Chân dung vợ chồng trẻ ở Phú Thọ 3 năm cho sĩ tử ăn nghỉ miễn phí tại nhà
Suốt 3 năm qua, cặp vợ chồng trẻ ở Tân Sơn, Phú Thọ đều đặn tổ chức 2 đợt nấu ăn, cho học sinh ăn nghỉ miễn phí vào mùa thi lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT.
Trưa ngày 3/6, mạng xã hội lan truyền hình ảnh xúc động: Hàng chục học sinh quây quần ăn cơm tại một ngôi nhà gần Trường THPT Tân Phú (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ). Mâm cơm chỉ có giò lụa, xúc xích rán, đậu phụ và quả mắc này luộc nhưng vô cùng ấm áp, chất chứa sự sẻ chia giữa mùa thi đầy lo toan.
Cư dân mạng nhanh chóng bày tỏ sự cảm động và không ngớt lời tán dương khi biết đây là bữa cơm miễn phí do vợ chồng anh Nguyễn Văn Hà (37 tuổi) và chị Hà Thị Thúy (31 tuổi), sống tại khu 8, xã Tân Phú, tổ chức để tiếp sức cho các em học sinh dự thi vào lớp 10.
Ngay trong ngày đầu tiên thi vào lớp 10, gia đình anh Hà, chị Thúy đã chuẩn bị 12 mâm cơm để đón tiếp phụ huynh, học sinh từ nhiều xã vùng cao đến ăn uống, nghỉ ngơi. Không chỉ lo chuyện cơm nước, vợ chồng anh chị còn sắp xếp luôn cả chỗ nghỉ qua đêm tại nhà.

Do không biết trước sẽ có bao nhiêu em đến, vợ chồng anh Hà chủ động đăng bài lên mạng xã hội từ trước để phụ huynh, học sinh biết thông tin và có thể tìm đến nếu cần hỗ trợ.
“Nhà có ba phòng trống và sàn nhà rộng, tuy không có phòng riêng nhưng cũng đủ chỗ để các cháu trải chiếu nghỉ tập thể, tránh mưa gió. Một số phụ huynh đã đăng ký ở lại từ tối nay” - anh Hà vui vẻ cho biết.
Việc nấu nướng, dọn dẹp không chỉ do hai vợ chồng đảm nhiệm mà có sự góp sức của nhiều phụ huynh khác. “Các phụ huynh đưa con đi thi xong thì ở lại hỗ trợ nấu cơm, chuẩn bị chỗ nghỉ cho các cháu. Không khí vui như một đại gia đình” - anh Hà nói thêm.
Vợ chồng anh Hà, chị Thúy cho biết đây là năm thứ 3 anh chị duy trì hoạt động nấu cơm, hỗ trợ ăn nghỉ miễn phí cho các sĩ tử vào kỳ thi lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT.

Nói về việc tổ chức ăn nghỉ miễn phí cho các em học sinh và phụ huynh, anh Hà chia sẻ, anh cũng từng là sĩ tử, cũng từng trải qua những thì thi cử xa nhà đầy khó khăn, thấu hiểu cho nỗi vất vả của học sinh và phụ huynh vùng cao, anh quyết định nấu ăn và mời các em ở lại, để một phần nào đó xoa dịu hành trình đầy áp lực ấy.
"Ngày xưa mình đi thi cũng khổ, nên giờ có điều kiện chút thì mời các cháu ăn cơm, nghỉ ngơi cho khỏe để thi tốt. Nhà có gì dùng nấy, chi phí chẳng đáng bao nhiêu" - anh Hà nói.
Dù căn nhà không rộng rãi khang trang, bữa cơm cũng không sang trọng, nhưng tình cảm và sự tử tế lan tỏa từ đó khiến nhiều người ấm lòng và cảm phục. Nghĩa cử cao đẹp của cặp vợ chồng trẻ đã tiếp sức thầm lặng cho hàng trăm lượt học sinh, trở thành điểm tựa ấm lòng mỗi mùa thi đến.
Kỳ thi vào lớp 10 tỉnh Phú Thọ diễn ra từ ngày 3 đến 5/6.
Xem thêm: Nam sinh được tuyển thẳng cõng bạn đi thi lớp 10: Tình bạn đẹp lay động lòng người
Tin liên quan
“Cửa tiệm hạnh phúc” là tên gọi thân mật của mô hình kinh tế dành cho người tự kỷ, nơi họ được làm việc, nhận lương thưởng và được công nhận như một người lao động bình thường.
Tại điểm thi Trường THPT Chuyên Hạ Long (Quảng Ninh), nhiều người đã xúc động khi chứng kiến một nam sinh lớp 9 cõng bạn từ cổng trường vào phòng thi tuyển sinh lớp 10.
Tiệm mì gói 1.000 đồng nằm ở đường Hiệp Thành 5, P.Hiệp Thành (Q.12, TP.HCM) tuy giản dị, chỉ có hai cái bàn cùng với vài chiếc ghế nhưng lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười nói.
Bài mới

Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình được biết đến như một “huyền thoại” của Toán học Việt Nam khi đạt điểm tuyệt đối 40/40, nhận giải đặc biệt cho thí sinh có lời giải đẹp tại Olympic Toán quốc tế 1979. Ông đã viết nên một phần rực rỡ của lịch sử toán học nước nhà bằng chính trí tuệ và sự tận tụy suốt cả cuộc đời mình.

Gia tộc Sơn Kim là một trong những gia tộc doanh nhân danh giá và giàu có bậc nhất Việt Nam, nổi bật với hành trình 4 thế hệ làm kinh doanh. Từ “lão phật gia” Nguyễn Thị Sơn đến thế hệ kế thừa vững vàng trong các lĩnh vực bất động sản, bán lẻ và thời trang, Sơn Kim không chỉ xây dựng một đế chế kinh tế, mà còn gìn giữ một di sản sống về văn hóa gia đình và giá trị Việt.

Gia đình tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn không chỉ nổi bật bởi thành công trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn được biết đến như một hình mẫu về sự tử tế, kỷ luật và trách nhiệm xã hội. Từ người cha bản lĩnh đến các thế hệ kế thừa tài năng, họ đã cùng nhau xây dựng một đế chế kinh tế vững mạnh, gắn liền với giá trị đạo đức và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Gia đình Giáo sư Đặng Vũ Khiêu là một trong những gia đình nho học tiêu biểu của Việt Nam, nổi bật với truyền thống hiếu học, trọng đạo lý và gắn bó sâu sắc với văn hóa dân tộc. Với tâm niệm “trí thức phải đi liền với đạo đức”, Giáo sư Đặng Vũ Khiêu và gia đình đã âm thầm vun đắp nên những thế hệ sống tử tế, có ích cho cộng đồng và không ngừng gìn giữ cốt cách văn hóa Việt.