Sốt đất vùng quê liên tục trong vài năm, nhà đầu tư kỳ vọng thu lời lớn

Do giá bất động sản ở trung tâm đã cao, nhiều nhà đầu tư có xu hướng chuyển về vùng quê đón "sốt đất", hi vọng có thể kiếm lời.

Chi Nguyễn
15:22 30/03/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ bao đời nay, bất động sản vẫn luôn là kênh đầu tư khá an toàn, giúp nhiều người đổi đời nhanh chóng. Thế nhưng, không phải lúc nào việc mua đất, mua nhà cũng dễ dàng, chẳng hạn như giai đoạn 2015 - 2016.

Những năm gần đây, thị trường địa ốc trải qua nhiều cơn sốt cục bộ. Mỗi khi có sốt đất, giá cả lại tăng chóng mặt, thiết lập mặt bằng giá cao ngất ngưởng. Giờ đây, đất trung tâm đắt đỏ đã đành, ngay đến đất vùng ven Hà Nội như Hoài Đức, Thạch Thất, Sơn Tây,... cũng có mức giá cao ngất ngưởng.

sot-dat-que-khien-nha-dau-tu-day-song-do-tien-ki-vong-lai-lon
Những nhà đầu tư non tay và vốn mỏng gần như hết cơ hội đầu tư, chuyển dịch sang về quê "săn đất"

Điều đó khiến cho những nhà đầu tư non tay và vốn mỏng gần như hết cơ hội đầu tư, và chuyển dịch sang về quê "săn đất". Khoảng 2 năm trở lại đây, ở Ý Yên, Nam Định, giá đất tăng cao như phi mã, có những mảnh tăng gấp 4 lần. Anh Nguyễn Phong, môi giới địa phương cho biết, 2 mảnh đất ở gần Quốc lộ 38B rộng 120m2 và 150m2, có giá 18/20 triệu đồng/m2.

Anh cho hay: "Hơn 2 năm trước, giá đất ở đây chỉ dao động khoảng 5 - 7 triệu đồng/m2 thôi. Nhưng giờ dân xung quanh cũng quan tâm nhiều đất đai, họ không gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng nữa mà mua đất tích trữ. Trong khi đó, những mảnh đất nằm ở mặt đường lớn không còn để bán nên giá đất cũng đẩy lên cao".

Không chỉ ở Ý Yên, bất động sản ở huyện Giao Thủy cũng vô cùng sối động. Từ việc chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện có tiền tỷ, không ít nông dân ở đây đã đổi đời nhờ "sốt đất" khi giá tăng 30-50%. Anh Hưng là một môi giới ở thị trấn Quất Lâm (Giao Thủy) cho biết, hồi tháng 12 năm ngoái có một nhà đầu tư có tiếng mua 1 thừa đất rộng 800m2 với giá 2,4 tỷ đồng. Đây là mảnh đất gồm cả đất thổ cư và đất trồng cây, lại ở mặt đường.

Chỉ sau vài tháng, nhà đầu tư này đã bán cho một người khác một nửa (400 m2) với giá 1,6 tỷ đồng. Diện tích còn lại chủ đất chia thành 2 lô, mỗi lô rộng khoảng 200m2. Với lô ở mặt đường 6m, chủ đất bán với giá 1,1 tỷ đồng, với lô mặt đường 3,5m thì bán giá 800 triệu đồng. Chưa đến nửa năm, chủ đất mới thu chênh 1,1 tỷ đồng so với tiền mua vào. 

sot-dat-que-khien-nha-dau-tu-day-song-do-tien-ki-vong-lai-lon
Nguyên nhân chính khiến vùng quê "sốt đất" vẫn là do người ta mua đi bán lại và ai cũng muốn có lãi

Anh Hưng kể thêm, đất ở xóm Liên Phong, xã Giao Phong cũng đăng tăng giá vùn vụt. Trước Tết, giá trong ngõ nhỏ cũng được săn đón, giá ừ 1 - 1,6 triệu đồng/m2. Đến nay đã có người rao bán giá  2,8 - 3,5 triệu đồng/m2, sang tay nhiều người. Anh giải thích: "Giá đất tăng nhanh do đây là khu vực đã được quy hoạch là vùng lõi của vùng du lịch nghỉ dưỡng. Người mua cũng có thể tính dài hạn để phân thành lô nhỏ. Nhưng tôi thấy nguyên nhân chính vẫn là do người ta mua đi bán lại và ai cũng muốn có lãi".

Không chỉ ở Nam Định, 2 năm qua vì sốt đất mà đất nông thôn tại Thanh Hóa cũng tăng chóng mặt. Hồi năm 2020, đất ven biển huyện Quảng Xương chỉ ở mức 5-7 triệu đồng/m2, đến nay đã tăng lên 13-15 triệu đồng/m2. Thậm chí, ở những nơi có vị trí đẹp, giá đất còn lên tới 18-20 triệu đồng/m2. 

Giờ đây, đất nông thôn nhiều tỉnh thành cũng được cắt thành từng lô, bán giá mét vuông rõ ràng. Đáng chú ý, ngay cả trong mùa dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, giá đất cũng tăng phi mã. Người bán thì hồ hởi thu lãi nhiều tỷ đồng, người mua thì "toát mồ hôi" chạy theo giá nóng.

Theo Thanh Phong/Nhịp sống kinh tế

Xem thêm: Hăm hở mua đất nào ngờ "đu đỉnh", nhiều nhà đầu tư ngắc ngoải vì sốt đất

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận