Người Việt khó đổi đời vì thói "khôn lỏi": Làm vậy không bền nổi, chân thành mới giàu bền vững!
Có một số ý kiến cho rằng, người Việt khó đổi đời vì thói "khôn lỏi", đó là cách làm ăn khó bền, chớm nở chớm tàn!

Khôn lỏi là kiểu suy nghĩ chỉ muốn cái lợi trước mắt, tìm mọi thủ đoạn để chiếm được nó mà không màng quan tâm tới người khác. Có một thực tế là, không ít người Việt đang tồn tại kiểu tư duy khôn lỏi này.
Có chuyện kể rằng: Tại quầy thanh toán siêu thị nọ, có hai đứa trẻ đứng gần nhau. Người mẹ đứa trẻ đứng sau bảo nó chen lên tính tiền trước, nó không nghe lời và vẫn xếp hàng theo đúng thứ tự.
Khi ra ngoài, người mẹ ấy mắng con: “Mày ngu lắm, mua ít đồ thì giành tính trước cho nhanh. Chắc sau này ra đời toàn bị chúng nó ngồi trên đầu thôi!”. Đứa bé ngây thơ cúi gằm nhận lỗi.

Thái độ bức xúc của người mẹ kia không phải mới, mà quả thực đã truyền qua nhiều đời. Sợ con mình bị thiệt thòi, bị lấn lướt, không ít cha mẹ Việt đã dạy con cái thói khôn lỏi, đi tắt đón đường đó.
Họ chỉ thấy lợi trước mắt, không thấy lợi lâu dài, chỉ thấy lợi ích cá nhân, không thấy lợi ích tập thể. “Bè ai người nấy chống/ Ruộng ai người ấy đắp bờ”. Đáng tiếc, tư tưởng ấy lại được nhiều bậc cha mẹ dạy con, khiến chúng sau này lớn lên cũng có tư duy như vậy. Nguy hại là, khôn lỏi, láu cá đôi lúc còn bị đánh đồng với văn hóa ứng xử, được cho là cách thức giao tiếp khôn khéo, nhạy bén, thức thời.
Có lẽ rõ nhất vẫn là ở nơi chốn cơ quan, công sở. Thói luồn lách, nịnh bợ cấp trên, để đón thời cơ, để giành suất “đi tắt đón đầu” mau chóng thăng quan tiến chức. Đội trên tất phải đạp dưới, họ chia bè phái để thu nạp người thân, họ hàng, đệ tử. Mặt khác lại thanh trừng những người có chính kiến đối lập, những người không xu nịnh, trung thực và cầu tiến.
Nhưng khi ra ‘biển lớn, sóng to’, thói khôn lỏi, ranh vặt khó phát huy tác dụng, thậm chí còn khiến người Việt mất điểm trước bạn bè quốc tế.
Nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Trọng Hiền từng nói: “Khôn lỏi thể hiện tầm phát triển của dân trí xã hội còn chứa đựng nhiều ‘bản năng tự nhiên’. Trong một xã hội văn minh, sự giành giật bản năng hoang dã luôn cần được kiểm soát bởi hệ thống luật pháp, đạo đức.

Nếu không, nó sẽ kìm hãm xã hội ở dạng chậm phát triển, thậm chí không chịu phát triển. Cái sự khôn lỏi lan tràn trong xã hội ta, tôi cho đó là điều đáng buồn bởi nó sẽ chi phối cơ bản lòng tốt nói chung của con người”.
Văn hóa ứng xử trong xã hội văn minh hội nhập là cả một quãng đường dài cần phải học hỏi, tiếp thu và không ngại phá bỏ những tư tưởng lạc hậu, hẹp hòi, bảo thủ. “Chân thành là sự khôn ngoan cao cấp” – Lời này có lẽ luôn thích hợp. Muốn đổi đời, muốn làm giàu, hãy thôi kiểu khôn lỏi ấy đi, chân thành mà làm, chắc chắn không thiệt đâu.
Tổng hợp
Đọc thêm
Vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng, nếu như người Việt nếu dám làm, dám đua tranh, dám thách thức sẽ thành công.
Việt Nam chỉ kém Ấn Độ 1% về mức độ tự tin du lịch, với 85% khách du lịch Việt có dự định đi du lịch trong 12 tháng sắp tới.
Theo các chuyên gia, Việt Nam có khả năng học tốt hơn hẳn nhiều quốc gia có nền kinh tế tương tự, tới mức "không thể lí giải được".
Tin liên quan
Ở An Giang có một cụ bà ngoài 80 tuổi nhưng vẫn cần mẫn ngày ngày hái rau mang ra chợ bán, chắt bóp từng đồng để giúp đỡ người nghèo khó, bệnh tật.
3 anh em sinh ba ở Khánh Hòa đang khiến dân tình nể phục khi cùng lúc thi đỗ trường Sĩ quan Không quân.
“Cuộc sống của chú như vậy là đủ, đủ lo cho gia đình, con cái, đủ lo cho bậc sinh thành, và cũng đủ để thỏa mãn những sở thích riêng của mình. Chú hạnh phúc với cuộc sống này”.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.