Chiếc xe đạp thồ cũ kĩ chở ước mơ làm giáo viên của cô gái người Mông

Không biết chữ, cả đời nghèo khó, nhưng tin rằng con có thể đổi đời, người cha của Ngô Thị Kia đã bán hết ngô thóc trong nhà, mua xe đạp cho con đihọc.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 16/03
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Giờ đây, ước mơ của Ngô Thị Kia đã thành hiện thực. Cô ôm cặp bước ra ngoài, chuẩn bị lên đường đi dạy học. Nghe tiếng bước chân của con, ông Ninh vội chạy ra, ấn vào tay mấy cái ngô non bọc trong lá chuối còn hơi nghi ngút, dặn khi nào nghỉ giữa giờ thì ăn, nhớ chia cho cả học trò. Hai mươi ba năm qua, đây không phải lần đầu Kia được cha chăm sóc từ những việc nhỏ nhặt thế này, nhưng lần nào, cô cũng xúc động.

Ngô Thị Kia là con gái thứ 4 trong một gia đình người Mông nghèo ở thôn Toạt, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang. Ba chị gái của cô người không được đi học, người chỉ học hết lớp ba, quần quật làm việc để giúp cha mẹ. Đó là chuyện thường tình ở đất này.

Ở điểm trường tiểu học Hùng Lợi ở thôn Toạt mỗi năm có chưa đến 10 học sinh.  Phòng học cũng chỉ là một túp nhà tranh xiêu vẹo, thêm đôi ba bộ bàn ghế. Giáo viên từ huyện lặn lội tới đây, thời gian dạy học cũng dài bằng thời gian đi vận động cho trẻ con học.

chiec-xe-dap-cu-cho-uoc-mo-lam-giao-vien-cua-co-gai-nguoi-mong

Thế nhưng, Kia từ bé đã ham thích con chữ, chưa bao giờ phải để thầy tới động viên. "Em cố gắng học, cuộc sống mới bớt vất vả khổ cực", lời thầy dặn khi đó Kia chẳng hiểu hết. Cô bé chỉ biết, muốn làm nghề dạy học như thầy. Với cô, đi học là niềm vui hiếm hoi.

Thời ấy, xã Hùng Lợi còn chưa có điện, nên ăn trưa xong là Kia tranh thủ làm hết bài. Tối tối, em lại mở sách, rúc rích đọc cho các chị và em trai nghe những mẩu truyện trong sách tập đọc dưới ánh đèn dầu. Thương con, ông Ninh kiếm được chiếc đèn pin cũ, làm bóng điện tạm cho các con đọc.

Hết lớp 5, Kia đứng trước dấu mốc quan trọng đầu tiên của cuộc đời: nghỉ học hay đi tiếp. "Con gái học thế nhiều rồi, đằng nào chả lấy chồng", người làng nói trong khi Kia hồi hộp đợi quyết định của cha mẹ. Bất ngờ thay, ông Ninh bỏ lại sau lưng lời thiên hạ, lặng lẽ hậu thuẫn con gái.

Khổ nỗi, trường cấp 2 lại cách nhà cô rất xa, tới 15 km. Mùa hè năm đó, vợ chồng ông Ninh bà Xía vét những bao ngô bao gạo tích cóp, vốn định để dành cho mùa giáp hạt, đổi lấy một chiếc xe đạp thồ kiểu cũ. Cả nhà không một ai biết đi xe, nhưng ông Ninh vẫn cố gắng cùng Kia tập. Cuối cùng, người cha không biết đi xe đạp, bằng cách nào đó đã dạy con gái biết đi xe.

Chiếc xe đạp thồ xấu xí của Kia trở thành trò đùa của chúng bạn, nhưng cô chẳng quan tâm. Với Kia, đó là kho báu. Không ít lần, chiếc xe bị xịt cả 2 lốp, ngay trước giờ đi học. Tiệm sửa xe quá xa, cô đi bộ 15km tới trường. Nhưng ông Ninh không để con gái tủi thân lâu, hôm sau, ông dắt xe đạp cũ, đeo cặp sách cùng con tới tiệm sửa. Chỉ khi con gái khuất sau cổng trường, ông Ninh mới yên tâm đi bộ về nhà.

chiec-xe-dap-cu-cho-uoc-mo-lam-giao-vien-cua-co-gai-nguoi-mong

Từ cô gái duy nhất của thôn Toạt học hết lớp 5, Kia trở thành học sinh duy nhất xã Hùng Lợi học đến trung học phổ thông. Vợ chồng ông Ninh vẫn bị xóm làng coi như những phụ huynh kỳ quặc vì để một đứa con gái tốn nhiều tiền của vào chuyện học hành đến thế. Trong khi bạn bè cùng trang lứa Kia đã rục rịch lấy chồng, đẻ con, đi công ty, sắm sửa điện thoại, ti vi, mua áo quần cho bố mẹ, thì nhà bố mẹ Kia mỗi lúc một nghèo đi. 

Người cha kiệm lời ít khi tâm sự với con gái, nhưng mỗi lần ông mang gì trong nhà đi bán để cho con đóng tiền học, tiền ăn, Kia đều biết hết. Có cuối tuần bất ngờ về từ trường nội trú, thấy bữa trưa của cha mẹ chỉ có cơm trắng, Kia bật khóc đòi nghỉ học đi làm công nhân, nhưng bị bố mắng. "Em không kiên cường mấy đâu, suýt bỏ học mấy lần vì thấy bố mẹ khổ vì mình quá, nhưng bố em không cho", Kia kể. Hôm đó ông Ninh bảo đời mình không biết chữ, các chị của Kia cũng vậy rồi nên không muốn con khổ nữa.

Cả lớp cấp 3 có 32 học sinh, chỉ có 2 người đăng ký thi đại học. Lựa chọn của cô gái người Mông là khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Tân Trào, Tuyên Quang. Không ước mơ xa, Kia chỉ muốn về thôn Toạt làm cô giáo, sống gần mẹ cha.

Sau kỳ thi, biết mình thừa 4 điểm so với ngành học, Kia tâm sự, "tay mình như đã chạm được vào viên phấn", nhưng đợi mãi không thấy giấy báo trúng tuyển, cô lòng như lửa đốt. Nhìn từng tốp học sinh ríu rít gọi nhau đi học, Kia thấy hy vọng tắt dần, nhưng lại tự an ủi bản thân, giờ nghỉ học để kiếm tiền phụ bố mẹ cũng không sao.

Một chiều cuối tháng 8/2018, người dưới trung tâm xã mang đến cho ông Ninh một phong thư. Người cha không biết chữ nhưng linh cảm của ông mách rằng, đây là thứ con gái mình đang mong chờ. Ông cầm phong thư mang tận vào nương tìm, đưa cho con. Quệt vội bàn tay còn bám đất bùn vào vạt áo, Kia hối hả bóc rồi reo lên "Con đỗ rồi!". Ông Ninh đỡ tờ giấy trong tay, nâng niu như vật quý. Cái tin "con gái ông Ninh đỗ đại học" lập tức trở thành tin lớn, khiến cả gia đình tự hào.

chiec-xe-dap-cu-cho-uoc-mo-lam-giao-vien-cua-co-gai-nguoi-mong

Suốt 3 năm học, cả gia đình Kia lại tiếp tục gồng gánh, chắt chiu để con gái được đi học. Kia đỏ hoe mắt, kể: "Em nhớ, mỗi tháng em về xin ít nhất 300 nghìn, nhiều là 500 nghìn đồng. Với bố mẹ em, đấy thực sự là gánh nặng. Nhiều đêm rất lạnh, bố mẹ vẫn đi mò ốc cua để sáng đem bán, tích cóp tiền cuối tháng em về để cho".

Đầu học kỳ hai năm thứ hai, Kia về nhà, không thấy chiếc xe đạp thồ cũ kỹ năm xưa. Để có tiền cho Kia ăn học, bố mẹ đã bán chiếc xe. Nhìn lại 15 năm học trải qua trong đời, Kia tâm sự, tài sản và bài học lớn nhất mình học được là sự hy sinh của cha mẹ. Giờ đây, cô đã trở thành "cô giáo Kia của thôn Toạt", là niềm tự hào của gia đình và dân làng.

Mùa hè năm trước, trường Tiểu học Hùng Lợi 2 tổ chức cho giáo viên đi du lịch Cát Bà, Kia thuyết phục bố mẹ đi cùng. Ngắm nhìn người cha đã 50 tuổi mới có chuyến nghỉ ngơi đầu tiên trong đời, Kia vừa mừng, vừa thương. "Cả đời bố mẹ đã đứng sau để em được tiến về phía trước. Em hy vọng từ giờ, có thể đi cùng bố mẹ đến bát cứ nơi nào bố mẹ muốn đi", Ngô Thị Kia nói.

Theo Hải Thư/VnExpress

Xem thêm: "Tôi đã sẵn sàng chết đi tất cả phần con người mình vốn có, để có thể sinh ra phần con người mà tôi muốn trở thành"

Đọc thêm

Sau gần 40 lần phẫu thuật phục hồi chức năng, Lee Ji Seon đã mạnh mẽ đứng dậy, học tập và làm những điều phi thường. 

Lee Ji Seon đánh bại nghịch cảnh: Từ cô sinh viên bị tai nạn hủy dung đến nữ giảng viên truyền cảm hứng
0 Bình luận

Tuy là nữ giới nhưng vì đam mê tri thức mà bà Hoàng Xuân Sính đã tới trường nam sinh để học, sau này là Nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam.

Cuộc đời truyền cảm hứng của nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam Hoàng Xuân Sính
0 Bình luận

Từng phải nghỉ học sau khi học hết lớp 5 vì gia cảnh nghèo khó, nhưng giờ đây, Tiêu Tiêu thậm chí đã có thể học lên Tiến sĩ.

Làm thế nào để cô gái từng chỉ học hết lớp 5 có thể học lên Tiến sĩ: Tất cả là nhờ nỗ lực hơn người
0 Bình luận

Tin liên quan

Tác phẩm văn học tồn tại cụ thể qua văn bản ngôn từ - một cấu trúc vô cùng chặt chẽ, sinh động gồm nhiều yếu tố với nhiều cấp độ và nhiều quan hệ khác nhau.

 Kiến thức văn học [P13]: Cấu trúc tương phản, đối lập trong tác phẩm văn học là gì?
0 Bình luận

Đêm ấy, chàng thi sĩ đến bên vợ và ôm chặt nàng trong vòng tay, âu yếm hôn nàng, nồng nàn, cuống quýt... Nhưng lại đột ngột dừng lại, bỏ ra ngoài phòng.

Người vợ duy nhất của 'ông hoàng thơ tình' Xuân Diệu và đêm tân hôn kỳ lạ
0 Bình luận

Một tiểu hòa thượng nọ được giao nhiệm vụ quét sân chùa mỗi sáng. Cậu đã vắt óc suy nghĩ rất nhiều cách để công việc bớt vất vả. Nhưng khi làm theo lời khuyên của sư trụ trì, cậu đã kịp giác ngộ ra.

'Quét lá trong sân chùa' - Câu chuyện dạy ta bài học về cách đón nhận mọi việc trong đời một cách tích cực nhất
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất