Xin hãy chung tay cứu lấy con mắt của cô bé 8 tuổi

Trúc Vi đã bỏ đi một con mắt, phải khám định kỳ và duy trì hóa trị để ngăn ngừa di căn, bảo vệ con mắt còn lại. Nhưng buồn thay, cả năm nay Vi không được tán khám...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tai họa dồn dập

15 tuổi, khi vừa học xong lớp 9, chị Trịnh Thị Diệu (SN 1987) bắt xe đò từ Thanh Hóa vào Đồng Nai để đi làm. Diệu chưa đủ tuổi nên không công ty nào nhận, cô xin bán quán tạp hóa để có nơi ăn ở.

18 tuổi, Diệu đi làm công nhân giày da rồi quen anh Đinh Văn Phước. Hai người cưới nhau vào năm 2010, đến đầu năm 2012 thì có bé Đinh Trịnh Xuân Mạnh.

Khi Mạnh vừa đầy tháng, Phước gây tai nạn rồi tử vong. Nhà nạn nhân thấy cảnh mẹ con Diệu nheo nhóc, không tiền, ở trọ, cũng cảm thương mà không đòi bồi thường.

Đến năm 2014, Diệu tái hôn với anh Thạch Hùm (SN 1984). Do 2 vợ chồng không đăng ký kết hôn nên khi sinh Trịnh Thị Trúc Vi (SN 2015), bé làm khai sinh theo họ mẹ.

Những tưởng từ đây cuộc đời bớt khổ, 2 vợ chồng chí thú làm ăn có thể nuôi 2 con nhỏ nên người. Không ngờ, tai họa liên tục ập đến gia đình nhỏ.

xin-hay-chung-tay-cuu-lay-con-mat-cua-co-be-8-tuoi
Sau nửa năm chạy chữa khắp nơi, chị Diệu phải chấp nhận sự thật là phải múc bỏ mắt trái của bé Trúc Vi

Đầu năm 2020, Diệu phát hiện mắt trái của bé Vi khác lạ, tròng trắng lấn sâu vào tròng đen. Diệu xin nghỉ làm 1 ngày đưa Vi đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai khám, các bác sĩ đề nghị chuyển lên Bệnh viện Mắt TPHCM để khám chuyên sâu.

Sau khi có kết quả chụp chiếu, phát hiện có khối u lớn trong hốc mắt, các bác sĩ đề nghị múc bỏ nhãn cầu để tách hết khối u. Diệu bàng hoàng, không tin đó là sự thật: "Mắt con em đẹp thế, sao phải múc bỏ?".

Diệu không tin, đưa con về. Cô quyết định nghỉ việc, đưa Vi đi khắp nơi chạy chữa bằng thuốc nam, châm cứu, cúng nhang… Cứ nghe ở đâu có thầy bà, thần y là Diệu bắt xe đò, thuê xe ôm chở con đến cầu thuốc. Thế nhưng, vô vọng…

Sau gần nửa năm, mắt Trúc Vi càng sưng to, không còn nhìn thấy. Diệu ôm con về bệnh viện mắt, bác sĩ điều trị lắc đầu cảm thông: "Không chữa được phải không? Mắt bé hư rồi, giữ cũng không nhìn thấy được gì mà nguy hiểm cho con".

Sau ca phẫu thuật, Diệu cứ tưởng múc mắt là xong, không ngờ đó chỉ là khởi đầu của một hành trình khác. Kết quả sinh thiết cho thấy Trúc Vi bị u nguyên bào võng mạc, phải tiến hành hóa trị 6 toa kết hợp xạ trị 25 tia tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM.

Đúng lúc này, anh Hùm phát hiện bị bệnh lao. Không ai dám làm việc cùng Hùm, anh mất việc. Ngày ngày Hùm lủi thủi trong phòng trọ, ngoài việc lo cơm nước cho cả nhà, anh làm bạn với rượu.

Khó khăn bủa vây gia đình nhỏ, nhiều lúc Diệu muốn buông bỏ, cả gia đình kết thúc cùng nhau. Nhưng nhìn 2 đứa con vô tội, Diệu dằn lòng đi tìm nơi vay nợ chữa bệnh cho chồng con…

Chỉ mong có tiền đưa con đi tái khám

Những ngày hóa trị được nội trú, 2 mẹ con Diệu được ở trong phòng bệnh. Con nằm giường, mẹ nằm ké dưới gầm giường. Những ngày ngoại trú, 2 mẹ con ra gầm cầu thang bệnh viện tìm chỗ ngủ. Bởi ra ngoài thuê trọ 200.000 đồng/đêm quá đắt, Diệu không có tiền thuê.

Những đêm mưa to gió lớn, gầm cầu thang không đủ che, nhiều đêm vừa ướt vừa lạnh, 2 mẹ con không ngủ được. Diệu chuyển sang đi xe buýt. 5h sáng, 2 mẹ con bắt xe từ Trảng Bom lên TPHCM chữa bệnh, tối bắt xe về. Dù mệt nhưng ít tốn kém, Diệu còn lo được.

Những ngày được về nhà, Diệu tranh thủ ra vựa cây làm cây giống. Cứ mỗi cây non vào bầu hoàn tất, Diệu được trả 500 đồng.

"Nhờ công việc này mà mỗi ngày em kiếm được 200.000-300.000 đồng, đủ tiền gạo muối và phòng trọ", Diệu cho hay.

Dịch Covid-19 đến, cả nhà Diệu không làm gì được. Những ngày ấy, với nhà nghèo chạy ăn từng bữa như nhà Diệu là giai đoạn kinh hoàng.

Đến giờ, Diệu cũng không biết vì sao gia đình mình có thể vượt qua 3 tháng giãn cách trong căn phòng trọ 10m2 được thuê với giá 600.000 đồng/tháng.

Hết dịch, Hùm không muốn trở thành gánh nặng cho vợ, anh về nhà mẹ đẻ ở Giá Rai (Bạc Liêu) sống.

xin-hay-chung-tay-cuu-lay-con-mat-cua-co-be-8-tuoi-0
Chồng con đều phát bệnh hiểm nghèo, một mình chị Diệu bất lực, đôi lúc phải đem cầm cả căn cước công dân để lấy 100.000 đồng mua gạo nấu cơm

Bà Danh Thị Ngôn, mẹ Hùm, đã hơn 70 tuổi. Hằng ngày, bà chạy xe đạp ra chợ lượm ve chai để đổi gạo nuôi 2 đứa cháu nội. Cha của tụi nhỏ đã mất, mẹ bỏ đi cưới chồng khác.

Hùm về, cơm áo gạo tiền càng đè nặng trên vai bà. Biết tin con dâu khổ, cháu nội bệnh mà bà bất lực.

Cha mẹ của Diệu ở quê cũng đã hơn 65 tuổi, còn phải nuôi con gái út và 2 cháu ngoại bị bệnh tim, chồng bỏ.

Kể về gia cảnh nhà mình, Diệu không thể nén nổi tiếng thở dài: "Không có tiền thì em nợ tiền nhà trọ, mua chịu đồ ăn, cầm giấy tờ xe, cầm căn cước, cầm hộ khẩu… lấy tiền mua gạo cho con. Nhưng tiền đưa con đi khám bệnh thì không có khả năng".

Ngoài hóa trị duy trì, định kỳ 6 tháng, Vi phải lên bệnh viện mắt để khám mê theo dõi viêm, tái phát hoặc di căn, xử lý kịp thời để giữ con mắt còn lại cho con. Thế nhưng, Diệu đã ngừng đưa con đi tái khám cả năm nay.

"Mắt bé ra dịch thì em mua bông băng về lau, đau thì em mua 20.000 đồng thuốc giảm đau về cho con uống. Đầu năm, con mắt giả của con rớt ra vì hốc mắt không còn khớp, không mang vào được. Khi đi học, bạn bè trêu nên con không chịu đi nữa", Diệu kể.

Trúc Vi tâm sự: "Đi học ngại lắm. Bạn không chơi với con, chọc con 1 mắt, chê con nhà nghèo…".

Diệu quay mặt đi giấu hai hàng nước mắt. Chị bảo: "Bác sĩ nói cố cho con học biết chữ, để lỡ mà di căn, mắt còn lại cũng hỏng thì bé học chữ nổi được. Mà giờ nó có chịu đi học đâu".

"Giờ em chỉ mong có ít tiền cho con đi khám lại xem sao, có bị di căn không, có giữ được con mắt còn lại không, rồi lắp mắt giả mới cho con để con không còn bị bạn bè chê cười…", Diệu tâm sự.

Thế nhưng, giờ Diệu biết tìm đâu ra tiền đưa con lên bệnh viện?

Ông Trương Công Học, Trưởng ấp 5 (xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), xác nhận vợ chồng Diệu rất chịu khó làm ăn nhưng vẫn khó khăn vì cả cha và con gái đều mắc bệnh hiểm nghèo.

Ông Học cho biết: "Hiện địa phương đã xét hỗ trợ cho bé Trúc Vi diện trẻ em khuyết tật nhưng mỗi tháng cũng chỉ được thêm vài trăm ngàn, còn tiền cho bé chữa bệnh thì địa phương không có nguồn nào. Nếu cháu được các nhà hảo tâm, nhà báo giúp đỡ thì địa phương xin chân thành cảm ơn!".

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

Chị Trịnh Thị Diệu

Địa chỉ: Tổ 16, ấp 5, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại: 0374.582.202

(Theo Dân trí)

Xem thêm: Cậu bé 10 tuổi không mi mắt, mù lòa học giỏi cần 400 triệu để ghép giác mạc, vá mi

Đọc thêm

Dù đã lớn tuổi nhưng vợ chồng ông Vinh vẫn còn rất nhiều nỗi lo về những đứa con bị tâm thần. Nhiều năm qua, vợ chồng già vẫn ước ao có chiếc cũi sắt để "nhốt" các con.

Đau lòng ước mơ có chiếc cũi sắt 'nhốt' các con tâm thần
0 Bình luận

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với Unilever Việt Nam cùng nhãn hàng Dove tổ chức khóa tập huấn cho các giáo viên về việc nâng cao sự tự tin về ngoại hình cho học sinh THCS.

Nâng cao sự tự tin về ngoại hình cho học sinh THCS.
0 Bình luận

Vụ tai nạn giao thông khiến chân trái của Hùng bị dập. Dù đã vay mượn để phẫu thuật 3 lần nhưng chưa thành công, mong mỏi lớn nhất của Hùng là chân sớm ổn định, đi làm kiếm tiền nuôi em.

Xin hãy giúp đỡ chàng trai mồ côi 'cứu chân' để sớm xuất viện kiếm tiền nuôi em
0 Bình luận


Bài mới

Cặp vợ chồng nghèo và hành trình cứu con gái đầy gian nan

Gần 4 năm qua, vợ chồng anh chị Lan tìm kiếm người hiên gan cứu con gái 5 tuổi, ca phẫu thuật hồi tháng 3/2024 chỉ thành hiện thực nhờ tấm lòng của người chú họ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 8 giờ trước
Nam sinh nghèo miệt mài cùng nhẹ nhặt ve chai nuôi ước mơ vào Đại học Bách khoa Hà Nội

Hình ảnh cậu nam sinh mặc áo đồng phục, dáng gầy gò, xách trên tay chiếc bao tải cần mẫn nhặt vỏ chai, giấy vụn được lan truyền trên MXH khiến nhiều người vừa xót xa vừa cảm phục.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Thương em: 14 tuổi oằn lưng gồng gánh bố khuyết tật, tương lai mịt mù

Mẹ bỏ đi khi Lâm vừa tròn 3 tháng tuổi, em sống với ông bà nội già yếu và người bố khuyết tật. Nay ông bà cũng lần lượt qua đời, một mình em gồng gánh bố và đối diện với tương lai mịt mù.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Mẹ nghèo khóc nghẹn vì không kiếm đâu ra tiền tỷ ghép tủy cho con gái

Chị Tuyên khóc nghẹn khi không biết kiếm đâu ra tiền cho con gái ghép tủy để tiếp tục ước mơ giảng đường đại học...

Giới thiệu cuốn sách Hành trình vì hòa bình của cố Thượng tướng, GS-TS Nguyễn Chí Vịnh

Trong dòng chảy hàng nghìn năm của lịch sử Việt Nam, hòa bình luôn là khát vọng cháy bỏng. Khái niệm hòa bình không chỉ đơn thuần là sự vắng bóng của chiến tranh, mà còn là sự hiện diện của độc lập và tự do.

Bố ung thư lo lắng cho con gái 8 tuổi mắc chứng thận hư

Trong lúc lo lắng chạy chữa chứng bệnh thận hư cho con gái, kinh tế kiệt quệ vì đàn bò bị dịch phải tiêu hủy hết thì người bố lại phát hiện mình mắc bệnh ung thư.

Cha nghèo toàn thân bong tróc đến chảy máu, đau đớn, bất lực nhìn đàn con thơ

Hoàn cảnh nghèo khó, bệnh tật giày vò, đau đớn bất lực là vậy, nhưng người cha nghèo ấy không nghĩ mình sẽ chữa được bệnh, chỉ mong cho các con có bữa cơm no.

Cha mẹ nghèo bất lực nhìn con gái 3 tuổi quằn quại vì căn bệnh xơ gan

Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, tính mạng của bé gái 3 tuổi – Trần Lê Bảo Uyên ngày một mong manh, cha mẹ nghèo hết tiền chạy chữa chỉ biết bất lực cầu cứu.

Góa phụ ung thư khóc ròng khi nghĩ đến người con trai tàn tật

Trong căn trọ xập xệ, bà Bích cố nén cơn đau vì bệnh ung thư. Ở tuổi 58 bà không sợ chết, lòng chỉ lo nghĩ, thương xót cho các con, người thì góa chồng nuôi con thơ, người bị tật nguyền.

Cậu bé 7 tuổi rưng rưng nước mắt xin được ký tên cho chị làm phẫu thuật: Chị em cháu không có bố mẹ, ông bà cũng mất rồi

Câu chuyện nhân văn về hai chị em Triệu Văn Huệ và Triệu Văn An khiến nhiều người không khỏi xót xa xúc động, lớn lên trong nghịch cảnh, thiếu thốn tình yêu thương nhưng hai em vẫn không ngừng nỗ lực, tiến về phía trước.

Mẹ già 80 bất lực nhìn con trai suy thận và con gái bị ung thư

Ở tuổi 80, tóc bạc trắng nhưng bà Mai Thị Sáng vẫn ngày đêm cặm cụi chăm sóc hai người con mắc bệnh nan y, vừa lo chạy vạy tiền bạc cho con chữa bệnh.

Mẹ nghèo kêu cứu vì cạn tiền chữa bệnh ung thư cho con

Gần một năm rưỡi kể từ khi con trai phát bệnh ung thư, vợ chồng chị Vân đã hoàn toàn kiệt quệ tài chính, cả gia đình chỉ còn lại mỗi căn nhà lá đã mục nát.

Bố đơn thân tàn tật nuôi con thơ trong cảnh khốn cùng

Vợ mất vì bệnh tim để lại đứa con thơ cho người chồng câm điếc, khờ khạo, không có khả năng lao động. Tương lai đứa trẻ ngày một mịt mù.

Chàng trai không gia đình nỗ lực chạm tới giấc mơ đại học

Bị bỏ rơi từ nhỏ, lớn lên bằng chuỗi ngày được “chuyền” từ nhà này sang nhà khác, chàng trai Phú Yên – Quốc Huy vẫn quyết tâm thi đậu trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Mẹ khờ khạo bất lực cầu cứu vì không có tiền cho con chạy thận

Ở tuổi 70, cơ thể ốm yếu, thường xuyên đau nhức, bà Hồng vẫn phải ngày đêm tất tả lo cho cháu trai 14 tuổi đang bị suy thận mạn giai đoạn cuối, mồ côi cha, có mẹ khờ khạo.

Cha khiếm thính bất cực cầu cứu giúp đỡ con gái bị u não

Ròng rã 2 năm qua, người cha khiếm thính nhận sửa chữa đồ gia dụng lặt vặt, nhặt nhạnh từng đồng nhưng cũng chẳng đủ tiền cho con chữa u não… nhìn con gái bị bệnh tật dày vò, người cha bất lực cầu cứu.

Đề xuất