nói: "Thời cơ hiếm có không thể bỏ lỡ, cần phải nắm bắt và tận dụng triệt để. Thời cơ chưa tới thì không được làm càn. Thời cơ đến rồi thì không được do dự."

Cơ hội chỉ dành cho những người đã có sự chuẩn bị kỹ càng. Cơ hội cũng chỉ đến với những người biết nắm bắt mà thôi. Muốn làm nên nghiệp lớn, nhất định phải biết nắm bắt cơ hội, tận dụng cơ hội, biết chờ thời hành động mà cũng biết nương theo thời thế mà phát triển. Cơ hội đâu phải lúc nào cũng có. Cơ hội đến rồi thì không được bỏ lỡ, như vậy thì chúng ta mới có cơ hội để thành công.

(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Xem thêm: Bài học từ cuộc nhậu giữa Tào Tháo và Lưu Bị: Bất kể nhân viên hay ông chủ đều cần có một điểm này

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận