Ông nông dân Yên Bái mua ruộng bỏ hoang nuôi ốc nhồi đẻ khỏe lớn nhanh, kiếm tiền tỷ mỗi năm

Thấy ốc nhồi được giá, ông nông dân ở Yên Bái đã mua thửa ruộng bỏ hoang và cải tạo nuôi ốc nhồi, mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.

Chi Nguyễn
10:22 10/08/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ông Phạm Thế Cầu (tên thật là Phạm Hùng Thế, SN 1961, trú tại thôn Bình Sơn, xã Văn Phú, TP Yên Bái, Yên Bái) được bà con ví von là "tỷ phú nông dân". Sau khi giải ngũ, ông về quê làm bạn với những thửa ruộng và trồng rừng.

Năm 1989, trong một lần ăn cưới con người bạn ở Lâm Đồng, ông được dẫn đi thăm các vườn cây trĩu quả của các hộ gia đình ở đây. Thấy vườn chanh tứ thời quả to lại mọng nước, ông mua 10 cành giống về trồng thử ở vườn nhà.

ong-nong-dan-yen-bai-mua-ruong-bo-hoang-nuoi-oc-nhoi-kiem-tien-ty
Ao nuôi ốc của gia đình ông Phạm Thế Cầu

Năm đó, tỉnh Yên Bái chưa có nơi nào trồng được chanh tứ thời, cựu binh phải tự tìm tòi cách trồng và chăm sóc qua các chủ vườn chanh ở nơi khác. Sau 3 năm nỗ lực chăm sóc, cây chanh ở vườn ông ra quả, bán được giá. Lúc này, ông mở rộng diện tishc và chuyển đổi một số thửa ruộng khô hạn sang trồng chanh, sau đó mua và trồng thêm một số loại cây ăn quả cho thu nhập cao như xoài vân du, vải, bưởi...

Một lần nọ đi ăn ở cửa hàng, ông Cầu thấy người ta bán ốc nhồi ngon, lại được giá liền. Lại thấy thị trường cung không đủ cầu, ông bỏ tiền mua sách báo, tài liệu và tham khảo thị trường ở Yên Bái, Hải Dương, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn để học nuôi ốc nhồi. Khi đã nắm được cơ bản cách nuôi, ông bỏ ra 6 triệu, mua ốc giống ở địa phương về nuôi thử.

ong-nong-dan-yen-bai-mua-ruong-bo-hoang-nuoi-oc-nhoi-kiem-tien-ty
Mộc góc ruộng hoang được ông cải tạo thành ao nuôi ốc bố mẹ

Tuy nhiên, đến lúc thực hành mới thấy khó, năm đầu tiền nuôi ốc chết hơn 60% vì chưa có kinh nghiệm. Giá ốc thương phẩm ở thị trường là 100.000 đồng/kg, dù ốc chết nhiều nhưng ông vẫn có doanh thu 400 triệu, lãi 50 triệu. Nhận thấy có thể kiếm được thêm, ông lại bỏ thời gian tìm tòi, học kỹ thuật nuôi ốc phù hợp với điều kiện khí hậu quê nhà.

Ông Cầu cho hay, ốc nhồi là loại dễ nuôi, ao không cần đào quá sâu, nước ngập đầu gối là được. Ốc ăn được nhiều loại thức ăn như bèo tấm, bầu bí,... nhưng lại ăn ít. Vì thế, ta cần chuẩn bị lượng thức ăn vừa đủ, không để thừa mứa, dễ làm ô nhiễm nguồn nước. Rút kinh nghiệm từ lứa ốc đầu tiên, để tránh bị chuột ăn ốc và nước bị nhiễm khuẩn, ông Cầu làm cỏ quanh bờ nuôi thật quang đãng và làm giá thể cho ốc đẻ bằng tre khô. Sau đó, ông mở rộng diện tích nuôi ốc nhồi từ 1.500 m2 lên 10 ha.

ong-nong-dan-yen-bai-mua-ruong-bo-hoang-nuoi-oc-nhoi-kiem-tien-ty
Ông Cầu chuyển trứng vào buồng ấp đã được che chắn, để nhiệt độ thích hợp

Theo ông, việc nuôi ốc khá đơn giản, mỗi tháng ốc mẹ đẻ 1 buồng trứng, ta chỉ cần thu gom trứng và xếp ra khay. Sau đó, chuyển trứng vào buồng ấp đã được che chắn, để nhiệt độ thích hợp. Mỗi 1 kg trứng lại nở ra 1,2 vạn ốc con, ấp khoảng 15 ngày thì trứng nở. Lúc này, ta chuyển ra ao nuôi giống để ốc nhồi thích nghi với môi trường, sau đó chuyển ra ao nuôi thương phẩm để thêm 3 tháng thì thu hoạch. Ốc nhồi sinh trưởng kém vào mùa đông, trong khi thị trường phía Nam lại luôn cần ốc giống. Ông nông dân Yên Bái lại tìm cách đóng ốc giống vào thùng xốp, sau đó vận chuyển vào các trang trại ốc ở miền Nam để họ nuôi.

Được biết, cứ 3 tháng một ao ốc giống của ông đem lại lãi 10 triệu đồng. Một năm ông nuôi được 3 lứa ốc thương phẩm, sau đó lại bán cho thương lái ở các tỉnh miền Bắc và một số tỉnh khác trong Nam. Thấy ông Cầu bán được, Hiệp hội ốc nhồi miền Bắc đã mời ông tham gia. Sau khi gia nhập hiệp hội, ông Cầu càng "buôn may bán đắt", mở rộng thị trường, làm ăn khấm khá hơn.

Ông kể, quanh khu nhà ông, bà con đa phần đi vào Nam làm khu công nghiệp, nên có nhiều ruộng vườn bỏ hoang. Vì thế, ông mua lại những thửa ruộng bỏ hoang đó, cải tạo rồi đầu tư nuôi ốc nhồi. Đến vụ thu hoạch, ông thuê khoảng 5 nhân công giúp thu nhặt ốc, vận chuyển tiêu thụ, trả lương họ từ 4-5 triệu đồng.

ong-nong-dan-yen-bai-mua-ruong-bo-hoang-nuoi-oc-nhoi-kiem-tien-ty
Mở rộng hệ thống rãnh thoát nước của diện tích trồng chanh tứ thời để nuôi ốc nhồi

Đầu năm 2020, ông Cầu mở rộng 6 sào rãnh thoát nước trồng chanh, nâng tổng diện tích nuôi ốc lên khoảng 0,5 ha. Chỉ trong 6 tháng đầu năm ấy, ông Cầu thu trên 600 triệu đồng,chủ yếu từ tiền bán ốc giống, bán trứng với mức giá 700.000 đồng - 1,5 triệu đồng/kg, ốc bố mẹ bán giá 200.000 - 300.000 đồng/kg. Trung bình mỗi năm ông Phạm Thế Cầu thu được 1-1,3 tỷ đồng, được bà con ví von là "tỷ phú ốc nhồi".

Ông Cầu tâm sự: "Với nhà nông mà nói, sản phẩm làm ra đến đâu, tiêu thụ hết đến đấy thì sung sướng lắm, nhất là còn mang lại cho mình thu nhập cao nên càng làm càng ham!". Sau khi thành công với việc nuôi ốc nhồi, ông dự định thử sức nuôi lợn nái, vừa để bán lấy giống, vừa lấy phân nuôi bèo làm thức ăn cho ốc.

(Theo Dân Việt)

Bỏ việc ngân hàng, 8x Sài Gòn chuyển hướng làm nông dân trồng rau thủy canh

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận