Tâm thư xúc động của "chiến binh nhí" mắc K máu: Sẽ không có gì là không thể vượt qua, không có gì phải sợ!
Mắc K máu khi chỉ mới 12 tuổi, nhưng cô bé Lý Thị Thu Hoài không hề suy sụp, trái lại luôn giữ tinh thần lạc quan, quyết "chiến đấu" với căn bệnh quái ác.
Lý Thị Thu Hoài (12 tuổi, quê Tuyên Quang) không may mắc căn bệnh K máu (ung thư máu) quái ác. Thế là, từ một nữ sinh thông minh, học giỏi, em phải tạm rời xa trường học, tới điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu TW.
Tuổi còn nhỏ nhưng vô cùng hiểu chuyện, chẳng mấy chốc cô bé đã hiểu mình mắc căn bệnh nghiêm trọng. Mặc dù hoang mang, sợ hãi nhưng em đã vờ như mình không biết để bố mẹ trấn tĩnh hơn. Em vượt qua nỗi mặc cảm, tự trách, cố gắng lạc quan, gồng mình chịu đựng quá trình điều trị đầy gian khó.
Để tự động viên mình, cũng như giãi bày tâm tư, Lý Thị Thu Hoài đã viết những dòng tâm thư đầy xúc động. Đọc tâm sự của em, thật khó có để cầm được nước mắt, xúc động trước sự mạnh mẽ, can đảm của cô bé 12 tuổi nỗ lực chiến đấu với bệnh K. Dưới đây là nguyên văn tâm thư của em:
Từ khi 12 tuổi, con đã bị ung thư máu. Đó có thể gọi là cú sốc đầu đời của con. Từ đó, cuộc sống của con và cả gia đình con đã thay đổi rất nhiều.
Trước khi bị ốm, con đã học rất giỏi, đạt được nhiều thành tích xuất sắc. Con luôn chăm chỉ, chuyên cần học tập và hay tham gia các cuộc thi mà trường tổ chức.
Nhưng tới tháng 02/2022, khi con đang học lớp 6, con cảm thấy mệt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và chảy máu cam. Rồi một ngày vẫn như bao ngày khác, con ngồi trong phòng làm bài, đột nhiên con không nhìn thấy gì, mọi thứ xung quanh đều xoay tròn và mờ đi.
Con được bố mẹ đưa đi nhiều bệnh viện để khám và phải chọc tủy. Khi ngồi chờ trước phòng chọc tủy, con rất lo sợ và đã khóc. Mẹ đã an ủi con, giúp con đỡ sợ hơn một chút. Khi vào chọc tủy, vừa nằm xuống một lúc, con chưa cảm thấy đau gì cả, các bác sĩ đã bảo là xong rồi. Con rất vui vì chọc tủy không đau như con tưởng tượng.
Mấy ngày sau, bố mẹ nhận được kết quả chọc tủy của con. Khi nghe tin con bị ung thư máu, con biết là bố mẹ rất buồn. Cảm giác đó chỉ những người làm cha, làm mẹ mới hiểu được, khi đứa con mang thai chín tháng mười ngày, vất vả nuôi lớn, dành bao tình yêu thương mà lại ốm như vậy. Đó cũng là cảm giác, bầu trời bỗng trở nên tối tăm, u ám, như tảng băng tan giữa mùa đông lạnh giá.
Con không biết làm gì để an ủi bố mẹ nên đã tỏ ra như không hề biết mình bị bệnh để bố mẹ trấn tĩnh hơn. Con đã nghĩ mình là một gánh nặng, mình chỉ biết đem lại rắc rối cho người khác.
Nhưng câu nói của bố: “Có bố mẹ ở đây, chắc chắn sẽ vượt qua thôi” đã thay đổi suy nghĩ của con. Con không phải là gánh nặng, cũng không phải là người gây ra rắc rối mà là người cần phải cố gắng và kiên cường, con phải mạnh mẽ hơn để bố mẹ yên tâm về con.
Có rất nhiều nỗi sợ mà con gặp ở Viện như: tiêm tủy, chọc tủy, lấy máu… Nhưng nhờ có bố mẹ, nhờ các y bác sĩ rất tâm lý, luôn làm cho con cười, con đã dần chiến thắng những nỗi sợ đó.
Nhiều lúc con buồn và ngồi nghĩ: Tại sao con lại đến với thế giới này? Vì sao con không được bình thường, khỏe mạnh, giỏi giang, xinh đẹp như bao người khác? Tại sao bố mẹ đã cực khổ nuôi con lớn mà con lại làm cho bố mẹ phải lo lắng và vất vả như vậy? Bố mẹ còn phải đi vay mượn tiền để cho con đi viện…
Có hàng trăm, hàng nghìn câu hỏi đặt ra trong đầu con. Nhưng khi bố mẹ nói: “Chỉ cần con luôn khỏe mạnh thì vất vả ra sao cũng được. Bố mẹ sẵn sàng hy sinh vì con”, con đã nghĩ khác. Nếu không thể khỏe mạnh như người khác thì con có thể ốm thay bố mẹ, để bố mẹ luôn mạnh khỏe.
Con cũng biết, bố mẹ luôn sẵn sàng gánh vác thay cho con, bị bệnh thay con. Vậy nên con phải ăn thật nhiều, chuyên tâm chữa bệnh để được ở bên bố mẹ nhiều hơn.
Từ khi bị bệnh, con nhận ra sức khỏe là quan trọng nhất, sức khỏe là thứ không gì có thể đánh đổi được. Con tự nói với mình: “Không nên buồn và lo lắng, chúng ta chỉ cần nỗ lực, kiên trì, mạnh mẽ, rồi sẽ khác thôi. Hãy suy nghĩ lạc quan lên nhé! Những việc còn lại thì hãy để bác sĩ lo, chúng ta chỉ cần làm theo là sẽ không đau và cũng sẽ không sợ nữa!”.
Khi bị ốm, con nghĩ sẽ rất buồn và không có ai chơi cùng, nhưng ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương có các cô ở Phòng Công tác xã hội, các cô giáo, anh chị tình nguyện viên… Các cô chú, anh chị hay tổ chức các lớp học, trò chơi ở thư viện. Các dịp lễ như 20/11, Giáng sinh… các cô chú sẽ tập văn nghệ cho chúng con biểu diễn.
Con không có cảm giác cô đơn hay buồn phiền nữa. Con cảm thấy ở Viện có rất nhiều niềm vui và cảm động trước sự quan tâm của các cô chú, anh chị khi ở bên chúng con, lúc dạy học cho chúng con.
Con còn được biết thêm về các chế độ dinh dưỡng, cách giữ vệ sinh… Điều cần nhất với bệnh ung thư máu đó là ăn uống đủ chất, hợp tác với các bác sĩ để chữa bệnh, suy nghĩ tích cực, vô tư, yêu đời, ngủ nghỉ đúng giờ giấc, không ăn những đồ ăn có hại cho sức khỏe.
Con cảm ơn các y bác sĩ đã luôn tận tâm chăm sóc và dành những điều tốt nhất có thể cho chúng con. Con chúc các bác luôn mạnh khỏe, hạnh phúc bên gia đình và con mong các y bác sĩ sẽ luôn thất nghiệp để không ai là bệnh nhân của các bác nữa.
Con cảm ơn bố mẹ đã luôn hy sinh vì con, con cảm ơn các cô giáo đã luôn bồi đắp thêm kiến thức cho con khi ở Viện.
Bây giờ, con chỉ mong ước một điều mà con nghĩ ai cũng sẽ mong muốn đó là mau khỏe, hết bệnh để được trở thành người bình thường và về đi học cùng các bạn ở trường.
Sẽ không có gì là không thể vượt qua, không có gì phải sợ! Chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua căn bệnh ung thư máu này! Hãy cố gắng lên nhé!
Đau đáu với thực trạng rất nhiều trẻ em VN bị đuối nước, Nguyễn Thị Ánh Viên ngoài việc đang dạy bơi trực tiếp, dạy bơi qua mạng xã hội còn khát khao đi khắp cả nước dạy bơi, và xem đó là điều ý nghĩa nhất cho cuộc đời mình.
Cha mẹ thông thái không cho con vàng bạc mà truyền dạy cho con những chân lý ở đời. Đó là hành trang làm người, hành trang để sau này con có thể "hóa rồng, hóa phượng".
Sống ở đời xin ghi nhớ: Giữ cho cơ thể khỏe mạnh; giữ cho đôi mắt rộng mở; giữ cho miệng luôn vui vẻ; giữ cho tâm trí luôn an lành. Đó là 4 vị trí phong thủy thượng đẳng trên cơ thể.
Ba tháng trước khi hy sinh, người lính trẻ Lê Văn Huỳnh (quê Thái Bình) đã để lại một bức thư cảm động, như một lời từ biệt định mệnh. Những dòng chữ được viết bằng dự cảm trước cái chết khiến người đọc không khỏi nghẹn lòng.
Khép lại hành trình giàu cảm xúc và đầy ý nghĩa tại Bản Liền, các thành viên trong Gia Đình Haha và ekip sản xuất đã chung tay trồng 500 cây thông con lên đồi, góp phần giữ đất chống xói mòn.
Ở phường Chợ Lớn (TP.HCM) có một tủ bánh mì 0 đồng không bao giờ vơi, cứ hôm nay hết qua hôm sau lại đầy và ai đi ngang qua nếu cần đều có thể lấy 1 ổ miễn phí.
Suốt 2 năm qua, võ sư Phan Quang Thuận, Chủ nhiệm CLB Thái Cực Đạo (P.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã dành rất nhiều tâm sức để duy trì lớp dạy võ miễn phí cho các em học sinh khuyết tật.
Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.
Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.
Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.
Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.
Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.
Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.
Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.
Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".
Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.