5 sai lầm gia chủ dễ mắc khi cúng ông Công ông Táo 2022

Cúng ông Công ông Táo là một trong những tín ngưỡng quan trọng ngày Tết, do đó gia chủ cần tránh những sai lầm nghiêm trọng này.

Chi Nguyễn
05:00 30/12/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt thường chuẩn bị mâm cơm cúng, lễ vật,.. để cúng ông Công ông Táo. Đây là ngày mà Táo quân trở về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về mọi điều tốt xấu của gia chủ trong năm qua. Do đó, lễ cúng ông Công ông Táo được người Việt coi trọng, tiến hành cẩn thận và thành tâm. Khi lễ cúng, gia chủ cần tránh những sai lầm sau:

Mâm cúng không đầy đủ, khấn sai

nhung-sai-lam-khi-cung-ong-cong-ong-tao-2022
Gia chủ cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ lễ vật khi làm mâm cúng ông Công ông Táo

Gia chủ cần lưu ý, lễ cúng ông Công ông Táo quan trọng hơn cả là sự thành tâm và thái độ kính cẩn với các vị Táo quân. Vì thế, dù làm cỗ chay hay mặn, thịnh soạn hay đơn giản, cần phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật gồm 3 bộ quần áo, mũ, giày cho 3 vị thần với một con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ hoặc 3 con cá chép.

Ngoài ra, đây là lễ cúng để tiễn ông Công ông Táo về trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng. Do đó, gia chủ không nên khấn xin tài lộc, sung túc mà chỉ cần thành tâm khấn vái là đủ.

Lễ vật càng nhiều càng tốt

Nhiều người qua niệm, vào ngày này khi chuẩn bị mâm cao cỗ đầy sẽ được các vị Táo quân ban nhiều phước lộc, bỏ qua những việc làm xấu trong năm. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Lâm Biền lại cho rằng ta chỉ nên làm mâm cỗ cúng vừa đủ, không quá cầu kỳ. Quan trọng là ta phải thể hiện sự thành tâm của mình với các vị thần cai quản đất đai và thần cai quản nhà bếp.

Cúng tiền âm phủ

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, khi cúng ông Công ông Táo, gia chủ không nên đốt tiền âm phủ. Đây là thần tiên, là quan trên trời, không phải vong hồn người âm. Cúng tiền âm phủ không chỉ là sai lầm mà còn gây tốn kém, ảnh hưởng tới môi trường.

Thả cá chép không đúng cách

nhung-sai-lam-khi-cung-ong-cong-ong-tao-2022
Cần thả cá chép đúng cách để không làm ảnh hưởng đến sinh mạng của cá

Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam cho biết, phóng sinh cá chép vào ngày này mang ý nghĩa công đức rất lớn. Do đó, gia chủ cần lưu ý thả cá đúng cách, nên đứng gần mép nước để thả cá. Nếu cần, có thể từ từ nghiêng miệng túi nilon hoặc độ đựng cá để cá tự bơi ra, không thả cả túi ni long xuống nước.

Gia chủ tuyệt đối không đứng ở thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống, bởi cá chép có thể chết. Ngoài ra, ta cũng không nên phóng sinh cá ở những nơi môi trường bị ô nhiễm vì cá sẽ ít cơ hội sống sót.

Lễ cúng sau 12h ngày 23 tháng Chạp

Theo lệ thường, gia chủ sẽ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, do cuộc sống và công việc bận rộn, gia chủ có thể chuẩn bị lễ cúng trước 1-2 ngày cũng được.

Điều quan trọng là phải cúng hoàn tất trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Người xưa quan niệm, sau 12 giờ, cổng thiên đình sẽ đóng cửa. Nếu lễ cúng và thả cá quá muộn, Táo quân sẽ không kịp giờ lên cõi trên báo cáo với Ngọc Hoàng.

Ngày cúng ông Công ông Táo năm 2022 (Tết Nhâm Dần) rơi vào Thứ Ba, ngày 25/01/2022. Giờ Hoàng đạo trong ngày này sẽ rơi vào các khung giờ: Tý (23-1), Sửu (1-3), Thìn (7-9), Tỵ (9-11), Mùi (13-15), Tuất (19-21).

(*) Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo.

Xem thêm: Thả cá chép ngày ông Công ông Táo 2022 cần lưu lý gì?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận