Lớp học đặc biệt cho trẻ ung thư của giáo viên hưu trí hơn 10 năm qua
Nghỉ hưu được 10 năm nay, nhưng cô Đinh Thị Kim Phấn (TP.HCM) vẫn miệt mài làm giáo viên ở lớp học đặc biệt cho trẻ ung thư.

Cô Đinh Thị Kim Phấn (Tp.HCM) có hơn 30 năm kinh nghiệm là giáo viên tiểu học, nay đã về hưu được hơn 10 năm. Dù vậy, thay vì nghỉ ngơi tuổi già, cô lại miệt mài bên lớp dạy học tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Cứ thế, hơn 12 năm qua, cô miệt mài bên lớp học ở lầu 2 khu B, dạy chữ cho các bệnh nhi không may mắc bệnh hiểm nghèo.

Được biết, cô Phấn bén duyên với chương trình "Ước mơ của Thúy" do báo Tuổi trẻ tổ chức hồi năm 2007. Biến tin cô Phấn thường đi tặng quà bệnh nhi, lại đúng lúc chương trình kết hợp với bệnh viện mở lớp học chữ dành cho bệnh nhi ung thư đang cần giáo viên, chủ nhiệm chương trình là nhà báo Tố Oanh đã tới mời cô đi dạy.
Cô Phấn nghe xong liền đồng ý, nhưng lại lo lắng vì đang bận dạy công chức và bán trú ở trường. Vì thế, cô trình bày với Ban Giám hiệu Trường TH Đuốc Sống, được tạo điều kiện để trống lịch dạy mỗi chiều thứ 6. Lớp học chữ đầu tiên khai giảng vào ngày 4/9/2020, duy trì đều đặn vào chiều thứ sáu và sáng thứ bảy hàng tuần, mỗi buổi kéo dài 2 tiếng. Phần lớn thời gian các em sẽ được học Toán và Tiếng Việt theo SGK, còn lại 30 phút để sinh hoạt, nghỉ ngơi.

Đến cuối giờ học, các em lại nhận được phần quà gồm bánh kẹo, sữa,... do các cô giáo và nhà hảo tâm gửi tặng. Cô Phấn nhớ lại: "Có những bé mệt không học được, canh tới giờ qua lớp sinh hoạt, các bé khoái giờ đó lắm! Nhiều em đang học giữa chừng thì ‘mệt quá, xin về’ vô thuốc, lấy tủy, lấy máu. Hay học sắp xong rồi thì mới chạy vào, ‘con mới truyền thuốc xong’, ‘con mới lấy máu xong’!".
Vị giáo viên ấy tâm sự: "Mình học sư phạm, được đào tạo dạy những đứa trẻ bình thường khỏe mạnh, nhưng nay lại dạy những đứa trẻ bị bệnh, cho nên về giáo án dạy cũng khó. Tuy bám theo sách giáo khoa nhưng vẫn có chọn lọc và tập huấn. Trước đó, giáo viên tình nguyện phải dạy qua thử rồi rút kinh nghiệm. Giáo viên đều có kiến thức sư phạm, nhưng đối tượng trẻ em này không phải là đối tượng của mình, nên phải trải qua một thời gian rút tỉa nhiều kinh nghiệm thì mới tập huấn được".

Khó khăn là thế, cô vẫn cố gắng vượt ra, với hi vọng "mở cửa thiên đường" cho các bệnh nhi ung thư. Đã có lúc, cô phải chứng kiến cảnh "người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh", tạm biệt những học trò ngoan. Cô kể: "... Thời gian đầu mình chịu không nổi. Nhưng dần mình làm chủ được cảm xúc. Mình đau, mình buồn, mình tiếc nhưng tự nhủ rằng phải mạnh mẽ đứng lên, chứ không quỵ ngã, phải tìm lối đi cho mình".
Trong 10 năm qua, cô đã lưu giữ biết bao hình ảnh và kỷ vật của các bé. Những hình ảnh đấy được các bạn tình nguyện viên thiết kế thành quyển, nếu các bé không may qua đời, cô Phấn drc xuống tận nhà trao trả kỷ vật lại cho ba mẹ. Cô kể: "Có khi tôi dự đám tang, có khi thăm gia đình và trao trả kỷ vật. Nhưng tôi chưa từng thăm được những bé còn sống để đón mừng cô".
Các em tuy tuổi đời ngắn, nhưng với cô, các em đã được sống một đời trọn vẹn. Các em được học, được chơi, được vui và yêu thương hết mực, vậy là đủ. Khi trao trả kỷ vật, nhiều cha mẹ không ngờ rằng có hình ảnh con mình từ nhỏ đến lớn, xúc động không cầm được nước mắt. Đối với cô, nghề giáo là nghề vun trồng khiến cô vô cùng hạnh phúc, và niềm hạnh phúc đó không thể diễn tả bằng lời, chỉ có thể lan tỏa cho mọi người thấy rằng "quãng đời ngắn đó đã trọn vẹn".
Theo Kiến Văn/Thanh Niên
Xem thêm: Nguyễn Ngọc Nữ: Nữ giáo viên nghỉ dạy để theo nghề thuốc, hơn 40 năm miệt mài bốc thuốc miễn phí
Đọc thêm
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, đại úy công an Thạch Bình (Cần Thơ) lại lặn lội tới xóm nghèo để chăm sóc, dạy dỗ trẻ em người Khmer có hoàn cảnh khó khăn.
Xót xa cho những em nhỏ vì hoàn cảnh khó khăn mà không được đi học, thầy giáo trẻ Ninh Việt Trí đã quyết định mở lớp học tình thương.
Hơn 2.000 công nhân và người lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Đà Nẵng đã được hỗ trợ vé xe 0 đồng để kịp thời về quê đón Tết.
Tin liên quan
Theo Khổng Tử, trong cuộc sống kết giao bạn bè, hàng xóm thậm chí là họ hàng phải thật cẩn thận. Trong mối quan hệ khác cũng thế, phải cẩn trọng hàng đầu.
Lập xuân trải qua 3 khoảnh khắc ứng với nhân sinh có 3 loại đợi chờ, nếu hiểu được con người ta ắt thọ ích vô tận.
Nhờ việc tự động hóa toàn bộ công việc, chỉ tốn thêm 10 phút/ngày để kiểm tra, nhân viên IT này đã nhàn nhã nhận lương tiền tỷ.
Bài mới

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.