Bỏ túi ngay 3 bí kíp giữ tiền cho người mê mua sắm, khó tiết kiệm

Nắm chắc 3 bí kíp này, việc tiết kiệm tiền bạc để lo cho tương lai sau này sẽ trở nên dễ dàng hơn, đừng bỏ lỡ.

Chi Nguyễn
16:00 15/10/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chắc bạn cũng thường nghe thấy những lời phàn nàn của bạn bè hay người thân chẳng hạn như: Tôi muốn tiết kiệm nhiều hơn, chi phí học hành của con cái, chi phí mua nhà, quỹ hưu trí của hai vợ chồng quá ít,... Điều đó cho bạn nhận biết một điều rằng, tốt nhất nên chuẩn bị tài chính từ sớm vì điều gì trong cuộc sống cũng cần tới tiền.

Còn nếu bạn không giỏi quản lý tài chính thì dưới đây là một số phương pháp tiết kiệm được gợi ý khá hay ho.

bo-tui-ngay-3-bi-kip-giu-tien-cho-nguoi-me-mua-sam-kho-tiet-kiem

1. Tách bạch chi phí sinh hoạt và tài khoản tiết kiệm

Điều phổ biến ở "những người không thể tiết kiệm tiền" là họ có cùng một tài khoản chi tiêu hàng ngày cho chi phí sinh hoạt và tiết kiệm. Tài khoản trả lương hàng tháng sẽ bao gồm tài khoản sinh hoạt phí, hễ cần tiền là rút ra, đến cuối tháng số dư luôn gần bằng không. Thậm chí đôi khi còn tiền trong tài khoản, sẽ vẫn để nguyên như vậy và nghĩ rằng bản thân đã để dành.

Nếu không có đủ tiền sinh hoạt trong tháng tới, bạn có thể rút và sử dụng số tiền dư từ tháng trước. Cách đó sẽ khiến bạn không thể tiết kiệm tiền vì có thể rút từ tài khoản của mình bao nhiêu tùy thích. Đó có thể là mua một thiết bị gia dụng mới, đi du lịch với gia đình hoặc có các khoản chi tiêu đột xuất khác.

2. Hãy tiết kiệm tiền bằng cách chia nhỏ tài khoản

Có hai quy tắc chung bạn cần biết để bảo quản tiền được tốt. Một là tạo tài khoản tiết kiệm, hai là gửi tiết kiệm trước. Những gì bạn cần để tạo một tài khoản tiết kiệm tốt là đưa ra hạn mức số tiền sẽ tiết kiệm. Điều đó giúp bạn có thể nhìn thấy ngay mình đã thực sự tiết kiệm được bao nhiêu, điều này sẽ làm tăng động lực. Mọi người đều vui mừng khi thấy tiền tăng lên.

Tiết kiệm dự phòng là một phương pháp, trong đó bạn sẽ dành khoảng 15% đến 20% thu nhập hàng tháng để tiết kiệm, và phần còn lại được sử dụng để trang trải chi phí sinh hoạt.

Bằng cách này, bạn tạo ra một “cơ chế” tiết kiệm trong một tài khoản tiết kiệm tách biệt với tài khoản chi phí sinh hoạt. Tiết kiệm sẽ tự nhiên trở thành một thói quen. Bằng cách tách nó khỏi tài khoản chi phí sinh hoạt, bạn sẽ không phải rút tiền một cách không cần thiết, vì vậy nó sẽ là một tài khoản tách bạch, và dễ dàng tích lũy.

Nếu có thể, hãy lập ít nhất hai tài khoản tiết kiệm sẽ giúp bạn quản lý tài chính dễ dàng hơn. Một là tài khoản cho tiền sẽ được sử dụng trong tương lai gần, chẳng hạn như các dịp lễ, chuyến đi của gia đình, nhập viện khẩn cấp hay cần thay thế các thiết bị và đồ đạc trong nhà. Tài khoản còn lại cho trường hợp xa hơn như chi phí giáo dục của con cái, quỹ hưu trí, chi phí mua nhà ở,...

Tất nhiên, cũng tốt nếu có nhiều tài khoản cho các mục đích khác nhau như "chi phí giáo dục", "quỹ hưu trí" và "chi phí mua nhà". Mặc dù nó sẽ dễ hiểu hơn theo mục đích, nhưng nó sẽ làm tăng sự phức tạp trong việc quản lý tài khoản, vì vậy hãy tối ưu và chọn số lượng tài khoản hợp lý nhất.

3. Hãy chọn một tài khoản tiết kiệm có lãi suất tốt trên thị trường

bo-tui-ngay-3-bi-kip-giu-tien-cho-nguoi-me-mua-sam-kho-tiet-kiem

Khi có lương, bạn nên sử dụng hệ thống hoặc sản phẩm tự động trừ tiền. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền trước khi bạn biết tới sự có mặt của nó. Nếu ngân hàng của bạn có hệ thống tự động tiết kiệm tích lũy tài sản cố định hàng tháng, hãy tận dụng nó.

Điều quan trọng là hãy chọn một tài khoản tiết kiệm có lãi suất tốt trên thị trường. Hiện tại, có nhiều ngân hàng nâng mức lãi suất lên trên 8%/năm với các kỳ hạn để bạn tham khảo. Một số ngân hàng còn có các chương trình khuyến mãi và tặng quà cho khách hàng gửi tiết kiệm. Đặc biệt, những khách hàng có khoản tiền gửi lớn có thể thỏa thuận riêng với ngân hàng để được hưởng mức lãi suất tốt nhất. Hãy tận dụng những điều này để số tiền bạn gửi sinh lời cao.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem thêm: Lời khuyên tiền bạc đắt giá dân mê mua sắm nên nghe: Hãy tiết kiệm thay vì chi tiêu giá rẻ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận