Học người Do Thái cách nhìn nhận cuộc sống: Cho đi là một loại biết ơn, cho đi cũng là hạnh phúc
Với người Do Thái, việc cho đi là một loại biết ơn, cho đi cũng là hạnh phúc, và đó là đạo đức tốt đẹp của con người.

Người Do Thái chỉ chiếm 0,2% dân số thế giới, nhưng trí tuệ đỉnh cao của họ đóng góp đến 50% thành tựu và tiến bộ của nhân loại. Vô số nhà khoa học, doanh nhân tài ba nhất thế giới đều là người Do Thái, chẳng hạn như Karl Marx, Sigmund Freud, Albert Einstein, Michael Bloomberg, Sheldon Adelson, Tziporah Heller...
Hơn 2000 năm lịch sử, người Do Thái đã phải rời xa quê hương, di cư đến khắp mọi miền trên trái đất. Chỉ sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt, họ mới được quay trở lại đất nước của mình. Dù vậy, họ quả thực là một dân tộc kiên cường, khi có thể vượt khó và làm giàu, không bao giờ ngửa tay xin ai thứ gì. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù bản thân cũng đang khó khăn, họ vẫn nghĩ đến việc giúp đỡ người khác.

Có chuyện kể rằng, ở vùng nông thôn, đến mùa vụ thu hoạch, nông dân Do Thái sẽ để lại một phần hoa màu ở 4 góc ruộng. Lý do khiến họ để lại như vậy, là dành phần cho bất kì người qua đường đói khát nào đi ngang qua có thể hưởng thụ.
Người Do Thái cho rằng, chính Thần đã ban cho họ cuộc sống yên bình, hạnh phúc sau bao sóng gió. Vì thế, họ để lại một chút nông sản như một cách tỏ lòng biết ơn, và cung cấp thức ăn cho những người nghèo khổ. Với họ, hoa màu do chính tay mình trồng được, để lại cho người khác hưởng thụ đôi chút là sự cho đi vô điều kiện. Họ tâm niệm rằng, cho đi là một loại biết ơn, cho đi cũng là hạnh phúc.

Người Do Thái tâm niệm, sống trong cảm giác sung túc sẽ khiến họ giàu có hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. Quan niệm ấy được thể hiện trong cả những điều răn, thường khuyên nhủ họ phải yêu thương người khác như yêu chính mình. Họ thấm thía được rằng nếu không có sự rộng lượng và giúp đỡ từ những người hàng xóm, những người lạ mặt, và Chúa Trời thì họ đã không thể tồn tại đến ngày nay.
Người Do Thái có câu nói rằng: "Khi chúng ta đem hoa tặng cho người khác, thì người ngửi được mùi hương đầu tiên là chính chúng ta. Khi chúng ta nắm bùn ném vào người khác, thì người bị làm bẩn đầu tiên là bàn tay chúng ta." Với họ, cho đi đơn giản chỉ là việc đúng đắn nên làm, giúp người cũng chính là giúp đỡ mình. Vị giáo trưởng Maimonides nổi tiếng ngày xưa đã nói: "Không ai nghèo đói đi khi làm từ thiện cả". Với người Do Thái, cho đi chính là đạo đức tốt đẹp nhất của con người trên thế gian này.
Chuyện về 3 con ếch và đòn bẩy khích lệ người Do Thái vượt lên nghịch cảnh để thay đổi cuộc đời
Đọc thêm
Nguyên tắc này giúp cho nhiều doanh nhân người Do Thái có thêm niềm tin và tập trung vào việc kiếm tiền, không chê thu về ít tiền.
Người Do Thái cho rằng thời gian là tiền bạc, nên dù thế nào cũng không thể bỏ sót cơ hội kinh doanh làm giàu, ngay cả trong mùa dịch.
Đừng vội mặc định mọi thứ là "không thể", hãy học cách tư duy ngược từ người Do Thái để tìm đường tới thành công.
Tin liên quan
Trong bảng xếp hạng 100 thành phố áp lực nhất toàn cầu 2021 thì Thủ đô Hà Nội (Việt Nam) đứng ở vị trí thứ 70.
Nhật Bản là nơi sở hữu nhiều hòn đảo động vật nổi tiếng như đảo mèo, đảo thỏ, đảo cáo.... Những người yêu động vật, nhất định phải ghé thăm những hòn đảo này một lần.
Hứa Minh Đạt là cái tên không mấy xa lạ với khán giả truyền hình. Dạo gần đây anh tham gia nhiều gameshow cũng như có nhiều phát ngôn khiến cộng đồng mạng hoang mang.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.