Lớp học tình thương cho trẻ khuyết tật của những cô giáo về hưu

Thương cảm cho trẻ khuyết tật không thể đến trường, cô Phạm Thị Kim Tuyến ở Quảng Ngãi đã cùng đồng nghiệp về hưu mở lớp học miễn phí.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 28/01
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lớp học đặc biệt chỉ mở 3 buổi mỗi tuần

Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, lớp học miễn phí cho trẻ khuyết tật do Hội cựu giáo chức xã Tịnh Giang (huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) tổ chức lại bắt đầu. Lớp học diễn ra vào thứ 2-4-6 hàng tuần ở Trung tâm hoạt động cộng đồng xã Tịnh Giang, đã duy trì đến nay được vài ba năm.

Cô Phạm Thị Kim Tuyến (63 tuổi), là Chủ tịch Hội cựu giáo chức xã Tịnh Giang là người đã nảy ra ý tưởng mở lớp học tình thương này. Sau khi nghỉ hưu, cô nhiều lần thăm hỏi các gia đình có con em bị khuyết tật hoặc ảnh hưởng bởi chất độc da cam. Xót lòng trước số phận của các em, cô đã quyết định tập hợp những cô giáo cùng hội đã về hưu và lên kế hoạch mở lớp. Họ tâm niệm: "Tiếng là về hưu nhưng vẫn còn cống hiến được", nên ngay khi cô Tuyến đặt vấn đề, ai nấy đều đồng ý. 

lop-hoc-tinh-thuong-cho-tre-khuyet-tat-cua-nhung-co-giao-ve-huu
Các cô tới tận bàn ân cần dạy học. Ảnh: Thanh Quân/Thanh Niên

Cô Tuyến nhớ lại: "Khi đi thăm lớp học dành cho trẻ em khuyết tật ở một số địa phương khác, tôi nghĩ tại sao không xây dựng lớp học dành cho các em khuyết tật ở xã Tịnh Giang. Thế là tôi về kêu gọi các chị em trong ngành đã về hưu cùng nhau mở lớp học".

Lớp học được mở từ năm 2018, được lãnh đạo xã Tịnh Giang hỗ trợ phòng ốc, bàn ghế, rèm cửa,... Ban đầu, lớp có 15 học sinh, và đến nay vẫn luôn duy trì sĩ số này. Khác với lớp học bình thường, học trò ở đây đều bị dị tật bẩm sinh, có em bị thiểu năng, có em chân tay dị tật,...

lop-hoc-tinh-thuong-cho-tre-khuyet-tat-cua-nhung-co-giao-ve-huu
Em Phạm Nhất Duy tiến bộ vượt bậc khi đến lớp khiến mẹ (phải) và cô giáo vui. Ảnh: Trọng Quốc/VnExpress

Để các em có thể quen với việc cầm bút, các cô giáo kiên nhẫn tới từng bàn, cầm tay chỉ mực cho các em. Những ngày đầu tuy rất khs khăn, nhưng dần dà các em đã có thể tự cầm bút viết chữ, làm toàn. Em nhỏ nhất 8 tuổi, em lớn nhất đã 30 tuổi. Vốn dĩ, các cô đi dạy cũng chẳng mong đợi phải có những lứa học sinh khá, giỏi, chỉ mong các em biết đọc, biết viết, biết chào hỏi cha mẹ, thầy cô. 

Những ngày đầu, nhiều em còn nhút nhát, gặp ai cũng khóc, nhưng nay đã dạn dĩ hơn rất nhiều. Thậm chí, có nhiều em rất ham học, tuy đã về nhà nhưng vẫn đòi bố mẹ đưa dến lớp để học cô giáo. Em Phạm Nhất Duy, học sinh nhỏ nhất của lớp học tình thương líu lo kể: "Em đi học sớm nhất, cô cho em điểm cao nhất. Mai mốt em làm công nhân, lo cho ba mẹ".

Mong các em luôn khỏe mạnh

Khi mới mở lớp, để duy trì lớp học, các cô giáo tự bỏ tiền túi ra chi trả. Rất may, biết được việc làm tử tế của các cô, nhiều nhà hảo tâm đã về đây thăm hỏi, chia sẻ với khó khăn của lớp học. Họ đầu tư cả hiện vật lẫn tiền mặt, hi vọng các em có môi trường học tốt hơn. Gần đây nhất, thấy trời nắng nóng, sợ các em không thể tập trung học, các cô giáo đã xin nhà hảo quân giúp mua máy lạnh về lắp đặt.

lop-hoc-tinh-thuong-cho-tre-khuyet-tat-cua-nhung-co-giao-ve-huu
Lớp học được trang bị đầy đủ thư viện, máy lạnh và bàn ghế mới. Ảnh: Trọng Quốc/VnExpress

Cô Nguyễn Thị Kim Hương (66 tuổi, giáo viên về hưu) tâm sự, khi xưa còn đi dạy ở trường, nhiều lần cô chứng kiến các em khuyết tật không hòa đồng được các bạn khác mà chạnh lòng. Cô kể: ""Vì ảnh hưởng các bạn khác mà nhà trường phải cho nghỉ. Khi về nhà, các em đau ốm liên tục, gia đình bận việc. Khi có lớp học này, các em có nơi để sinh hoạt, ít đau ốm". Từ khi mở lớp đến nay, thường xuyên có các phụ huynh dẫn con đến gửi gắm, nhờ các cô chăm sóc, dạy dỗ. 

Cô Tuyến bộc bạch: "Lúc nào cũng muốn các em khỏe mạnh và giỏi hơn một ít là chúng tôi vui lắm rồi, vì như vậy nghĩa là chúng tôi vẫn còn cống hiến được cho xã hội, cống hiến được cho nghề dù đã về hưu... Bây giờ chúng tôi chỉ mong được có nhà hảo tâm đầu tư trang thiết bị để có thể dạy cho các em nghề nghiệp, sau này có thể tự nuôi sống bản thân. Như thế là hạnh phúc lắm!".

Chủ tịch UBND xã Tịnh Giang, ông Võ Văn Tâm cho biết, sau khi biết tin các cô muốn mở lớp học cho trẻ khuyết tật, địa phương đã tạo điều kiện để họ mở lớp ở Nhà văn hóa thôn An Kim. Về sau, thấy lớp học đông hơn lại đạt nhiều hiệu quả, địa phương đã sắp xếp chuyển lớp về Trung tâm hoạt động cộng đồng của nhà văn hóa xã.

Ông Tâm chia sẻ: "Chính quyền xã ghi nhận rất cao về việc mở lớp tình thương của các cô giáo về hưu. Chúng tôi cũng mong muốn lớp học tiếp tục nhận được thêm nhiều tình cảm của các nhà hảo tâm để việc dạy và học được thuận lợi hơn".

Theo Thanh Niên, VnExpress

Xem thêm: Cô giáo mầm non với gần 40 lần hiến máu tình nguyện: "Còn khỏe, còn hiến máu được thì tôi vẫn sẽ làm"

Đọc thêm

Hơn 5 năm qua, dù bản thân còn nhiều khó khăn, anh Lưu Hoàng Huynh (An Giang) vẫn dốc tiền túi từ việc chạy xe ôm để làm từ thiện giúp đỡ người nghèo.

Anh tài xế xe ôm dốc tiền túi đi làm từ thiện: Việc kịp thời cứu người quan trọng hơn tất cả
0 Bình luận

Muốn người nghèo có công ăn việc làm ổn định, chị Nguyễn Lê Vân Tuyết (45 tuổi, Cần Thơ) đã mở lớp dạy nghề bếp - bar miễn phí nhiều năm trời.

Ấm lòng lớp dạy nghề bếp - bar miễn phí suốt 10 năm của bà chủ Cần Thơ
0 Bình luận

Ở các bếp ăn từ thiện hay cửa hàng 0 đồng ở Cần Thơ, không ai lạ gì ông Nguyễn Minh Nhân - "người vận chuyển" nhận chở đồ miễn phí.

'Người vận chuyển' nhân ái hơn 15 năm chở đồ miễn phí cho chùa và bếp ăn từ thiện
0 Bình luận

Tin liên quan

Ngày 28/1, Huỳnh Hiểu Minh và AngelaBaby đồng thời thông báo ly hôn khiến dân tình vô cùng bất ngờ. Vậy nguyên nhân là gì?

Vì sao Huỳnh Hiểu Minh và AngelaBaby ly hôn?
0 Bình luận

Câu ngạn ngữ “ăn Bắc mặc Kinh” ý chỉ nét đẹp về trang phục của người Hà Nội xưa với dấu ấn Hà thành cổ kính, thanh lịch cùng loạt ảnh về một thời để nhớ.

Ăn Bắc, mặc Kinh: Người Hà Nội xưa ăn mặc kín đáo nhưng đầy tinh tế
0 Bình luận

Hoa cẩm tú, hoa cúc trắng, hồng vàng hay cúc vạn thọ đều sở hữu vẻ đẹp mê mẩn. Thế nhưng ẩn sâu bên trong vẻ đẹp ấy lại mang những ý nghĩa rất bi thương, dù có đẹp đến mấy cũng tuyệt đối không được đặt lên bàn thờ vào dịp Tết.

5 loại hoa tượng trưng cho sự chia ly, đẹp đến mấy cũng không nên để trong nhà vào dịp Tết
0 Bình luận


Bài mới

Nhóm bạn trẻ “Phủ xanh biên giới biển” với hoạt động trồng cây tại Mũi Né

Chiến dịch “Phủ xanh biên giới biển” được Cộng đồng Xanh Việt Nam tổ chức với mục đích góp phần cải thiện cảnh quan và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 11 giờ trước
60 năm giữ cờ Tổ quốc mãi tung bay ở Hiền Lương 

Năm xưa, ông Nguyễn Đức Lãng chính là người được nhận trọng trách may cờ Tổ quốc tại cầu Hiền Lương, nơi giới tuyết chia cắt 2 miền Nam - Bắc. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Đề xuất