Tấm lòng vàng của bà giáo U70 dành nửa đời người để cưu mang, dạy dỗ trẻ khuyết tật

Dù từng bị gia đình ngăn cấm, bà giáo Phạm Thị Hồng vẫn quyết tâm dành biết bao tâm huyết để cưu mang, dạy dỗ trẻ khuyết tật.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 25/08
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mặc gia đình ngăn cấm, lên Tây Nguyên dạy trẻ khuyết tật

Ở phường Ia Kring, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, có một mái ấm tình thương dành cho trẻ khuyết tật của một "bà giáo" đặc biệt. Đó là bà Phạm Thị Hồng (62 tuổi), người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc nuôi dạy, chăm sóc trẻ em khuyết tật, chậm phát triển.

Bà Hồng tâm sự, bà gắn bó với công việc này từ năm 1987, 3 năm sau thì tham gia các khoá học do chuyên gia người nước ngoài đào tạo để bồi dưỡng kiến thức. Sau khi tốt nghiệp, bà bắt đầu công việc giảng dạy ở các trung tâm, trường khuyết tật ở TP.HCM.

chuyen-ba-giao-u70-danh-nua-doi-cuu-mang-day-do-tre-khuyet-tat
Tình yêu mãnh liệt dành cho những đứa trẻ khuyết tật đã thôi thúc bà vào Tây Nguyên mở lớp học đặc biệt. Ảnh: VTC

Đang có công việc ổn định ở thành phố, bà khiến cả nhà bất ngờ khi muốn chuyển vào Gia Lai. Người phụ nữ ấy tâm sự, lúc đó là năm 1999, bà tình cờ biết Tây Nguyên chưa có ngôi trường nào dành riêng cho trẻ khuyết tật. Tình yêu mãnh liệt dành cho những đứa trẻ khuyết tật đã thôi thúc bà rời đi.

Được biết, ngay cả khi còn giảng dạy ở các trung tâm, gia đình bà đã có vài lần cấm cản. Nên khi biết bà Hồng có ý định chuyển lên Tây Nguyên, mẹ của bà khóc liền mấy đêm vì không chịu nổi cú sốc tinh thần này.

Bà giáo U70 bộc bạch: "Tâm nguyện của mẹ là muốn tôi có tổ ấm riêng của mình, mẹ không muốn cả đời tôi chỉ chăm chăm vào những đứa trẻ không ruột thịt. Tuy nhiên, tôi từng nói với bà là tôi có thể bỏ gia đình nhưng nhất quyết không thể bỏ rơi những đứa trẻ không may mắn này được. Mãi đến khi tôi lên Tây Nguyên được mấy năm, năm 2005, gia đình tôi mới chấp nhận".

"Bà tiên" của những đứa trẻ khiếm khuyết

Bà Phạm Thị Hồng kể, ban đầu khi mới lên đây, mọi chi phí sinh hoạt là bà tự bỏ tiền túi ra. Lúc ấy, mấy "mẹ con" có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, cầm cự ngày qua ngày. Dần dà, việc tử tế của bà được nhiều người biết đến, các nhà hảo tâm dần tìm đến. Thế nhưng, bà từ chối nhận ủng hộ bằng tiền mặt, chỉ nhận thực phẩm, quần áo, đồ dùng cho các em.

chuyen-ba-giao-u70-danh-nua-doi-cuu-mang-day-do-tre-khuyet-tat
Với bà Hồng, các em không chỉ là học trò, mà còn là những người con, người cháu mà bà hết mực yêu thương. Ảnh: SGGP

Dù cuộc sống vất vả, gặp không ít khó khăn, nhưng bà Hồng không bao giờ nghĩ tới chuyện bỏ cuộc. Với bà, những đứa trẻ khuyết tật này không chỉ là học trò, mà còn là những người con, người cháu mà bà hết mực yêu thương.

Từ một nhóm trẻ chỉ tầm 5-6 em, giờ đây căn nhà rộng chừng 50 mét vuông đã trở thành mái ấm cho trẻ khuyết tật bị bỏ rơi. Những đứa trẻ lên 2, lên 3 tuổi mắc chứng tự kỷ, hội chứng đao, trẻ câm điếc thậm chí cả trẻ mồ côi đều được bà Hồng đưa về nuôi nấng, dạy dỗ. Hiện tại, mái ấm tình thương có hơn 40 em theo học, trong đó có 16 em chậm phát triển, 10 em mắc hội chứng đao.

chuyen-ba-giao-u70-danh-nua-doi-cuu-mang-day-do-tre-khuyet-tat
Tôi mong muốn các em khi lớn lên phải được xã hội công nhận, có việc làm trong khả năng để có thể tự lo cho bản thân. Ảnh: VTC

Dạy trẻ bình thường đã khó, với những đứa trẻ đặc biệt càng vất vả hơn nhiều. Mỗi em một tính cách, có một cách biểu lộ cảm xúc khác nhau, chỉ cần không vừa ý là chúng nổi nóng ngay. Vì thế, bà Hồng đã phải thật sự kiên nhẫn, bao dung và tìm cách thấu hiểu tâm lý các em.

Giờ đây, các em lớn hơn chăm sóc các em nhỏ, biết làm công việc nhà và tự giác chăm lo cho bản thân. Tuy nhiên, nỗi trăn trở lớn nhất đối với người phụ nữ này là làm sao để các em khi lớn lên sẽ có công việc để tự nuôi sống bản thân.

Bà Hồng tâm sự: "Thường các em khuyết tật khi ra ngoài xã hội sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi tìm việc làm nên trong quá trình giảng dạy, tôi luôn cố gắng nắm bắt được sở trường của mỗi em để sau này còn định hướng công việc. Tôi mong muốn các em khi lớn lên phải được xã hội công nhận, có việc làm trong khả năng để có thể tự lo cho bản thân".

Theo Hiền Mai/VTC News

Xem thêm: Nhóm bác sĩ quân y về hưu nhiệt tình chữa bệnh miễn phí cho người nghèo suốt 20 năm ở TP.HCM

Đọc thêm

Không chỉ mang tri thức đến trẻ em nghèo, lớp học tình thương tại Phật đường Pháp Tuyền (Đồng Nai) còn trang bị kỹ năng sống cho các em.

Ấm lòng lớp học tình thương nơi cửa Phật cho trẻ em nghèo ở Đồng Nai
0 Bình luận

Đêm concert vừa kết thúc thành công ở Hà Nội, Hà Anh Tuấn lại khiến dân tình dậy sóng vì trích ngay 500 triệu để giúp đỡ trẻ em nghèo.

Concert 'cháy vé', Hà Anh Tuấn lập tức làm điều tử tế, trích ngay 500 triệu giúp đỡ trẻ em nghèo
0 Bình luận

Mói đây, Đoàn xã Thanh Thủy đã cùng Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu Thanh Thủy mở lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em trên địa bàn.

Chiến sĩ Đồn Biên phòng mở lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em tại Hà Giang
0 Bình luận

Tin liên quan

Vô Diện Sát Nhân được dự đoán là bộ phim kinh dị táo bạo sẽ khiến người hâm mộ điện ảnh Việt Nam "đứng ngồi không yên" vào cuối tháng 8 này.

Lịch chiếu phim Vô Diện Sát Nhân cập nhật mới nhất
0 Bình luận

Ban đầu chỉ là nuôi cà cuống theo sở thích, giờ đây 9x Hà Nội Hoàng Anh đã là ông chủ một trang trại kiếm tiền tỷ mỗi năm.

Từ đam mê nuôi cà cuống, 9x Hà Nội thành ông chủ trang trại kiếm nửa tỷ/năm
0 Bình luận

Kẻ khôn ngoan không bao giờ cố gắng thanh minh thanh nga, không bao giờ cố gắng chứng minh mình bằng lời nói. Họ chỉ cần im lặng cũng chứng minh được bản lĩnh.

Im lặng không phải ngu xuẩn, đó là quyền năng của kẻ thông minh
0 Bình luận


Bài mới

Bác sĩ vượt biển cứu sống sản phụ băng huyết sảy thai lưu

Ngày 09/4/2025, Phòng khám Đa khoa khu vực Quan Lạn - Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn, Quảng Ninh bất ngờ tiếp nhận trường hợp cấp cứu sản khoa đặc biệt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 giờ trước
Người đàn ông chết não hiến 7 tạng cứu sống nhiều bệnh nhân

Nhờ nguồn tạng hiến của người đàn ông chết não, Bệnh viện Quân y 175 đã phối hợp cùng các đơn vị chuyên môn thực hiện thành công ca lấy đa mô, tạng đầu tiên tại bệnh viện.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Chàng trai khuyết tật trích tiền bán vé số giúp người khó khăn

Chàng trai khuyết tật – Nguyễn Tiến Hữu (26 tuổi, trú tại TX Hoài Nhơn, Bình Định) dù khó khăn nhưng vẫn trích 10.000 đồng/ngày từ tiền bán vé số để giúp đỡ mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cậu bé 3 tuổi nhanh trí cứu bạn rơi xuống hố công trình

Thấy bạn rơi xuống hố công trình, cậu bé 3 tuổi Nguyễn Nam Phong vội vã chạy vào nhà báo cho người thân ra đưa bạn lên bờ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Thầy giáo Hậu Giang hết lòng lo hậu sự cho người nghèo

Ngoài tận tâm với công tác chuyên môn, nhiều năm qua thầy giáo Nguyễn Hoàng Nam (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) còn hết lòng lo hậu sự miễn phí cho hàng trăm người nghèo khó.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Cuộc đời truyền cảm hứng của thợ cắt tóc lớn tuổi nhất thế giới

Bà Shitsui Hakoishi (108 tuổi) vừa được kỷ lục Guiness Thế giới công nhận là ''thợ cắt tóc nữ lớn tuổi nhất thế giới'' với 94 năm tuổi nghề và chưa có ý định nghỉ hưu.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Những “hiệp sĩ” miệt mài đi hút đinh trong đêm

Thời gian qua, hình ảnh những chiếc xe máy tự chế rong ruổi khắp mọi nẻo đường tại TP.Bạc Liệu để hút đinh đã trở nên vô cùng quen thuộc với bà con nơi đây.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Nhóm bạn trẻ “Phủ xanh biên giới biển” với hoạt động trồng cây tại Mũi Né

Chiến dịch “Phủ xanh biên giới biển” được Cộng đồng Xanh Việt Nam tổ chức với mục đích góp phần cải thiện cảnh quan và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
60 năm giữ cờ Tổ quốc mãi tung bay ở Hiền Lương 

Năm xưa, ông Nguyễn Đức Lãng chính là người được nhận trọng trách may cờ Tổ quốc tại cầu Hiền Lương, nơi giới tuyết chia cắt 2 miền Nam - Bắc. 

Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Đề xuất