Nghịch lý nhân viên quèn chỉ biết chống chế, nhân viên giỏi nghĩ cách vượt trội: Chẳng trách "cày như trâu" mà vẫn nghèo

Thực tế, không ít nhân viên bình thường nghĩ họ hoàn thành công việc là đủ, nhưng những nhân viên giỏi lại trăn trở cách làm mọi thứ tốt hơn. Vì sao lại có nghịch lý này?

Chi Nguyễn
12:00 27/04/2024 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bạn mới vào công ty làm việc được vài tháng rồi nhưng vẫn bị người khác coi thường. Rõ ràng khả năng của người đó không tệ nhưng sếp lại chẳng thèm để tâm và đồng nghiệp ngó lơ như một người vô hình trong văn phòng. Ngay cả sinh viên tốt nghiệp các trường giỏi cũng không ngoại lệ. Trước khi tôi vào công ty, tôi đã nghĩ về tương lai tươi đẹp và điều này khiến tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng, nhưng chỉ trong vài tháng, tôi đã phải "hạ cánh". Chúng ta nghĩ đó là nghịch lý, nhưng thực ra là do bản thân đã làm việc sai cách. Dưới đây là 3 sai lầm nhiều nhân viên mắc phải khiến sự nghiệp giậm chân tại chỗ:

Đừng quá lạm dụng câu nói "Em không hiểu chỗ nào thì hỏi" 

nghich-ly-nhan-vien-quen-chi-biet-chong-che-nguoi-gioi-nguoc-lai

Nếu bạn là người mới vào công ty mà nghe "ma cũ" hỏi bạn có thắc mắc gì không. Thoạt nhìn có vẻ là một cơ hội để bạn dễ học hỏi kinh nghiệm của ​​người đi trước. Nhưng, nếu bạn cứ hỏi vì bạn không tìm được câu trả lời thì sẽ thường nhận được phản hồi thế này: "Em tự tìm hiểu trước đi." Bạn sẽ nhận thấy một điều hiển nhiên rằng: Chất lượng của các câu hỏi bạn đặt ra sẽ phản ánh khả năng của bạn.

Bạn chưa tìm hiểu rõ đã vội hỏi, chứng tỏ bạn không động não giải quyết vấn đề, luôn nhờ vả người khác và cấp trên sẽ nghi ngờ khả năng của bạn dựa vào những câu hỏi này. Đây không phải là một vấn đề lớn lao, vậy bạn đặt câu hỏi để làm gì, hay là bạn thực sự không hiểu?

"Hỏi khi không hiểu" đôi khi không phải cách hay, mà đó thể hiện sự rụt rè và không chịu tìm tòi. Tham vấn ý kiến của người khác là không sai nhưng thành thật mà nói, ít có đồng nghiệp nào thực tâm nói cho bạn biết bạn làm vậy đúng hay sai, nhất là trong môi trường cạnh tranh và loại trừ lẫn nhau. "Không hiểu thì hỏi" có chăng là dịp để bạn hỏi những câu hỏi đáng được hỏi, chứ không phải là cái cớ để bộ não của bạn lười biếng.

Làm việc phải cẩn trọng, hạn chế sai sót

Người dễ có được sự tin tưởng không phải là người không phạm sai lầm mà là người biết theo dõi liên tục và phản hồi kịp thời.

Trong chương trình thực tế có tên là "Sinh ra một nhân viên mới", một số thực tập sinh mới được chỉ định vào công ty luật. Một thực tập sinh đã không gửi nhiệm vụ sau deadline 1 tiếng. Sếp nói rằng: "Bạn nên liên lạc trước và hỏi xem bạn có thể nộp muộn không."

Khi nhiệm vụ không thể hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng, điều quan trọng hơn là phải xác nhận kịp thời mà không trì hoãn tiến độ của toàn đội.

Họ cần thay đổi nhiệm vụ và khắc phục kịp thời theo sự phản hồi đột ngột của bạn. Những người đáng tin cậy không có nghĩa là họ sẽ không bao giờ phạm sai lầm, mà họ có thể báo cáo, theo dõi và phản hồi các vấn đề một cách kịp thời để không ảnh hưởng đến tiến độ của người khác.

Để có được sự tín nhiệm, bạn cần loại bỏ nhiều thói xấu và chần chừ có lẽ là thói quen cần loại bỏ đầu tiên. Hãy liệt kê các nhiệm vụ thật chi tiết và sắp xếp chúng theo mức độ ưu tiên. Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng viết ra các nhiệm vụ cần thực hiện sẽ khiến bạn cảm thấy cần phải hoàn thành công việc. "Viết nó ra là bạn đã giải quyết được 50% của vấn đề rồi."

Một cách khác để cải thiện sự trì hoãn là sử dụng tín hiệu tâm lý để kích thích hành động của bạn. Khi đối mặt với một nhiệm vụ, hãy đặt thời gian bắt đầu cho chính mình: "Đếm đến mười thì bắt đầu".

Đừng để bản thân giả vờ chăm chỉ

nghich-ly-nhan-vien-quen-chi-biet-chong-che-nguoi-gioi-nguoc-lai

Nhà văn Nhật Bản Kenichi Maeichi đã nói trong tác phẩm những điều mà ông chủ nghĩ về nhân viên: "Nhân viên không có sức sáng tạo luôn bị thay thế. Hầu hết mọi người thực hiện công việc của họ theo hướng dẫn của người khác, theo các quy trình có sẵn và theo phương pháp thông thường nhưng ít người nghĩ về cách làm việc mới hiệu quả hơn. Đặc biệt là trong các công ty lớn, cấp dưới thường ít nghĩ về cách tối ưu hóa và cải thiện cách làm việc, không giỏi trong việc bày tỏ ý kiến ​​và ý tưởng của họ với cấp trên.

Một nhân viên bình thường nghĩ về cách hoàn thành công việc nhưng một nhân viên giỏi sẽ nghĩ về cách làm mọi thứ tốt hơn.  Nhân viên bình thường chỉ làm việc một cách máy móc, không tóm tắt và tổng kết kinh nghiệm của họ. Việc xem xét lại những việc đã làm trong dự án trước bị cho là lãng phí thời gian. Nhiệm vụ đã được giao và bản tóm tắt ngay lúv này có vẻ hơi dư thừa. Nhưng trong quản lý dự án, điều này là quan trọng nhất. Nếu bạn không tóm tắt ra những vấn đề gặp phải, hãy nghiên cứu thêm về giải pháp một chút để khi gặp các dự án tương tự, bạn vẫn kịp trở tay.

Theo Trí thức trẻ

Xem thêm: Nghịch lý tốn tiền tỷ đi du học nhưng về nước đi làm lương 8 triệu: Vấn đề từ đâu?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận