5 nỗi khổ mà người giàu nào cũng phải đối mặt mỗi ngày: Tưởng giàu là sướng, ai dè khổ sở vẫn bủa vây
Tiền bạc có thể cải thiện cuộc sống của ta, nhưng nó không thể giải quyết được mọi vấn đề, cũng không thể làm ta hạnh phúc. Người giàu rất thấm thía điều đó.
Hầu hết người bình thường đều tâm niệm rằng: "Thà khóc trên xe hơi còn hơn cười trên xe đạp". Chúng ta cho rằng, chỉ cần trở nên giàu có, mọi vấn đề sẽ được giải quyết hết, ta sẽ có được hạnh phúc.
Thế nhưng, thực tế không phải như vậy. Bryan Clayton là một triệu phú tự thân kiêm Giám đốc điều hành của công ty dịch vụ chăm sóc nhà cửa GreenPal. Theo ông, người giàu cũng có nỗi khổ của riêng họ, phải đối phó với chúng mỗi ngày.
Không biết ai là bạn, ai là bè
Triệu phú tự thân này cho rằng, khi ta nghèo khó, chẳng ai biết ta là ai, nhưng khi ta thành công, chắc chắc có nhiều người muốn tiếp cận. Tất nhiên, không phải ai cũng có ý tốt, sẽ có người tiết cận ta chỉ để lợi dụng mà thôi.
Chantay Bridges là một diễn giả kiêm môi giới thành công ở Mỹ, nhận định rằng: "Khi mọi người đổ xô đến bạn, họ có vô vàn động cơ khác nhau. Có thể là tiền bạc, thành công và sự giàu có, hoặc có thể là điều khác. Không phải người nào cũng mang tâm lý lợi dụng, nhưng cũng không phải người nào cũng dùng một trái tim chân thành hay mong muốn trở thành bạn".
Thậm chí, ngay cả với những người đã quen lâu, khi ta giàu có, mối quan hệ cũng trở nên "nhạy cảm" hơn. Có người sẽ thân thiết với ta để hưởng lợi, nhưng sẽ "mất tích" khi nhận ra ta chẳng giúp gì họ.
Cảnh giác với mọi người
Một ông chủ không thể giàu có một mình, mà luôn cần những nhân viên mẫn cán hỗ trợ. Ngay cả trong trường hợp được thừa kế tài sản, họ cũng cần có một nhóm hỗ trợ trong việc quản lý để đảm bảo tài chính không bị lãng phí.
Tất nhiên, các nhân viên làm việc dưới trướng người thành công đều đã được tuyển chọn nghiêm ngặt, kỹ lương. Dù vậy, ta không thể đảm bảo rằng kẻ đó không phải là kẻ hám lợi. Chantay Bridges cho rằng, nếu thuê phải kẻ gian, ta có thể phải chịu trách nhiệm về hành động của người đó. Vì thế, người giàu luôn cảnh giác và đề phòng cấp dưới.
Áp lực lối sống người giàu
Trở nên giàu có đồng nghĩa với việc ta phải thay đổi lối sống, khiến ta dễ gặp áp lực. Theo một cuộc khảo sát năm 2015 của UBS Investor Watch, người giàu cũng căng thẳng như người có thu nhập thấp.
52% triệu phú được khảo sát nói rằng họ vô cùng mệt mỏi, không biết phải xử trí sao mà không ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình. Họ cho biết, bản thân vẫn thấy "bất an và băn khoăn về việc tài sản của họ như thế nào so với những người giàu khác".
Giới thượng lưu khá coi trọng hình tượng, địa vị và chất lượng sống. Dù họ có thể hiện ra bên ngoài là ăn mặc giản dị, thì những món đồ đơn giản của họ vẫn là đồ hiệu. Người giàu còn phải duy trì tốc độ kiếm tiền để bảo vệ giới hạn dưới của khối tài sản, tiếp tục đứng trong hàng ngũ triệu phú, tỷ phú. Chưa kể, không ít người giàu không hài lòng với những gì mình có, lại muốn kiếm thêm nhiều hơn.
Đối mặt với định kiến
Chúng ta luôn phải đối mặt với định kiến, nhưng định kiến mà người giàu phải đối mặt còn áp lực hơn. Họ không thể tránh khỏi những người không thích bạn chẳng vì lý do gì cả, chưa kể còn là tấm bia đỡ đạn, chịu trận cho không ít cảm xúc vô lý.
Dù bạn có là người tử tế đến đâu, tôn trọng người khác thế nào, vẫn sẽ có người không hài lòng. Chỉ cần bạn sơ suất một lần thôi, bạn rất dễ bị ném đá và mất hình tượng. vì thế, người giàu phải học cách đối mặt với những bình luận cùng những định kiến tiêu cực từ "trên trời rơi xuống". Cách tốt nhất chính là phớt lờ và không trả đũa.
Áp lực "phải cho đi"
Nhiều người bình thường hay quên rằng, khối tài sản đồ sộ mà các triệu phú, tỷ phú có được là thành quả sau thời gian dài cố gắng. Họ cũng từng phải kiếm từng đồng, chắt chiu dành dụm, liều mình đầu tư mới có thể hưởng thụ cuộc sống dư dả về mặt tài chính.
Tuy nhiên, không ít người lãng quên điều đó, họ cho rằng bạn giàu có hơn người, sống sung sướng trong khi có người miếng ăn còn thiếu. Họ bất giác cho rằng bạn chịu gánh nặng phải "cho đi", phải san sẻ một phần những gì mình có với những hoàn cảnh khó khăn hơn.
Người giàu nên làm từ thiện, điều này đúng. Nhưng ta không nên chèn ép họ phải làm điều đó, biến nó thành áp lực, mà hãy để họ tự nguyện làm. Suy cho cùng, người giàu có vốn không có trách nhiệm giải cứu thế giới.
Theo Gobankingrates
Xem thêm: Người giàu bao giờ cũng có thái độ rõ ràng với tiền bạc: Không vì sĩ diện mà khoe khoang
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận