Chuyện về triều đại "quyền lực" nhất thời phong kiến: Hơn 30 người làm vua, kéo dài hơn 300 năm

Có thể nói, nhà Lê là dòng họ "quyền lực" nhất nhì lịch sử khi kéo dài đến hơn 300 năm và có hơn 30 người làm vua.

Chi Nguyễn
16:00 14/08/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Triều đại có nhiều vua nhất lịch sử

Sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc, nước ta bắt đầu kỷ nguyên độc lập, đánh dấu bằng chiến thắng trận Bạch Đằng năm 938. Khi ấy, Ngô Quyền (吳權) đã lãnh đạo quân dân ta đánh bại quân Nam Hán, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài. 1 năm sau đó, ông lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương và lập ra nhà Ngô, trị vì từ năm 939 đến năm 944. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư gọi Ngô Quyền là Tiền Ngô Vương (前吳王), chép rằng: "Mùa xuân, vua bắt đầu xưng vương, lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục".

Đinh Tiên Hoàng (丁先皇, tên húy là Đinh Bộ Lĩnh) có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và là hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc Thuộc. Nhà nước Đại Cồ Việt mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam. Kể từ đây, các vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ, mà xưng Hoàng đế như một dòng chính thống.

nha-le-dong-ho-quyen-luc-nhat-thoi-phong-kien-keo-dai-den-300-nam
Trận Bạch Đằng năm 938

Triều đại kéo dài nhất lịch sử phong kiến Việt Nam kéo dài đến 355 năm, có nhiều đời vua nhất là Hậu Lê. Triều đại Hậu Lê được chia làm 2 giai đoạn, Lê sơ và Lê Trung Hưng. Nhà Lê sơ kéo dài 99 năm, từ năm 1428 đến năm 1527. Nhà Lê Trung hưng kéo dài tới 256 năm, tính từ năm 1533 tới năm 1789. Triều đại này có tới 26 vua, nhà Lê sơ có 10 vua (một số tài liệu chép 11 đời vua), còn nhà Lê trung hưng có 16 vua.

10 vị vua nhà Lê sơ gồm có: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng. Thời kỳ này các vua Lê nắm trọn quyền hành, được coi như thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam.

nha-le-dong-ho-quyen-luc-nhat-thoi-phong-kien-keo-dai-den-300-nam
Điện Kính Thiên được xây dựng ở chính giữa Hoàng thành

16 vị vua nhà Lê trung hưng gồm các vị: Lê Trang Tông, Lê Trung Tông, Lê Anh Tông, Lê Thế Tông, Lê Kính Tông, Lê Thần Tông, Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông, Lê Đế Duy Phương, Lê Thuần Tông, Lê Ý Tông, Lê Hiển Tông và Lê Mẫn Đế (Lê Chiêu Thống).

Một số tài liệu ghi triều đại này là nhà Lê hoặc Hậu Lê, để phân biệt với nhà Tiền Lê do Lê Đại Hành lập ra (980-1009). 

Những vị vua nổi bật triều đại Hậu Lê

Có 3 vị vua nổi tiếng thời Lê, 3 người này là Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và Lê Thánh Tông.

Lê Thái Tổ

Vua Lê Thái Tổ (黎太祖), tên khai sinh là Lê Lợi, được coi là vị vua huyền thoại Đại Việt với tài quân sự, khả năng quân sự và cả tấm lòng nhân ái với nhân dân. Ngày 15/4/1428 (năm Mậu Thân), Lê Lợi lên ngôi vua ở điện Kính Thiên, xưng là "Thuận Thiên thừa vận, Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương", hiệu Lam sơn động chủ, sử gọi Thái Tổ Cao Hoàng đế. Ông đặt quốc hiệu là Đại Việt, lấy Đông Kinh (Hà Nội) là thủ đô, đại xá thiên hạ, ban bố "Bình Ngô Đại cáo" - được coi là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của nước ta.

nha-le-dong-ho-quyen-luc-nhat-thoi-phong-kien-keo-dai-den-300-nam
Vua Lê Thái Tổ. Ảnh minh họa

Đại Việt sử ký toàn thư có nhận xét như sau: "Vua nhiệt tình, hăng hái dấy nghĩa quân đánh dẹp giặc Minh. Sau 10 năm thì thiên hạ đại định. Đến khi lên ngôi, đã ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu nhập sách vở, mở mang trường học, có thể gọi là có mưu kế xa rộng mở mang cơ nghiệp. Song đa nghi, hiếu sát, đó là chỗ kém".

Sử thần bàn: "... Vua dấy nghĩa binh, chưa từng giết bừa một người nào. Chỉ biết lấy mềm chống cứng, lấy yếu địch mạnh, lấy ít thắng nhiều, không đánh mà khuất phục được người, cho nên có thể đổi vận bĩ sang vận thái, chuyển thế nguy thành thế yên, đổi cuộc loạn thành cuộc trị. Câu "Người có nhân, thiên hạ không ai địch nổi" chính hợp với vua. Cho nên, vua lấy được thiên hạ, truyền cơ nghiệp đến muôn đời là phải lắm".

Lê Thái Tổ trị vì được 5 năm thì qua đời vào ngày 22/8 âm lịch (ngày 7/9 dương lịch) năm Quý Sửu (1433), hưởng dương 49 tuổi. Vua được an táng ở Vĩnh Lăng, Lam Sơn và được tôn miếu hiệu là Thái Tổ (太祖).

Lê Thái Tông

nha-le-dong-ho-quyen-luc-nhat-thoi-phong-kien-keo-dai-den-300-nam
Vua Lê Thái Tông. Ảnh minh họa

Vua Lê Thái Tông (黎太宗) tên húy là Lê Nguyên Long, là con thứ hai của Lê Lợi và bà Phạm Thị Ngọc Trần. Lê Thái Tông lên nguôi lúc 11 tuổi, nhưng là vị vua thông minh, lại được nhiều đại thần võ tướng như Lê Sát, Lê Ngân,... và các văn thần, ngôn quan như Phan Thiên Tước, Bùi Cầm Hổ,... giúp sức. Ông trị vì 9 năm, cùng các đại thần ổn định xã hội, nghiêm trị tham ô, hoàn thiện nghi thức, lễ nhạc cung đình. Lại thêm chỉnh đốn quân đội, chấn hưng giáo dục, đặt lệ 3 năm mở 1 khoa thi toàn quốc để tìm ra Nho sĩ có tài.

Dưới thời vua Lê Thái Tổ, Đại Việt phát triển thịnh đạt, đánh dấu một thời kì thịnh trị trong lịch sử phong kiến. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: "... mới có mấy năm mà điển chương văn vật rực rỡ đầy đủ, đất nước đã đổi thay tốt đẹp. Các nước Trảo Oa, Xiêm La, Tam Phật Tề, Chiêm Thành, Mãn Lạt Gia vượt biển sang cống". 

Năm 1442, vua bất ngờ qua đời ở tuổi 20 khi đi tuần miền Đông, làm dấy lên nhiều nghi vấn. Cũng vì thế mà Nguyễn Trãi bị kết án tru di, tạo thành vụ án Lệ chi viên nổi tiếng. Đại Việt sử ký có ghi lời bàn của sử quan như sau: "Vua thiên tư sáng suốt, nối vận thái bình; bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài đánh dẹp Di Địch. Trọng đạo sùng nho, mở khoa thi chọn hiền sĩ; xử tù, xét án phần nhiều tha thứ khoan hồng. Cũng là bậc vua tài giỏi biết nối giữ cơ đồ. Song đam mê tửu sắc, đến nỗi thình lình băng ở bên ngoài cũng là tự mình chuốc lấy tai họa".

Lê Thánh Tông

nha-le-dong-ho-quyen-luc-nhat-thoi-phong-kien-keo-dai-den-300-nam
Vua Lê Thánh Tông. Ảnh minh họa

Vua Lê thánh Tông (黎聖宗), tự là Lê Tư Thành, là con trai út của Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Giao. Ông là hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê, trị vì tổng cộng 37 năm. Thời kỳ của ông đánh dấu sự hưng thịnh của nhà Hậu Lê nói riêng và phong kến Việt Nam nói chung, gọi là Hồng Đức Thịnh Thế.

Năm 1445, Lê Nhân Tông hạ chiếu phong Lê Tư Thành là Bình Nguyên Vương, làm phiên vương vào kinh sư học cùng các vương khác. Bình Nguyên vương có dáng điệu đường hoàng, thông minh hơn hẳn người khác, lại không lộ vẻ anh minh ra ngoài, chỉ vui với sách vở cổ kim. Ông thích nghĩa lý thánh hiền, ưa điều thiện, chăm chỉ, được Thái hậu Nguyễn Thị Anh yêu mến như con đẻ, và được Nhân Tông coi như người em hiếm có.

nha-le-dong-ho-quyen-luc-nhat-thoi-phong-kien-keo-dai-den-300-nam
Rồng đá Điện Kính Thiên được xây thời Lê Thánh Tông

Năm ông 18 tuổi, các quan đại thần phế truất vua Lê Nghi Dân, rước Tư Thành lên ngôi vua. Lê Thánh Tông lên ngôi Hoàng đế, xưng làm Thiên Nam Động chủ, đặt niên hiệu là Quang Thuận, sau đổi thành Hồng Đức.

Vua cho mở khoa thi, kén chọn hiền tài, lại khuyến khích sản xuất nông nghiệp, mở mang ngành nghề. Chưa kể, vua mở rộng giao lưu buôn bán, ban hành chế độ quân điền, coi trọng việc bảo vệ biên giới quốc gia. Bản đồ biên giới Đại Việt được hoàn thiện dưới triều vua, ngoài ra còn có Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng là một trong những bộ luật hoàn chỉnh và nhiều điểm tiến bộ nhất thời phong kiến.

nha-le-dong-ho-quyen-luc-nhat-thoi-phong-kien-keo-dai-den-300-nam
An Nam quốc đồ thời Hồng Đức (1490)

Đại Việt sử ký toàn thư có chép lại một số bình luận của sử thần, đa phần đều rất tích cực: "Vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được. Nhưng công trình thổ mộc vượt quá quy mô xưa, tình nghĩa anh em thiếu hẳn lòng nhân ái. Đó là chỗ kém vậy".

Lật lại vụ án Thái sư hóa hổ hại vua: Nỗi oan ẩn ức của vị Trạng nguyên đầu tiên

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận