Trưởng thôn hiến hơn 3700m2 đất xây trường học
Giữa thời buổi tấc đất tấc vàng thế mà ông trưởng thôn La Lang Tiến lại hiến hơn 3.700 m 2 đất cho địa phương xây dựng trường học.

La Lang Tiến, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Hòa Ngải, xã Sơn Định, huyện, Sơn Hòa, Phú Yên) là người dân tộc Chăm. Cách đây nhiều năm, gia đình ông thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn. Sau khi lập gia đình, nhờ chăm chỉ làm ăn, tích lũy, ông Tiến đã có gần 6 ha đất và trồng đủ các loại cây như mì, mía, keo, lúa rẫy…
Gia đình ông cũng mở thêm tiệm tạp hóa để bán hàng cho người dân trong thôn. Nhờ vậy, đời sống gia đình ông ngày càng ổn định.
Năm 2005, ông Tiến được người dân thôn Hòa Ngải tin tưởng bầu làm phó thôn. Nhờ hoạt động tích cực nên đến năm 2009, ông Tiến được kết nạp Đảng và được bầu làm Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Hòa Ngải. Hằng ngày, sau mỗi giờ lên rẫy chăm cây lúa, cây mì, ông dành hết thời gian cho công tác của thôn.
Năm 2020, xã Sơn Định có dự án xây dựng lại Trường tiểu học và THCS Sơn Định (phân trường Hòa Ngải) đã xuống cấp. Tuy nhiên, dự án gặp vướng mắc do diện tích đất của ngôi trường cũ khá chật hẹp, không đảm bảo điều kiện học cho các em học sinh, trong khi quỹ đất của xã lại hạn chế.
Trước tình hình trên, lãnh đạo địa phương đã làm việc với Trưởng thôn La Lang Tiến để tìm cách vận động người dân góp đất xây trường. Vào thời điểm này, cơn sốt đất đã bắt đầu len lỏi khắp nơi, không ai muốn hy sinh diện tích đất của mình để nhà nước xây trường học. Sau nhiều ngày suy nghĩ, trăn trở, ông Tiến quyết định thuyết phục gia đình đồng thuận hiến toàn bộ hơn 3.700 m2 đất trồng mía của gia đình cho xã xây dựng trường học.

Ông Tiến tâm sự: “Ngày xưa, do gia đình khó khăn, nên bản thân tôi cũng chỉ được học đến lớp 9. Sau khi lập gia đình, tôi tạo mọi điều kiện cho con cái học hành. Nhờ vậy, hiện con gái lớn của tôi đã học đại học tại Đà Nẵng, cháu bé thì đang học cấp 3. Con mình được đi học, thì tôi cũng muốn các cháu trong thôn có điều kiện học hành, để sau này vươn lên thoát nghèo”.
Thầy Huỳnh Văn Thành, Hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS Sơn Định, cho biết: “Phân trường Hòa Ngải hiện có 4 lớp, từ khối 1 đến khối 5, với 48 học sinh đang theo học; 100% là học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện cơ sở này đã xuống cấp, lại thiếu phòng học nên không đáp ứng được nhu cầu dạy và học của nhà trường”.
Do được gia đình ông Tiến hiến đất, phân trường Hòa Ngải đã được xây dựng mới với tổng kinh phí trên 1 tỉ đồng, gồm 3 phòng học có diện tích rộng rãi, thoáng mát. Dự kiến trong giai đoạn tiếp theo, phân trường Hòa Ngải sẽ tiếp tục được đầu tư thêm 2 - 3 phòng học, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu dạy học 2 buổi/tuần của nhà trường.
Nhìn ngôi trường mới khang trang vừa mới hoàn thành, chuẩn bị đón những lứa học sinh đầu tiên, ông Tiến vô cùng xúc động, tự hào. “Sau khi con đường bê tông được mở ra, thì các diện tích đất xung quanh đã tăng giá gấp nhiều lần. Thế nhưng, tôi không hề thấy tiếc nuối. Mình là cán bộ, đảng viên, nếu mình không hy sinh lợi ích cá nhân thì rất khó để vận động người khác, dù là việc nhỏ hay lớn. May mắn lớn nhất của tôi là tôi có gia đình, vợ con luôn ủng hộ, đồng tình, để tôi dành toàn tâm, toàn ý cho hoạt động của thôn. Công việc “vác tù và hàng tổng” tuy vất vả, mất thời gian, tâm sức, nhưng lại mang lại cho tôi rất nhiều niềm vui, tự hào”, ông Tiến nói.
“Khi có chủ trương xây dựng phân trường Hòa Ngải nhưng gặp khó khăn về quỹ đất, ông Tiến đã chủ động hiến hơn 3.700 m2 đất rẫy trồng mía của gia đình để xây trường học. Đó là việc làm tốt, hết sức có ý nghĩa, đáng được nêu gương”, ông Nguyễn Quốc Hải, Chủ tịch UBND xã Sơn Định, chia sẻ.
(Theo Thanh Niên)
Xem thêm: Tỷ phú miền Tây thích ở nhà lá, mỗi năm chi vài tỷ làm từ thiện
Đọc thêm
Ông Trình Văn Sỹ không chỉ được biết đến là nông dân sản xuất giỏi, thu nhập tiền tỷ mà còn là người dành tâm huyết cả đời cho các hoạt động thiện nguyện.
Gần 2 năm nay, anh Phong duy trì "tủ đồ từ thiện" trước cửa nhà để giúp đỡ những người khó khăn...
Suốt 20 năm qua, lão nông Ngô Văn Đậu lấy việc thiện làm niềm vui và luôn thấy hài lòng vì đã làm được những điều tự hứa với lòng mình.
Bài mới

Gia tộc Đỗ Thế Sử là một dòng họ có truyền thống kinh doanh lâu đời tại Việt Nam, nổi bật với tinh thần khởi nghiệp, tầm nhìn chiến lược và tư duy kinh tế hiện đại. Không chỉ làm giàu bằng trí tuệ mà còn giữ được cái tâm chính là điều khiến gia tộc này trở nên khác biệt giữa thương trường đầy sóng gió.

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!