Cách viết sớ đi lễ ngày mùng 1 âm lịch chi tiết nhất

Để đi lễ hành hương ngày mùng 1 tại chùa, đền, phủ,... người ta thường dùng mẫu sớ Phúc Thọ. Sớ là văn bản để trình bày ước vọng của người dưới, dâng lên bề trên với hi vọng được y chuẩn.

Chi Nguyễn
17:22 11/05/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sớ là gì?

Sớ là văn bản cổ để trình bày ước vọng của người dưới, dâng lên bề trên với mong cầu được y chuẩn. Sớ có những quy định chặt chẽ, thường được sử dụng trong việc cúng lễ. Mỗi khoa cúng khi hành trì đều có đoạn tuyên sớ, mỗi khoa cúng lại có loại sớ riêng.

cach-viet-so-di-le-ngay-mung-1-am-lich-day-du-nhat
Sớ đi lễ ngày mùng 1 âm lịch là Sớ Phúc Thọ

Bên cạnh đó, nhiều người cũng sử dụng sớ khi tự thân lễ lạt nơi chùa, đề, phủ,... bởi sớ được coi như một lời cầu khấn khi đi lễ, thường được đặt thêm trên các mâm lễ vật.

Bố cục lá sớ

Thông thường, kết cấu một lá sớ thường gồm các phần:

Mở đầu là hai chữ "phục dĩ", sau đó là phần phi lộ - thường là một câu văn biền ngẫu viết theo thể phú và có liên quan tới lá sớ. Chẳng hạn, sớ đi lễ ngày mùng 1 âm lịch là sớ Phúc Thọ, thường mở đầu với câu "Phúc Thọ Khang Ninh nãi nhân tâm chi kỳ nguyện...".

Kế đó là phần ghi địa chỉ, thường ghi tiếp theo lời phi lỗ, mở đầu bằng hai chữ "viên hữu", rồi đến "Việt Nam quốc, tỉnh, huyện,..."

Tiếp theo là phần nêu lý do dâng sớ, mở đầu với hai chữ "thượng phụng", ghi dưới tên đền hay chùa ở phần hai. Cần lưu ý khi nhắc tới Phật, Thánh hay hồng danh của thầy đều phải viết hoa.

cach-viet-so-di-le-ngay-mung-1-am-lich-day-du-nhat

Phần ghi họ tên người dâng sớ thường được mở đầu bằng: "Kim thần tín chủ (hoặc đệ tử)" rồi ghi tên người dâng sớ. Có một số loại sớ sẽ ghi cả tuổi, bản mệnh, cung sao,... của người dân sớ.

Phần tán thán ghi những câu văn giải thích rộng hơn lý do dâng sớ. Sau đó là phần thỉnh Phật Thánh, mở đầu bằng từ "cung duy", sau đó ghi Hồng danh các ngài.

Phần thỉnh cầu được mở đầu bằng hai chữ "phục nguyện", viết sau đó là văn biền ngẫu nói về sự mong mỏi của bản thân hi vọng được bề trên ban ân huệ. Cuối cùng là phần "thiên vận", nơi ghi thời gian đi lễ.

Cách viết sớ đi lễ ngày mùng 1 âm lịch

cach-viet-so-di-le-ngay-mung-1-am-lich-day-du-nhat
Ta cần lưu ý 6 mục phải điền trong Sớ Phúc Thọ

Như đã nói ở trên, vào ngày mùng 1 âm lịch, người ta thường sử dụng mẫu sớ Phúc Thọ (hay mẫu Phúc Lộc Thọ). Các bản in sẵn tờ sớ Phục Thọ tuy mỗi nơi có thể khác nhau vài chữ nhưng có nội dung nhất quán. Để viết sớ đi lễ, ta cần chú ý điền 6 mục sau:

"Việt Nam Quốc..."

Đây là nơi ta điền thông tin về nơi cư trú của người đi lễ, viết theo quy tắc ghi địa danh lớn trước rồi mới đến nhỏ dần. Chẳng hạn, ta viết "Hồ Chí Minh thành phố, Gò Vấp quận, cửu bách cửu ngõ, nhị thập cửu gia số hiệu,..." (ngõ 909, nhà số 29). 

Trong trường hợp địa chỉ nhà quá dài, ta có thể viết 2 dòng song song, được gọi là "viết song cước". Cuối dòng này luôn kết thúc với hai chữ "đầu vu", có nghĩa là gửi về, hướng về. Nếu từ xa tới lễ, nên ghi là "nghệ vu", còn đi lễ ở gần thì ghi là "y vu". 

"... Thượng phụng"

Đây là nơi ta điền tên tự của nơi đi lễ, có thể là chùa, đền, phủ, điện,... Cần lưu ý, ta phải phân biệt tên tự và tên thường gọi, đồng thời điền ở phía trên hai từ "Thượng phụng" để đúng cách hành văn trong sớ.

cach-viet-so-di-le-ngay-mung-1-am-lich-day-du-nhat
Các bản in sẵn tờ sớ Phục Thọ tuy mỗi nơi có thể khác nhau vài chữ nhưng có nội dung nhất quán

Tên tự là tên người dùng trên các giấy tờ có tính pháp lý, chẳng hạn như giấy khai sinh, chứng minh thư,... còn tên thường gọi là tên gọi hàng ngày, bút danh, biệt danh,... Như vậy, ở đây tên tự là tên đền, chùa được ghi trên hoành phi chính điện, tên thường gọi là tên dân gian truyền gọi. Chẳng hạn, Chùa Hà là tên thường gọi, nhưng tên tự để viết sớ sẽ là Thánh Đức Tự,...

Nếu không biết tên tự nơi ta dâng sớ, tối thiểu ta có thể ghi như sau: Linh từ hoặc Tối linh từ trong trường hợp dâng sớ ở đền, Thiền tự hoặc Đại thiền tự nếu dâng sớ tại chùa. Ta ghi Linh Điện nếu dâng sớ ở điện, Đình Vũ khi dâng sớ ở đình và Linh Phủ khi dâng sớ ở phủ.

"Phật Thánh hiến cúng..."

Tùy bản in, đây sẽ là vị trí người đi lễ, dâng sớ điền thời điểm ngày tháng ứng với mùa. Ta có thể điền "Xuân/Hạ/Thu/Đông Tiết" hoặc "Xuân/Hạ/Thu/Đông Thiên". Trong đó, Xuân là từ tháng 1-3 âm lịch; Hạ là tháng 3-6 âm lịch; Thu là các tháng 7-9 âm lịch và Đông là tháng 10-12 âm lịch. Nếu không nhớ rõ tháng, ta có thể ghi là "Đương thiên" hay "Đương tiết".

"Tiến lễ..."

Ở đây ta có thể ghi sao cho phù hợp hoàn cảnh hiện thời của mình. Đó có thể là các chữ "Kim Ngân", "Tài Mã", "Phù Lưu",...

"Tín chủ..."

Đây là vị trí ta điền thông tin cá nhân hoặc những người đi lễ, viết các thông tin như tên, tuổi, năm sinh, cung mệnh,... Ta có thể ghi là "Nguyễn Văn A niên sinh Kỷ Họi, hành canh lục thập nhất tuế, Hiền thê Lê Thị B, niên sinh Giáp Thìn, hành canh ngũ thập lục tuế".

Thứ tự ghi như sau: Tên tín chủ, tên Vợ hoặc Chồng (Thê hoặc Phu), Bố Mẹ (Phụ Mẫu), Con trai (Nam tử), Con dâu (Hôn tử), Con gái (Nữ tử), Con rể (Tế tử), Các cháu (Chúng tôn)...

Kết thúc phần này, ta ghi: 

"Hiệp đồng bản hội gia môn quyến đẳngTức nhật ngưỡng can".

Nếu viết sớ đi lễ mùng 1 chỉ là một người, ta ghi:

"Hiệp đồng bản mệnh đẳngTức nhật ngưỡng can".

Nếu viết sớ đi lễ ghi tên tập thể, cơ quan thì ghi:

"Hiệp đồng bản hội chư nhân thượng hạ đẳngTức nhật ngưỡng can".

"Thiên vận..."

Đây là nơi ta ghi thời gian đi lễ, gồm năm, tháng, ngày.

Nếu là năm, ta ghi năm âm lịch, chẳng hạn như Kỷ hợi niên, Canh Tý niên. Nếu là tháng, ta ghi tháng đi lễ, với tháng Giêng là "Chính nguyệt", các tháng sau ghi lần lượt như Nhị Nguyệt, Tứ Nguyệt hay Thập Nhất Nguyệt... 

Ngày ghi lễ ta ghi theo quy tắc sau: Nếu là ngày từ mùng 1 đến mùng 9, ta ghi Sơ nhật; là ngày mùng 10 đến 19, ta ghi Thập nhật; còn ngày 20 dến 29, ta ghi Nhị thập nhật. 

Văn khấn cầu tài mùng 1 âm ở Phủ Tây Hồ chi tiết nhất

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận