Chuyện về Ka Xuân: Cô gái nhỏ "thèm" học vô cùng, nỗ lực đi làm kiếm tiền theo đuổi con đường học vấn
Mặc cho số phận nghiệt ngã, mẹ mất sớm, bố không quan tâm, cô gái nhỏ Ka Xuân vẫn nỗ lực đi làm kiếm tiền đỡ đần gia đình, nuôi mộng đi học đại học.

Đứa trẻ chưa ra đời đã bị gọi là "quái thai"
Ka Xuân quả thực sinh ra đã "số khổ", cuộc đời thật quá nghiệt ngã với em. Bố mẹ em sống làng K’Brạ (xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng), vốn vô cùng nghèo khó, sinh tới 7 người con. Khi mẹ mang thai Ka Xuân, thầy mo bất ngờ phán bà sinh ra quái thai và phải bỏ đi để làng không mang họa. Cả làng cũng tin vậy nên ép gia đình phải bỏ đi bào thai tội nghiệp.
Thế nhưng, mẹ em quyết giữ đứa con lại cho bằng được. Thương đứa con gái mạnh mẽ, bà đặt tên con là Ka Xuân. Chưa được bao lâu, mẹ Xuân qua đời vì bạo bệnh, khiến dân làng và cả bố cô càng tin thầy mo "sái cổ". Mọi người đồn đại nhiều, nói em là "sao chổi", phải tránh xa.

Từ lúc vợ mất, bố em thiểu não chìm trong men rượu. Mỗi lần ngập trong cơn say, ông trở về nhà và trút giận lên đầu Ka Xuân. Emô và anh chị em không biết đã bao lần phải "thừa sống thiếu chết" bởi những trận đòn từ chính bàn tay của bố. Cô gái nhỏ cũng không dám đi đâu, bởi người dân làng sợ những lời nguyền quái ác đã gán lên người cô.
Nỗ lực học hành, chăm chỉ làm việc
Suốt những năm tuổi thơ nghiệt ngã, chỉ có ngày được đi học là bình yêu với Ka Xuân. Khác biệt với những đứa trẻ trong làng, em học giỏi nhất và đánh đàn hay nhất. Xuân kể: "Em thích guitar nhưng em chơi giỏi piano. Biết sao không? Vì em không có tiền mua guitar, còn piano có sẵn ở nhà thờ, lúc nào em cũng nhờ để tập được hết".

Thầy Nguyễn Thế Mai, chủ nhiệm cũ của Xuân tại trường THPT Di Linh kể: "Con bé tội nghiệp. Tôi nhớ có lần cả tuần liền không thấy Xuân đến lớp, tôi liên lạc để tìm hiểu nguyên nhân thì đầu dây bên kia Xuân òa khóc nói: 'Con muốn đi học, thầy cho con mượn tiền để đóng học phí được không? Con hứa sẽ đi làm và trả lại thầy sớm'. Gặp trực tiếp nói chuyện, con bé thú thực phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền đóng học phí mà dạo đó ít việc nên Xuân không kiếm đủ tiền. Xuân bảo đợt đó bức bí quá mới kể hết cho thầy nghe".
Thực ra, nhìn Ka Xuân, chẳng ai đoán được số phận em lại khốn khổ đến thế. Dù cho bị người đời "kỳ thị", phải thui thủi một mình, em vẫn cố gắng giữ tâm thế lạc quan, nỗ lực đi làm kiếm tiền để theo đuổi con đường học vấn. Cô gái nhỏ kể: "Đi học xong em tới thẳng chỗ làm thêm. Em dọn dẹp, rửa bát cho quán phở và dọn phòng cho khách sạn. Mấy việc đó ít người làm nên lương cao, đủ tiền cho em đi học và hỗ trợ chị gái đang là sinh viên".

Xuân thường về nhà sau 10 giờ đêm và học đến 3 giờ sáng hôm sau. Em tâm sự: "Làng em con gái không còn học nhiều, nên em đi học không được bố và họ hàng ủng hộ. Em chọn đi làm khuya, học trễ vì giữa đêm sẽ không còn nghe ai nói năng điều gì khiến em tủi thân".
Quyết tâm theo đuổi con đường học vấn
Đáng lẽ, em đã phải vào đại học từ năm 2021, nhưng lại chấp nhận gác lại để lo cho chị gái đang học y. Dù đã đậu đại học nhưng thay vì nhập học, Xuân đi thẳng đến Bình Tân làm công nhân. Mức lương công nhân 7 triệu đồng, em chắt chiu gửi cho chị hơn nửa, chỉ còn vỏn vẹn 1 triệu để ăn uống hằng ngày bởi cô còn phải chi 2 triệu thuê nhà và đi lại.
Công việc ban đầu của em là đóng gói bao bì sản phẩm lâu dần lại thêm cả việc khuân vác. Làm việc vất vả, tay em bong gân liên miên, nhưng rồi lại nén đau vì thương chị và thương cả ước mơ học lên cao của mình.

Ka Xuân kể: "Em thèm học như người đói thèm ăn. Chợp mắt trong xưởng chờ tăng ca em cũng mơ được đi học. Em tính lại với chị Hậu hành trình tiếp theo và bắt đầu làm nhiều hơn. Lúc rảnh, em đi rửa chén thuê để có thêm tiền, emt ính khi tiết kiệm đủ tiền sống trong 3 tháng sẽ xin nghỉ để ôn bài thi lại".
Cuối tháng 3 vừa qua, em nghỉ việc, cầm số tiền tiết kiệm lên Đắk Lắk thuê trọ cùng chị. Tuy vất vả vừa học vừa làm, Ka Xuân vẫn đạt 26,5 điểm khối C và "ẵm" trọn điểm 10 môn lịch sử. Thành tích này đã giúp Xuân đậu vào ngành công tác xã hội của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM. "Em chọn ngành này vì nó hay. Mình được dạy cách huy động nguồn lực xã hội để giúp đỡ những người khó khăn", cô nữ sinh chia sẻ.

Xuân bộc bạch ngày nhỏ, ước mơ của em là trở thành một giáo viên âm nhạc. Nhưng khi lớn lên, nhìn thấy cuộc sống xung quanh, em lại cháy bỏng mong muốn trở thành một người làm công tác xã hội chuyên nghiệp để góp phần nâng cao nhận thức của bà con đồng bào tại những vùng sâu, vùng xa. Nhắc đến học phí, Xuân cười, nói: "Không lo đâu. Xin làm phục vụ quán ăn nhiều khi không được nhưng xin dọn bếp, rửa chén thì chỗ nào cũng cần mà lương cao hơn. Em quen rồi, sẽ tự tính được".
Theo Tuổi trẻ Online
Xem thêm: Chuyện đời đầy nghị lực của cô gái mù Kim Trang: Tôi bất thường, không bất hạnh!
Đọc thêm
Gia cảnh nghèo khó, bố bị thương suy giảm khả năng lao động, nhưng nữ sinh dân tộc Thái này vẫn cố gắng học hành, thi đỗ thủ khoa trường Quân đội.
Phạm Hòa Nhi khiến dân tình vô cùng nể phục khi là thủ khoa kép ĐH Quốc tế Sài Gòn, tốt nghiệp với GPA 3,74/4.
Nữ sinh Bùi Phương Linh (Hà Nội) mới đây khiến dân tình nể phục khi mới học lớp 7 đã đạt điểm 8.0 IELTS.
Tin liên quan
“Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất".
Nghe thấy tiếng kêu thất thanh của hai bạn nhỏ, hai học sinh lớp 7 ở Hà Tĩnh đã không ngại nguy hiểm, lao xuống dòng nước cứu người gặp nạn.
Bỏng Ngô Mario là cái tên quen thuộc với nhiều bạn trẻ, thường xuyên lan tỏa vẻ đẹp du lịch Việt Nam.
Bài mới

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.