Anh "cửu vạn sách" miệt mài mang tri thức về nông thôn, lan tỏa văn hóa đọc
Nhiều năm qua, anh "cửu vạn sách" Đỗ Tiến Thành vẫn miệt mài với công việc "bao đồng" này, đem tri thức về nông thôn.

Anh Đỗ Tiến Thành (SN 1979, quê Hưng Yên) đang là Phó Giám đốc trung tâm Hạ tầng kỹ thuật của một công ty xây dựng. Thế nhưng, người ta biết tới anh nhiều hơn dưới cái tên "cửu vạn sách". Anh tâm niệm: "Để nuôi dưỡng văn hóa đọc trong mỗi con người, hãy giúp những đứa trẻ đọc sách từ ấu thơ".
Với anh, sách là nguồn tri thức dồi dào, sâu lắng. Anh Thành tâm sự: "Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in hai cuốn sách mà mình có được từ khi còn rất nhỏ. Đó là cuốn Không gia đình mà mẹ tôi mua tặng và cuốn Con chim mồi bằng gỗ vốn là phần thưởng cho 3 tháng đi sinh hoạt hè năm 1986, khi tôi học lớp 2. Những câu chuyện chứa đựng sự nhân văn và lòng yêu thương đã đi theo tôi đến lúc trưởng thành, nuôi dưỡng mong muốn đưa sách đến cho các em nhỏ ở nông thôn và khắp nơi trên cả nước".

Ước muốn giúp trẻ em đọc sách đã đưa người kỹ sư xây dựng đến với chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam do người bạn Nguyễn Quang Thạch khởi xướng. Đồng cảm với nhau ở góc nhìn khi thấy trẻ em ở nông thôn hiện nay thiếu sách, không có thói quen đọc sách, anh cùng bạn bè của mình đã bền bỉ gieo mầm văn hóa đọc trên mỗi nẻo hành trình.
Năm 2014, hành trình của anh “cửu vạn sách” bắt đầu, lấy cảm hứng từ chương trình "Sách hóa nông thôn". Năm 2015, anh cùng nhóm của mình làm những tủ sách lớp học đầu tiên cho các trường học tại quê hương. Anh cũng không ngại đăng lên Facebook, kêu gọi mọi người thay lời chúc bằng việc quyên góp 25.000 đồng để mua sách cho trẻ em ngay trong ngày sinh nhật mình.

“Tôi muốn làm một việc gì đó ý nghĩa trong ngày sinh nhật của mình nên đã nảy ra ý tưởng áp dụng công thức của Sách hóa nông thôn sử dụng để kêu gọi mỗi cá nhân chia sẻ những cuốn sách đến trẻ em khó khăn, 25.000 đồng tương đương với một cuốn sách. Và thật bất ngờ! Hàng trăm cuốn sách đã được mọi người ủng hộ bằng cách gửi tặng 25.000 đồng, nhiều trẻ em đã được nhận những cuốn sách hay từ tấm lòng của những người chưa quen”, giọng anh hào hứng hẳn lên.
Với quan niệm tặng gì cho đáng, anh Thành cũng dành nhiều thời gian để chọn lọc sách bằng cách vừa đọc, vừa nhờ các chuyên gia trong các lĩnh vực đánh giá. Sau đó, tuỳ với mỗi lứa tuổi, đối tượng khác nhau, anh sẽ phân thành các loại sách phù hợp. Hiện tại, dù đã lên làm chức vụ quản lý, nhưng anh Thành tâm huyết dành thời gian làm công việc “cửu vạn sách”. Với anh Thành, quan trọng hơn cả khi làm cửu vạn sách, anh có cơ hội chia sẻ từ trái tim và hướng ra ngoài nhiều hơn, gieo thêm mầm hy vọng cho những trẻ em vùng khó.
Xem thêm: Chuyện anh Phước "khùng" mở tiệm sửa xe 0 đồng, giúp người nghèo khốn khó
Đọc thêm
Sinh ra với khiếm khuyết trên đôi bàn tay, nhưng chị Nguyễn Thị Hương (SN 1976, Hà Nam) vẫn nỗ lực vượt khó, trở thành cô giáo dạy học và truyền động lực cho nhiều người cùng cảnh ngộ
30 năm qua, bất kể nắng mưa, người đàn ông này vẫn miệt mài đi khắp nơi đỡ đẻ miễn phí cho phụ nữ vùng cao Thanh Hóa.
Tuy là người khuyết tật, nhưng vị thầy giáo đặc biệt này vẫn cố gắng vươn lên, và giờ đây đang mở một lớp học tiếng Anh miễn phí.
Tin liên quan
Dưới đây là 3 mẹo kinh doanh mà các nhà hàng thường sử dụng để "kích thích" bạn chi tiêu nhiều hơn. Nếu ngộ ra rồi, bạn có thể tiết kiệm đôi chút đó.
Mang trong mình căn bệnh ung thư đã di căn nhưng bữa cơm hàng ngày của chị Bùi Thị Xiền (SN 1981, Hòa Bình) chỉ là chút măng, chút bắp ngô từ quê mang xuống.
Rồi ai sẽ hiểu được nỗi đau buồn khắc khoải của người mẹ, người phụ nữ của gia đình, lúc nào cũng nhẫn nhục, chịu đựng, im lặng để bình an…