Nể bạn mà cho vay tiền, người Do Thái cho rằng: "Nếu cho chẳng khác gì mua thêm kẻ thù, chớ có dại"
Người Do Thái tâm niệm, nếu bạn bè gặp khó thì ta có thể giúp đỡ bằng mọi cách, nhưng tuyệt đối không nên cho họ vay tiền.
Người Do Thái rất coi trọng tiền bạc, họ cho rằng mỗi đồng xu lẻ thì đều đáng quý. Đó là lý do mà mỗi khi chi tiêu họ đều tính toán cẩn thận, ngay cả việc cho vay tiền cũng cần nguyên tắc riêng. Chẳng hạn, với bạn bè, người Do Thái tuyệt đối không cho vay tiền. Họ không muốn để tình bạn phải dính líu tới tiền bạc, cũng không muốn vay mượn tiền bạc của người khác.
Họ tâm niệm, bạn bè là bạn bè, tiền bạc là tiền bạc. Bạn bè là những người họ yêu quý, là những người họ sẵn sàng mời cơm, mời rượu. Thế nhưng, nếu bạn bè muốn vay tiền, họ thường không đồng ý, nếu có thì cần một lý do rõ ràng. Không phải vì người Do Thái không kẹt xỉ hay không thích bạn, không tin tưởng bạn, mà đó là sự khôn khéo của họ trong đối nhân xử thế.
Lòng tự tôn của người Do Thái rất cao, họ gần như không bao giờ nhờ vả người khác, gặp khó cũng muốn tự mình xoay xở. Nếu có vay tiền, đó là vay tiền để đầu tư, sinh lời, là đôi bên cùng có lợi chứ không phải vì kiêng nể.
Nếu một người phải vay tiền của bạn bè mình, chắc chắn họ đang gặp khó khăn. Khi có người cho họ vay, họ sẽ dễ cảm thấy bất an, thấp thỏm, trong lòng luôn nghĩ làm sao để trả lại tiền cho bạn càng sớm càng tốt. Cũng vì thế, khi gặp bạn bè họ dễ cảm thấy bứt rứt, ngượng ngùng, dù đối phương vẫn tỏ ra thân thiết, không để tâm tới. Nhưng bản thân người vay dễ cảm thấy tội lỗi, muốn tránh mặt bạn, chỉ gặp gỡ khi đã trả hết nợ. Vì loại tâm lý này, cho nên tình bạn đó sẽ bởi vì tiền bạc mà trở nên không được thoải mái.
Về phía người cho vay, thường khi cho bạn bè vay tiền rất dễ cả nể. Ngay cả khi cần, họ cũng ngại việc đòi lại, vì sợ rằng ảnh hưởng tới tình bạn lâu năm. Với họ, vay tiền của người khác là một hoạt động mang tính thương mại, vì thế nó không giống như vay tiền của bạn bè. Vì vậy, giữa những người Do Thái với nhau đã ngầm đặt ra một luật bất thành văn là "không được cho bạn bè mượn tiền".
Dân tộc Do Thái có câu chuyện như sau: Yakov cho bạn mình là Arthur vay 500 USD, hẹn sau 1 tháng là trả lại. Thế nhưng, thực tế Arthur không có tiền trả lại, dù đến hẹn cũng rất khó có thể đáp ứng. 3 ngày trước khi đến hạn, Yakov đã nhắc bạn mình về khoản nợ khi đó. Buổi tối trước hôm đến hạn, Arthur cảm thấy vô cùng bồn chồn, lo lắng vì không có tiền để trả.
- Tại sao anh vẫn chưa ngủ? - vợ anh hỏi anh.
- Anh đã vay tiền Yakov, sáng mai là đến hạn phải trả rồi!.
- Thế bây giờ anh có tiền chưa?
- Đến một đứa con anh còn chưa có nữa thì nói gì đến tiền!
- Vậy thì anh cứ đi ngủ đi, người nên lo lắng là Yakov chứ không phải anh.
Quả thực, lời nói của vợ Arthur chính là tâm lý của những người nợ, vì không có tiền nên dù lo lắng cũng vô ích mà thôi. Yakov đúng là không còn cách nào khác, bạn anh không có tiền, nếu nhất quyết bắt bạn phải trả tiền thì tiền không có, mà tình bạn cũng sứt mẻ. Kiện tụng càng thêm tốn kém, chưa kể còn khiến hai bên không còn có thể nhìn mặt nhau nữa.
Do đó, người Do Thái tâm niệm: "Cho bạn mượn tiền là tự mua cho mình thêm một kẻ thù". Với bạn bè, ta có thể giúp đỡ hết mình, nhưng tuyệt đối đừng cho họ mượn tiền. Dù thân thiết đến đâu, một khi dính líu đến tiền bạc mà không rạch ròi thì cái gì cũng sẽ bị biến chất.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận