Bài học từ chiến lược đầu tư của vị tỷ phú không bằng cấp 3 Kirk Kerkolian: "Không có gì là mãi mãi"
Được mệnh danh là "người đàn ông giàu nhất Los Angeles", Kirk Kerkolian khiến nhiều người nể phục khi trở thành tỷ phú dù không có bằng cấp cao.
Tuổi thơ cơ cực, làm võ sĩ quyền Anh để kiếm tiền
Kirk Kerkolian là doanh nhân, nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ gốc Armenia, là chủ tịch kiêm CEO của công ty cổ phần tư nhân Trcinda Corporation. Trước khi qua đời, ông sở hữu khối tài sản khoảng 16 tỷ USD, được Forbes đánh giá 10/10 trên thang điểm làm giàu tự thân.
Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng, tuổi thơ của Kerkolian là những ngày khốn khó trên đất Mỹ. Ông sinh ra trong một gia đình nhập cư nghèo khó, phải sống trong khu ổ chuột. Do nhà nghèo, Kerkolian phải bỏ học từ sớm, đi làm giúp gia đình kiếm kế sinh nhai. Ông đã làm rất nhiều việc, từ bán báo dạo cho đến phụ bếp, bồi bàn, miễn là có thể kiếm được nhiều tiền.
Vốn là người ham học võ, thích chơi đấm bốc, Kirk Kerkolian từng có thời gian là võ sĩ quyền Anh. Đây là bộ môn thể thao nguy hiểm, có thể khiến người chơi thương tật vĩnh viễn, thậm chí mất mạng. Thế nhưng, Kerkolian vẫn liều mạng tham gia, dám thách đấu những người được coi là "trên cơ" tuyệt đối để có số tiền thưởng hấp dẫn.
Có lẽ, máu liều của Kirk Kerkolian đã được trau dồi từ lúc này, và từ đó theo ông suốt cuộc đời. Theo New York Times, ông được mệnh danh là "người đàn ông giàu nhất Los Angeles". Trong mắt nhiều người, ông là "bậc thầy" đầu tư dựa trên giá trị, không ít lần từng được so sánh với tỷ phú Warren Buffett.
Liều lĩnh trong đầu tư và lần lỗ đau đớn nhất
Chiến lược đầu tư chủ yếu của ông là mua một công ty có giá trị thấp, nâng cao giá trị và đợi đến thời cơ thích hợp để bán nó. Trong suốt sự nghiệp, Kirk Kerkolian đã áp dụng mô hình này khá tốt. Khoản đầu tư ưa thích của ông là vào ô tô, thứ từng khiến ông lãi khủng tới 2,7 tỷ và cũng khiến ông nhận lỗ đến 700 triệu USD.
Năm 1990, Kerkolian đầu tư vào một công ty xe hơi lần đầu tiên, khi cổ phiếu của Chrysler giảm chỉ còn 9 USD do suy thái kinh tế ở Mỹ và mô hình quản lý yếu kém của họ khi đó. Ông tin rằng, giá cổ phiếu của công ty này phản ánh các vấn đề kinh tế, và đã mua 36 triệu cổ phiếu Chrysler với giá 10 USD. Nhờ đó, ông trở thành cổ đông lớn nhất của công ty này nhờ sở hữu 10% giá trị công ty. 4 năm sau, giá trị của nó đã tăng lên 60 USD/cổ phiếu.
Năm 1995, Kirk Kerkolian nhận ra rằng, Chrysler có thể tăng giá trị cổ phiếu nếu có chiến lược tốt hơn. Dù cổ phiếu công ty đã tăng dưới sự lãnh đạo của CEO Lee Lacocca, ông vẫn cho rằng giá trị của Chrysler đang bị đánh giá thấp, nên đã mạnh tay chi 24 tỷ USD để mua toàn bộ công ty. Tuy nhiên, công ty xe hơi này đã từ chối, nhưng vị tỷ phú liều lĩnh này vẫn tiếp tục mua cổ phiếu công ty.
Sau đó, Daimler-Benz mua lại Chrysler với giá 36 tỷ USD, và Kerkorian vẫn tiếp tục mua cổ phần của công ty này. Kết quả, ông kiếm được 2,7 tỷ USD lợi nhuận, với tỷ lệ hoàn vốn cao hơn 500%.
Trong khi đó, cú ngã ê chề nhất của ông là khi đầu tư vào công ty Ford Motor. Năm 2008, theo đánh giá, ông tin rằng Ford có giá trị "đáng kinh ngạc" dù cổ phiếu chưa thể phán ánh chính xác. Vì thế, ông đầu tư mua 100 triệu cổ phiếu, rồi lại mua thêm 20 triệu cổ phiếu khác với số tiền là 170 triệu USD. Sau đó, ông tiếp tục mua thêm 20 triệu cổ phiếu khác, sở hữu 6,5% cổ phiếu công ty này và trở thành cổ đông tư nhân lớn nhất.
Tuy nhiên, trái với đánh giá của ông, doanh số Ford liên tục giảm. Từ mức giảm 35%, công ty này tiếp tục thua lỗ, thậm chí phải từ bỏ mục tiêu lợi nhuận vào năm 2009. Giá cổ phiếu của Ford giảm mạnh, khoản đầu tư gần 1 tỷ USD cho 140,8 triệu cổ phiếu của Kirk Kerkolian đã giảm chỉ còn hai phần ba.
Đến tháng 10/2019, ông bắt đầu bán ra cổ phiếu, với mức giá chỉ 2,43 USD, thấp hơn gần 66% so với giá mua ban đầu. Cuối năm 2019, ông đã bán toàn bộ các cổ phiếu còn lại, chấp nhận lỗ 700 triệu USD. Có thể nói, đây là lần đầu tư đau đớn nhất trong cuộc đời ông.
Bài học rút ra từ lần thất bại
Có lẽ, sau 4 lần đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô, Kirk Kerkolian đã rút ra được một bài học đáng giá. Ông đã thành công 3 lần, nhưng lại thất bại ê chề trong lần thứ 4. Dưới đây là một số bài học rút ra từ lần thua lỗ này:
Quá tin tưởng vào kinh nghiệm cá nhân
Năm 2008, khi Kirk Kerkolian tiếp tục đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô với chiến lược chủ chốt, ông không nhận ra rằng thị trường khi đó đã thay đổi. Nền kinh tế khi đó đã định vị thị trường ô tô Mỹ không còn cạnh tranh như trước, còn vị tỷ phú này vẫn tin rằng chiến lược của mình là đúng đắn.
Ông đã cho rằng mô hình của mình đã thành công và có thể tiếp tục thành công, chưa kể còn kinh nghiệm 3 lần lãi lớn trong quá khứ. Thế nhưng, việc chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân đã khiến ông thất bại trong lần đầu tư này.
Tự tạo ra điểm mù
Có thể thấy, một khi ta tự mãn, ta có thể vô tình tự tạo ra điểm mù và không thể nhận ra mình đang có khiếm khuyết. Trong quá khứ, vị tỷ phú tự thân này đã nhiều lần thành công, nên ông không nghĩ rằng mình sẽ thất bại nếu "tái" sử dụng mô hình đầu tư.
Trên thực tế, trong lĩnh vực đầu tư, không phải lúc nào cũng có những kịch bản giống hệt nhau. Sự tự mãn là yếu tố nguy hiểm, là điểm mù khiến người đầu tư không nhận ra thay đổi của thị trường.
Không phải lỗi của mô hình đầu tư
Về cơ bản, chiến lược đầu tư của vị tỷ phú này không sai. Sai lầm của Kirk Kerkolian ở lần đầu tư thé 4 này là ông đã không tiến hành một cuộc điều tra, nghiên cứu đủ sâu. Vì thế, ông đã bỏ sót một số yếu tố gây ảnh hưởng tới giá cổ phiếu, chẳng hạn như việc thị trường ô tô ở Mỹ có biến động.
Không có gì là mãi mãi
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế, và chỉ một sự thay đổi nhỏ cũng có thể khiến mọi thứ thay đổi. Khi đó, mô hình đầu tư cần được đổi mới, các nhà đầu tư cần liên tục cập nhật dữ liệu, thử nghiệm những giả định mới để giữ cho mô hình đầu tư của mình luôn thức thời. Không có gì là mãi mãi, những biến đổi có thể xảy ra rất nhanh, vào những lúc ta hoàn toàn không ngờ tới.
Dù vậy, điều khiến Kerkolian vẫn có thể thành công đến thế, là nhờ ông luôn giữ được sự liều lĩnh của mình. Vị tỷ phú thọ 98 tuổi này từng chia sẻ: "Tôi luôn cố gắng trở nên bận rộn. Tôi thích đối mặt với thử thách".
Tỷ phú tự thân trẻ nhất Trung Quốc: Thành công chắc chắn không phải do quý nhân trợ giúp
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận