Nghịch lý vật lộn làm lụng cả đời vẫn khốn khó: Khi một người giàu lên là nhờ người khác đang nghèo đi 

Có một nghịch lý là, nếu có một người giàu lên, rất có thể có người khác đang nghèo đi theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Chi Nguyễn
16:00 08/01/2024 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vì sao tôi cố gắng mãi mà vẫn nghèo? Vì sao người ta làm giàu dễ dàng còn tôi thì khó vậy? Tôi đâu có kém hơn người ta mà sao họ giàu, tôi nghèo? Đó là những câu hỏi mà nhiều người chưa thể làm giàu thành công vẫn luôn đau đáu trăn trở. Vậy lý do gì khiến một người mãi nghèo?

Thực ra, xã hội vốn không công bằng một cách tuyệt đối. Của cải trong xã hội vấn hữu hạn, một người giàu lên là nhờ một người khác đang nghèo đi theo nhiều khía cạnh khác nhau. Thế nên, sẽ không có chuyện ai rồi cũng sẽ giàu cả. Xã hội đó chưa từng tồn tại và chắc chắn sẽ không bao giờ tồn tại. Đó là tôi đang nói dưới góc nhìn Triết học.

nghich-ly-mot-nguoi-giau-len-la-nho-nguoi-khac-dang-ngheo-di 

Giá trị chỉ được tạo ra qua sức lao động, người lao động làm thuê cho bạn đương nhiên họ phải có tiền. Nhưng đó chỉ là tiền công trả cho sức lao động mà họ bỏ ra, chứ nó không thể giúp họ trở nên giàu có ngay được. Thực tế, rất nhiều nhà máy thâm dụng lao động đang trả lương rẻ mạt, sẵn sàng sa thải người lao động lớn tuổi một chút để tối đa lợi nhuận, thậm chí có nơi phải chuyển nhà máy sang nước khác có giá nhân công rẻ hơn. Vậy làm sao người lao động làm thuê có thể mong chờ được trả công để trở nên giàu có?

Mà đấy là trong trường hợp nhà máy của bạn làm ăn có lãi. Còn trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay, bạn có lãi nghĩa là có người khác cạnh tranh với bạn đang thua lỗ, có nghĩa là tổng thu nhập của xã hội vẫn thế, tiền chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác. Xã hội công bằng tuyệt đối là nơi không có chuyện người bóc lột người, ai cũng giàu lên như nhau, mà cái đó chỉ có trong tưởng tượng.

nghich-ly-mot-nguoi-giau-len-la-nho-nguoi-khac-dang-ngheo-di 

Bạn cứ ra kinh doanh mới biết nó khó thế nào? Nếu ai cũng tốt bụng, kéo người làm thuê cùng giàu lên theo mình thì đã chẳng có cảnh nợ lương, trốn đóng bảo hiểm xã hội... Làm người giàu đã khó, làm người tốt còn khó hơn. Tôi nhắc lại, bản chất của giá trị thặng dư là gia tăng bóc lột sức lao động. Bạn trả công cho người ta ít hơn thứ người ta mang lại cho bạn thì bạn mới giàu lên.

Bạn ra đường hỏi 100 người đi làm thuê toàn thời gian xem có ai nhận được lương nhiều hơn công sức họ bỏ ra không? Tất cả hình thức lương, thưởng, phụ cấp cũng chỉ là để "vuốt ve", nuôi dưỡng nguồn thu cho người sử dụng lao động mà thôi. Đi làm mà KPI cứ bị ép liên tục, tháng sau cao hơn tháng trước mà không chịu đãi ngộ thêm thì chẳng mấy mà người lao động tự xin nghỉ hết.

nghich-ly-mot-nguoi-giau-len-la-nho-nguoi-khac-dang-ngheo-di 

Các bạn đừng thấy việc người dân của mình bây giờ mua xe, mua nhà nhiều mà nghĩ là họ giàu lên. Bởi ngoài tích góp, tằn tiện như thời trước ra, bây giờ người ta còn đi vay, đi nợ mới sắm sửa được vậy đó.

Gen Z hay bất cứ ai khi đi làm thuê tính ra cũng chỉ có khoảng 15-20 năm lao động cật lực để tạo ra của cải mà thôi, còn sau đó là chỉ làm cầm chừng. Vậy nên, một là bạn phải nỗ lực nhiều hơn nữa nếu thấy thứ mình nhận lại chưa như kỳ vọng; hai là bạn phải hạ mục tiêu cuộc đời của mình xuống cho đời sống bớt căng thẳng. Cái gì cũng có giá của nó, và chấp nhận giới hạn của bản thân là điều không sớm thì muộn bởi sức người có hạn.

Theo Son Ham/VnExpress

Xem thêm: Nghịch lý người giàu khốn khổ khi bỏ tiền tỷ để sở hữu căn nhà thứ hai

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận