Nghịch lý người học giỏi "mắc kẹt" nơi công sở, kẻ đội sổ lại giàu sang phú quý: Vì sao lại thế?

Không ít người nhận ra một nghịch lý rằng, nhiều người học giỏi hồi nhỏ giờ lại "mắc kẹt" chốn công sở, còn kẻ đội sổ giờ lại giàu sang phú quý.

Chi Nguyễn
12:00 15/07/2024 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cách đây không lâu, trên MXH Threads có một cuộc tranh luận về học tập và sự nghiệp thu về nhiều ý kiến trái chiều. Theo đó, tài khoản này viết: "Hồi bé tôi chăm học lắm, nhưng hay bị mọi người xung quanh bảo 'học giỏi ra trường cũng thất nghiệp đấy', 'mấy đứa học giỏi sau này làm nhân viên cho mấy đứa học tệ', 'mấy đứa học ngu sau này làm giám đốc'...".

Quả thực, đó là một nghịch lý mà rất nhiều người đồng tình. Không phải cứ học giỏi là thành công, và không phải luôn đội sổ thì cả đời sẽ thất bại. Sự thật rất phũ phàng, một tấm bằng giỏi không hề đảm bảo cho một sự nghiệp thành công hay một cuộc đời hạnh phúc.

Có không ít nguyên nhân dẫn đến nghịch lý oái oăm này. Nếu biết trước, có thể bạn sẽ giúp con mình tránh được lối mòn, có một tương lai thành công:

Đi làm sớm hơn

Hầu hết học sinh cá biệt đều bắt đầu đi làm từ rất sớm. Cũng vì thế, họ có nhiều thời gian để tích lũy các kỹ năng nền tảng quan trọng. Làm việc sớm hơn bạn đồng trang lứa vài năm là một kho báu vô giá, giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp của họ sau này. 

Tiếp xúc với môi trường công việc sớm cũng giúp những người này nhận ra được điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình. Và từ đó họ sẽ nhanh chóng xác định được mục tiêu, công việc phù hợp với bản thân. Trong khi đó, không ít học sinh giỏi lại cảm thấy hoang mang, bối rối sau khi rời trường đại học vì không theo kịp nhu cầu xã hội.

Có những mối quan hệ hữu ích

nghich-ly-nguoi-hoc-gioi-mac-ket-noi-cong-so-ke-doi-so-lai-giau-sang

Chúng ta đều biết rằng mạng lưới quan hệ đem lại vô vàn lợi ích. Những sinh viên cá biệt thường không để bản thân bị gò bó trong giảng đường. Họ dành thời gian để thiết lập nên mạng lưới quan hệ rộng lớn hơn, tìm được cho mình nhiều người bạn chất lượng.

Họ biết cách để kết thân với người khác hơn những người sinh viên chỉ chăm chú cho việc học, từ đó nhanh nhạy thông tin hơn những người bạn siêng năng, cần cù.

Hiểu rõ khó khăn

Đa phần những học sinh, sinh viên "đội sổ" thường phải đối diện với khó khăn từ sớm. Đó có thể là vì nhà họ nghèo nên không có điều kiện đầu tư học hành, hoặc họ không thể tiếp thu kiến thức với cách dạy thông thường. 

Tuy nhiên, những người này lại thường "thấm thía" bài học trường đời sớm hơn. Chướng ngại đã tôi luyện cho họ sự bản lĩnh, vượt qua chướng ngại là kinh nghiệm quý báu nhất của họ, giúp họ đặt nền móng vững chắc cho thành công của mình.

Định nghĩa khác biệt về sự thành công

nghich-ly-nguoi-hoc-gioi-mac-ket-noi-cong-so-ke-doi-so-lai-giau-sang

Nếu bạn là một học sinh/sinh viên giỏi, đỉnh cao của thành công với bạn sẽ là đạt điểm A hay điểm 10. Thế nhưng, đôi khi bảng điểm không phải là toàn bộ, cũng chưa chắc đã giúp bạn nắm được công việc tốt sau khi ra trường.

Ngược lại, sinh viên cá biệt không chấp nhận những quy chuẩn thông thường ấy, luôn tự vấn bản thân tại sao điểm số quan trọng và từ chối đi theo đám đông. Họ sớm nhận ra rằng điểm không phải mục tiêu cao nhất, từ đó tự vạch ra con đường của riêng mình.

Không theo chủ nghĩa hoàn hảo

Nghịch lý này tồn tại cũng là vì tư duy khác biệt giữa học trò giỏi và học trò cá biệt. Những học sinh cá biệt hiểu rõ rằng trên cuộc đời này, không có gì là hoàn hảo. Họ thích học hỏi từ những lỗi sai của mình, hơn là cố gắng học giỏi toàn diện các môn khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Theo các nhà tâm lí học, các học sinh giỏi thường không có thời gian nghỉ ngơi vì luôn căng thẳng về mặt tâm lí. Vấn đề này kéo dài cả khi các em trưởng thành. Những học sinh giỏi năm xưa luôn cảm thấy lo lắng vì phải đáp ứng sự kì vọng của những người khác để đạt thành tích về điểm số. Họ thường chật vật khi gặp thất bại, những sai lầm nhỏ nhất đều bị coi như vấn đề lớn.

Thực tế không một ai có thể tận dụng được toàn bộ kiến thức ở trong trường, phần lớn kinh nghiệm chúng ta đến từ những trải nghiệm thực tế. Những người bạn đồng trang lứa chăm ngoan của họ nhận ra điều này muộn màng hơn nhiều.

Điểm kém không phải là kém thông minh

nghich-ly-nguoi-hoc-gioi-mac-ket-noi-cong-so-ke-doi-so-lai-giau-sang

Albert Einstein từng nói: "Bất cứ ai cũng đều là thiên tài. Nhưng, nếu bạn đánh giá một con cá bằng việc bắt nó leo cây, nó sẽ sống cả đời với niềm tin mình là kẻ ngu xuẩn".

Nói cách khác, mỗi người trong số chúng ta lại có sở trường, sở đoản riêng. Có nhiều kiểu thông minh khác nhau và điểm số chỉ đo được rất ít trong số đó. Điểm trung bình của một học sinh không đánh giá được mức độ thông minh cảm xúc hay khả năng lãnh đạo, cũng như khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề.

Nó cũng không đánh giá được khả năng đoán trước các nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu xã hội một người. Nó không phản ánh khả năng làm việc nhóm hay mức độ chịu áp lực, vượt qua xung đột. Tất cả những điều này cực kỳ quan trọng để một người đạt được thành công trong cuộc sống và hầu như không hề chấm điểm được.

Tất nhiên, không ai thành công mà không học cả, chẳng qua là phương pháp học khác nhau. Họ không có nhiều kiến thức sách vở, nhưng những gì họ học ở "trường đời" cũng đã đủ để họ vươn lên. Thực tế, một người chỉ giỏi một khía cạnh nào đó sẽ rất khó thành công. Thế mới có nghịch lý những người học giỏi trong trường học thường đi làm thuê cho những người giỏi trường đời. Đơn giản là trường đời không giống như trường học và cuộc sống không hẳn giống trong sách.

Theo Trí thức trẻ, Dân trí

Xem thêm: Nghịch lý "người giàu bình dân" càng nhiều tiền càng thích tiết kiệm: Nguyên do họ ngày càng giàu có là đây

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận