Ấm lòng lớp dạy nghề bếp - bar miễn phí suốt 10 năm của bà chủ Cần Thơ
Muốn người nghèo có công ăn việc làm ổn định, chị Nguyễn Lê Vân Tuyết (45 tuổi, Cần Thơ) đã mở lớp dạy nghề bếp - bar miễn phí nhiều năm trời.

Chị Nguyễn Lê Vân Tuyết (45 tuổi, TP.Cần Thơ) là chủ sở hữu một cơ sở dạy nghề bếp - bar ở phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều. Cơ sở này được mở từ khi nghề pha chế trở nên thịnh hành, đến nay cũng đã được 10 năm. Nhận thấy nhiều bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn, không có thu nhập ổn định để đổi đời, chị nảy ra ý tưởng dạy nghề miễn phí.

Chi phí học nghề pha chế không hề rẻ, nhưng bà chủ Cần Thơ vẫn giữ chủ trương không thu học phí để tạo điều kiện cho người nghèo. Chị kể: "Học phí mỗi khóa khoảng 6 triệu đồng/học viên, cộng với tiền mua nguyên liệu để các em thực hành nữa thì tổng chi phí cũng hơn 10 triệu đồng. Những bạn trẻ hoàn cảnh khó khăn, dù có niềm đam mê pha chế, làm bánh, nấu bếp... cũng sẽ rất khó theo đuổi. Vậy nên tôi quyết định dạy miễn phí cho họ".
Mỗi khóa học thường kéo dài từ 2-3 tháng, được tổ chức thi lấy bằng sau mỗi khóa học. Hiện tại, chị Tuyết đã giúp hàng chục trường hợp khó khăn có nghề nghiệp ổn định, thu nhập tốt. Chị cho hay: "Tôi rất vui vì những học viên có hoàn cảnh khó khăn vượt qua nghịch cảnh để có nghề, nuôi sống bản thân và gia đình, ổn định cuộc sống".
Ngoài việc dạy miễn phí cho người nghèo, xét thấy học viên có hoàn cảnh đặc biệt như có sổ hộ nghèo, cựu quân nhân,.. chị cũng không ngần ngại giảm học phí. Anh Phạm Trường Huy (Cà Mau) vốn là bộ đội xuất ngũ, được chị Tuyết miễn giảm 30% học phí. Đến nay, anh đã học xong, trở về quê nhà mở quán nước, kinh doanh khấm khá.

Chị Tuyết tâm sự, ngoài việc học kết hợp lý thuyết và thực hành, phải rất chú trọng trong việc cập nhật công thức mới cho hợp thị hiếu. Ngoài ra, để giữ gìn nét văn hóa dân tộc, chị còn dạy học viên làm các món bánh dân gian trong những buổi học trải nghiệm thực tế.
Bạn Huỳnh Ngọc Thảo Nguyên (19 tuổi, trú phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều) tâm sự: "Gia đình tôi thuộc hộ nghèo. Cha mẹ lần lượt đổ bệnh nặng, hoàn toàn mất sức lao động nên cuộc sống rất khó khăn. May mắn tôi được giới thiệu đến học pha chế tại cơ sở của cô Tuyết, được cô nhận dạy miễn phí và ân cần truyền đạt kiến thức, kỹ thuật, tôi rất biết ơn. Lúc trước tôi mê học pha chế lắm mà không có tiền học, giờ ước mơ đã thành hiện thực rồi".
Được biết, chị Nguyễn Lê Vân Tuyết là một người rất hăng hái làm từ thiện, thiện nguyện. Trước đó, khi miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề do bão lũ, chị đã vận động gần 5 tấn quần áo và nhu yếu phẩm để cứu trợ đồng bào. Khi rảnh, chị thường tham gia các hoạt động thiện nguyện, vận động trao quà cho người có hoàn cảnh khó khăn.
Theo Duy Tân/Thanh Niên
Xem thêm: "Người vận chuyển" nhân ái hơn 15 năm chở đồ miễn phí cho chùa và bếp ăn từ thiện
Đọc thêm
Hơn 10 năm qua, lão nông An Giang Nguyễn Minh Lương đã bỏ ra cả chục tỷ đồng để làm từ thiện như xây cầu, tặng gạo cho người nghèo,... ở địa phương.
Muốn người nghèo có thể di chuyển tới bệnh viện kịp thời, ông Nguyễn Hoàng Giang (40 tuổi, Kiên Giang) đã bỏ tiền túi mua xe cứu thương vận chuyển miễn phí.
Vì muốn khi mình chết đi có thể giúp ít cho đời, cho khoa học, cặp vợ chồng già ở Sóc Trăng đã đồng lòng đăng ký hiến xác.
Tin liên quan
Theo thông tin mới nhất, "Thương ngày nắng về" sẽ tạm dừng phát sóng trong dịp Tết Nguyên đán. Thay vào đó, khán giả truyền hình sẽ được theo dõi bộ phim "Lối về miền hoa".
Trong hôn nhân, khi một người đàn ông muốn chọn vợ, họ không chỉ tìm hiểu về tính cách hay nhìn vẻ ngoài là xinh hay không mà họ còn xem nét tướng của cô gái đó có đẹp hay không?
Nhiều người có triết lí sống: "Tiền nhiều tiền ít không quan trọng, vui vẻ là được".