Lớp học tình thương dạy con chữ, dạy nết người của cặp vợ chồng già cho trẻ em nghèo
Cặp vợ chồng già ở Bình Dương nay đã gần 90 tuổi vẫn miệt mài gieo con chữ, dạy nết người cho trẻ em nghèo ở địa phương.

Hơn 30 năm qua, lớp học tình thương ông bà Tư ở khu phố Tân Lập, Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương vẫn đều đặn mở cửa đón học sinh nghèo đến lớp. Ông Tư tên thật là Huỳnh Văn Phê, còn vợ là bà Huỳnh Thị Lành, cả hai nay đã gần 90 tuổi.
Năm 1994, hai vợ chồng bà bắt đầu mở lớp học này. Bà kể: "Thấy mấy đứa nhỏ không được đến trường, suốt ngày ở nhà chơi đùa nên ông bà Tư 'nổi máu anh hùng' mở lớp dạy. Ban đầu tận 130 đứa, mà phòng học xập xệ lắm chứ không được như bây giờ".

Đến năm 2001, nhờ sự giúp đỡ của các mạnh thường quân, lớp học được xây mới lại một cách khang trang hơn. Ông Tư phụ trách dạy các em nhỏ, bà Tư dạy những em lớn hơn, nhiều năm trôi qua lớp học vẫn duy trì trong tình yêu thương của cặp vợ chồng già như thế.
Vì những đứa trẻ ở lớp học tình thương có độ tuổi khác nhau, đa số chúng đều bước ra đời sớm để bươm chải phụ giúp gia đình nên việc dạy bảo, uốn nắn tụi nhỏ không hề đơn giản. Dù rất thương tụi nhỏ nhưng khi lên bục giảng, ông bà Tư vô cùng nghiêm khắc để răn dạy chúng trở thành người tốt. "Khi dạy được tụi nó biết chữ, bà Tư vui lắm con. Thấy mấy đứa trẻ ngoan hơn, biết lượm được của rơi trả lại cho người mất, kính trọng người lớn…, ông bà hạnh phúc lắm", bà Tư cười vui vẻ.


Bà giáo không chuyên tâm sự, những đứa nhỏ tới lớp học tình thương này đều có hoàn cảnh khó khăn. Đứa thì mồ côi cha, đứa lại mất mẹ, có đứa còn không biết cha mẹ đang ở đâu. Bà nghẹn giọng: " Tụi nó có tiền đâu mà đi học trường chính quy nên vô đây để ông bà dạy chữ. Nhiều đứa trẻ đáng thương lắm con…".
Không giống như những đứa trẻ đồng trang lứa khi được gia đình chăm bẵm, yêu thương, được đến trường học chữ, những đứa trẻ của lớp học ông bà Tư hầu hết phải phụ giúp gia đình mưu sinh. Tuổi thơ bất hạnh, thiếu thốn đi tình yêu thương, chăm sóc của những người thân, ông bà Tư hiểu hết bên ngoài sự gai góc, nghịch ngợm của những đứa trẻ ấu là một tâm hồn yếu mềm cần những vòng tay yêu thương. Lớp học không chỉ là nơi dạy chữ mà còn là mái nhà để trẻ em nghèo cảm thấy vẫn được yêu thương, ít nhất là tình yêu mà vợ chồng già dành cho chúng.

Có lẽ với ông bà Tư, trong hành trình gần 30 năm qua, việc nhìn những đứa trẻ từ không biết đọc, biết viết rồi thành biết chữ, trở thành người tốt là điều mà ông bà cảm thấy hạnh phúc nhất. "Bà Tư chỉ mong tụi nhỏ biết chữ, thành người tốt, ngoan ngoãn, biết nghe lời người lớn là được rồi, bà chỉ biết mong vậy thôi", người phụ nữ U90 cười hiền hậu.
Theo Trí thức trẻ
Xem thêm: Học sinh Hà Nội thu gom quần áo, phế liệu để tái chế và gây quỹ
Đọc thêm
Từng có hoàn cảnh khó khăn, nay muốn giúp những em nhỏ đồng cảnh ngộ, nữ sinh Nguyễn Thị Thắm đã mở lớp học miễn phí.
Nam sinh mồ côi Lê Nghĩa Hiệp tuy có hoàn cảnh khó khăn, nhưng nhờ nỗ lực học hành, em đã thi đỗ ngành hot của ĐH Bách Khoa.
"Lớp hình thành mấy năm nay, các bà, các chị dù đã lớn tuổi, bận việc gia đình nhưng ngày nào đi học cũng rất chăm chỉ, tỉ lệ biết chữ cao, ít ai tái mù", cô Lê Ánh Tuyết - hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Lợi (xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, Đắk Nông) kể.
Tin liên quan
"Lùi một bước biển rộng trời cao" - đây không phải lời sáo rỗng dùng để an ủi người thất bại, cũng không phải là điều mà các ẩn sĩ ôm trong lòng. "Lùi một bước" thật sự là một loại cảnh giới thượng thừa.
Nhìn cách chị bán bánh mì giúp đỡ người đàn ông cơ nhỡ mà tự dưng tôi thấy trong lòng vui vẻ quá chừng, người Sài Gòn của tôi dễ thương quá!
Theo tỷ phú Warren Buffett, đây là 3 lời khuyên sâu sắc giúp bạn có cuộc sống thành công tự rỡ mà không hối tiếc điều gì.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.