3 cách quản lý tài chính nhất định nên nắm chắc để đổi đời: Nghèo không đáng sợ, sợ nhất là thiếu tư duy làm giàu

Nếu nắm chắc 3 cách quản lý tài chính dưới đây, bạn sẽ có cơ hội đổi đời, bởi đó chính là tư duy làm giàu hữu hiệu.

Chi Nguyễn
09:30 23/11/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thập Nhị quyết định mua nhà ở tuổi 27, do chi phí không đủ nên có vay thêm ngân hàng. Bạn bè của cô khuyên nhủ: "Một khi đã vay tiền ngân hàng để mua nhà thì cuộc sống sẽ khổ cực lắm, không dám đi du lịch cũng không dám mua cái gì đắt tiền, chỉ dồn tiền để trả nợ".

Quả thật như vậy. Năm đầu sau khi mua nhà cuộc sống không ổn định , tiêu hết sạch tiền luôn. Nhưng sang năm thứ hai, mọi thứ bắt đầu tốt hơn. Ý thức mình đang mang nợ, cô rất chăm chỉ làm việc, lại làm thêm cho một số tạp chí để tăng thu nhập. Chưa kể, Thập Nhị còn cố gắng tiết kiệm, lên kế hoạch chi tiêu cẩn thận.

Tới năm thứ 2, cô gái này không chỉ có thể trả được tiền nhà mà còn tiết kiệm được khoản tiền cọc để mua xe. Sau đó, cô phát hiện ra rằng một khi người ta bắt đầu nghiêm khắc quản lý tài chính của mình, cuộc sống sẽ trở thành một vòng tuần hoàn tốt đẹp.

Trước hết, bạn sẽ muốn kiếm tiền hơn bao giờ hết vì bạn thấy ngày càng nhiều con số trong tài khoản của mình.

Thứ hai, vì ngày càng nhiều tiền trong tài khoản của bạn, bạn có thể đủ khả năng chi trả cho những thứ mà trước đây bạn thậm chí không dám nghĩ đến. Ví dụ năm 29 tuổi Thập Nhị đã có đủ tiền để mua chiếc ô tô đầu tiên trong đời.

Sau đó, vì tiền tiết kiệm ngày càng nhiều nên bạn mới dám vay thêm tiền. Điều này có nghĩa là nếu bạn dám mua một ngôi nhà lớn hơn, bạn có thể tận dụng tài sản lớn hơn, và quả cầu tuyết của bạn ngày càng lớn hơn.

Và dưới đây là 3 cách quản lý tài chính hữu hiệu, bạn nên học hỏi:

Tiết kiệm 1/10 thu nhập

3-cach-quan-ly-tai-chinh-nhat-dinh-nen-nam-chac-de-doi-doi

Có lẽ, nhiều người sẽ nói, mỗi khi tôi nhận lương xong thì dù cố gắng thế nào vẫn tiêu hết sạch tiền. Đừng hy vọng tiết kiệm "số tiền còn lại". Hãy chủ động tiết kiệm một phần thu nhập của bạn trước, sau đó mới nghĩ đến việc chi tiêu số tiền còn lại thế nào cho hợp lý.

George S. Clarkson, một nhà quản lý tài sản nổi tiếng ở Hoa Kỳ, nói rằng: "Tiền tài giống như một cái cây vậy. Nó nảy mầm từ một hạt giống. Mỗi đồng xu bạn tiết kiệm được đều là một hạt giống. Nó có thể phát triển thành một cây tiền cao chót vót.

Bạn gieo hạt giống đó càng sớm, thì cây tiền đó sẽ bắt đầu phát triển càng sớm. Nếu bạn tiếp tục tiết kiệm không ngừng và chăm chỉ tưới nước bón phân cho cái cây này, bạn có thể có thể tận hưởng bóng mát của nó càng sớm".

Chỉ có thể bắt buộc phải tiết kiệm, bạn mới có thể tích lũy được một nguồn tiền và thực hiện bước đầu tiên trong quản lý tài chính của mình.

Đừng mạo hiểm mù quáng

Muốn làm giàu, bạn tuyệt đối không thể nóng vội. Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett từng nói rằng: "Điều đầu tiên: giữ tiền vốn gốc là quan trọng nhất. Điều thứ hai: đừng bao giờ quên điều đầu tiên". Chỉ bằng cách này, bạn mới có thể làm cho số tài sản bạn tích lũy được ổn định và tiếp tục giúp ích cho bạn.

Quyết đoán khi đối mặt với cơ hội tốt

3-cach-quan-ly-tai-chinh-nhat-dinh-nen-nam-chac-de-doi-doi

Không nên mạo hiểm đầu tư, không có nghĩa là lúc nào bạn cũng phải khư khư suy nghĩ. Nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn thông qua đầu tư, bạn phải thận trọng và quyết đoán.

Bắt đầu tiết kiệm tiền và đầu tư sớm là thói quen tốt nhất để phát triển. Nếu bạn bồi dưỡng một thói quen tiết kiệm và quản lý tiền tốt, bạn sẽ thấy rằng cuộc sống của bạn sẽ bắt đầu thay đổi từ từ. Bạn sẽ không còn chạy theo cuộc sống cả ngày lẫn đêm nữa; bạn có thể bắt đầu chọn những gì bạn muốn làm và sau đó sống cuộc sống bạn muốn.

Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị

Xem thêm: 4 bẫy tài chính âm thầm ngốn tiền tiết kiệm của bạn: Không cẩn trọng, nghỉ hưu khốn khó!

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận