Thả cá chép ngày ông Công ông Táo 2022 cần lưu lý gì?

Việc thả cá chép phóng sinh ngày ông Công ông Táo là việc làm mang nhiều ý nghĩa, nhưng làm sao cho đúng thì không phải ai cũng biết.

Chi Nguyễn
14:00 28/12/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vì sao cần thả cá chép ngày ông Công ông Táo?

Ngày cúng ông Công ông Táo là ngày 23 tháng Chạp hàng năm, là thời điểm mà Táo quân cưỡi cá chép về trời báo cáo với Ngọc Hoàng. Trong ngày này, việc thả cá chép phóng sinh luôn có, là việc làm có nhiều ý nghĩa. Thế nhưng, cách thả cá chép sao cho đúng thì không phải ai cũng biết.

tha-ca-chep-ngay-ong-cong-ong-tao-2022-can-luu-ly-gi
Theo tín ngưỡng dân gian, sau khi cúng bái xong, cá chép được mang ra thả ở sông, hồ đưa các Táo lên Thiên đình báo cáo

Bên cạnh mâm cơm cúng, người Việt thường chuẩn bị thêm 3-4 con cá chép thả trong chậu nước. Đợi khi cúng ông Công ông Táo xong, người dân sẽ đem cá phóng sinh tại ao, hồ, sông,... để đưa ông Táo về trời.

Người xưa quan niệm, vạn vật đều có tính âm dương, cá chép mang tính âm nên có thể bay lên được. Chưa kể, dân gian còn lưu truyền vô số câu chuyện về "cá chép vượt vũ môn", "cá chép hóa rồng", cho rằng loài cá này có thể biến hóa thành rồng để bay đi. Nếu gia chủ có gia cảnh tốt thì thả nhiều cá chép cũng tốt, nếu không chỉ cần 3 con cá chép là đủ. 

Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, cho biết: "Theo tín ngưỡng dân gian, sau khi cúng bái xong, cá chép được mang ra thả ở sông, hồ đưa các Táo lên Thiên đình báo cáo để Thiên đình định đoạt công tội cho tất cả loài người. Theo giáo lý nhà Phật, hành động thả cá chép mang ý nghĩa phóng sinh. Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, mà còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam".

Lưu ý khi thả cá chép ngày ông Công ông Táo 2022

tha-ca-chep-ngay-ong-cong-ong-tao-2022-can-luu-ly-gi
Sau khi hạ lễ cúng ông Công ông Táo, hóa vàng, gia chủ mới mang cá chép đi phóng sinh

Nhiều người cho rằng việc mua và thả cá chép sống ngoài yếu tố tâm linh, làm "ngựa" cho Táo quân về chầu trời còn thể hiện tinh thần yêu thương sự sống. Phóng sinh cá chép thể hiện tập tục lâu đời, cũng là thể hiện lòng nhân đạo của người Việt Nam. Phóng sinh một lần, phúc báo đời đời, nghiệp lành khai nở.

Cá chép dùng trong ngày này thường là cá chép đỏ, gia chủ cần chọn con cá còn khỏe mạnh. Để kiểm tra, hãy chạm nhẹ tay vào mặt nước, nếu cá bơi nhanh, quẫy mạnh tức là còn khỏe. Cá sau khi mua thì hãy thả vào chậu hoặc bể lớn nhỏ tùy kích cỡ, đổ nước sạch vào cho cá bơi.

Sau khi hạ lễ cúng ông Công ông Táo, hóa vàng, gia chủ mới mang cá chép đi phóng sinh. Cần lưu ý, nếu phóng sinh không đúng cách có thể coi là tạo nghiệp. Người thả cá cần chọn những ao, hồ nước sạch, không ô nhiễm, càng không nên đứng trên cao đổ hay ném cá xuống. Làm như vậy, cá có thể bị chết khi chạm mặt nước.

Hãy chọn thả cá chép chỗ mép nước gần, nhẹ nhàng nghiên bát hoặc túi để cá tự bơi đi. Sau khi thả cá, nên lưu lại để xem cá đã bơi đi chưa, tránh việc cá bị mắc kẹt. Ngoài ra, gia chủ tuyệt đối không thả cá cùng túi nilon xuống ao, hồ... để không làm ô nhiễm môi trường.

(*) Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo.

Xem thêm: Nên cúng đón ông Công ông Táo về nhà vào ngày bao nhiêu?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận