Cái bĩu môi khinh bỉ của "Tiểu long nữ" Phùng Ngọc Anh sau khi bị kẻ địch nhúng 2 bàn tay vào axit

"Tiểu long nữ" Phùng Ngọc Anh - nữ biệt động Sài Gòn đã khiến quân địch tức điên bằng cái bĩu môi khinh bỉ sau khi bị chúng nhúng hai bàn tay vào hóa chất cháy xèo xèo.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Tiểu long nữ" của biệt động Sài Gòn

"Tiểu long nữ" Phùng Ngọc Anh sinh năm 1940 tại Gò Guao (Kiên Giang) trong một gia đình người Hoa. Cha làm nghề nông còn mẹ buôn bán nhỏ ở ngoài chợ quê. Tuổi thơ của bà lớn lên trong tiếng bom đạn của thực dân Pháp. Quân địch rải bom đạn nhiều đến nỗi hầu hết mọi gia đình ở quê bà đều phải bỏ xứ mà đi, trong đó có gia đình bà. Năm ấy bà mới 8 tuổi.

Gia đình bà Phùng Ngọc Anh chạy nạn lên quận 5 (TP Hồ Chí Minh). Tại đây, gia đình mưu sinh bằng cách làm thuê làm mướn cho các hãng, xưởng sản xuất. Riêng bà Ngọc Anh là con út trong gia đình nên được đi học. Trong thời gian này, gia đình bà cũng hỗ trợ cách mạng rất nhiều. Đặc biệt, anh trai bà đã quay lại Gò Quao tham gia vào lực lượng kháng chiến chống Pháp.

Đến năm 1945, người anh này trở lại Sài Gòn, hoạt động công khai trong lòng địch với vai trò cán bộ đoàn của TP Sài Gòn. Những năm tháng đó, bà Ngọc Anh được gia đình cho sang Hong Kong học tập.

4 năm sau (1964) bà trở về Sài Gòn với tâm niệm rằng phải góp chút công sức vào để cùng cách mạng chống Mỹ, giành độc lập tự do cho dân tộc. Vì lớn lên trong cái nôi cách mạng, được học rộng hiểu nhiều nên tình yêu với dân tộc ăn sâu trong máu, trong suy nghĩ của cô gái tuổi đôi mươi. 

tieu-long-nu-phung-ngoc-anh-va-cai-biu-moi-khien-dich-tuc-dien-7
Bà Phùng Ngọc Anh (thứ 4 từ phải sang) cùng các đồng đội của mình trong ngày gặp mặt sau 50 năm bị địch xử bắn lén lút

Khi bà về Sài Gòn thì gia đình đang làm nhiệm vụ nuôi giấu 1 cán bộ từ chiến khu mới ra, tên là Tư Bình. Ngày bà về nước, ông Tư Bình còn dè dặt vì ở bên Hong Kong tự do, muốn nói gì thì nói. Ở đây, chỉ cần bà nói nửa lời cũng có thể gây nguy hiểm cho cán bộ cách mạng, ảnh hưởng đến cơ sở. Chính vì thế, bà không nói nhiều mà âm thầm giúp gia đình nuôi giấu cán bộ cách mạng.

Để ông Tư Bình tin tưởng, một đêm nọ, bà lẻn vào phòng ông lấy cắp một mớ tài liệu, trong đó toàn thư cảnh cáo các tên ác ôn của Sài Gòn. Bà lặng lẽ rời nhà trong đêm mang thư tới các địa chỉ ghi trong thư bỏ vào nhà họ. Thấy tài liệu bí mật bị mất, ông Tư Bình hoảng hồn, lúc bấy giờ bà mới nói: "Tui ăn cắp đồ của anh và tui không làm bậy. Đêm qua tui đi gửi chúng rồi". Từ đó ông Tư Bình bắt đầu tin tưởng, hướng dẫn và đào tạo bà tham gia lực lượng vũ trang của đồng chí Phùng Sinh chuyên đi phát truyền đơn, theo dõi và vạch kế hoạch ám sát.

Đơn vị biệt động người Hoa của bà có tên Cánh Hoa, làm nhiệm vụ đi tìm và vạch kế hoạch ám sát những tên tay sai ác ôn. Một thời gian sau, bà xin cấp trên chuyển phạm vi sang lính Mỹ. 

"Vì hồi đó lính Mỹ nhiều lắm, cứ đi ra khỏi nhà là đụng lính Mỹ đi đầy đường. Bắn sướng tay. Lúc đầu chúng tôi chỉ ám sát vào ban đêm. Sau thì ngay ban ngày giữa đường, cứ thấy chúng là sáp lại gần nhằm cái lưng vừa to vừa dài mà bắn. Bắn mà chẳng cần biết tên tuổi, lai lịch, chức vụ của chúng là gì. Chỉ hôm sau thấy báo đăng tin mình mới biết tụi này toàn là tướng tá, sĩ quan cao cấp của Mỹ", bà Ngọc Anh kể lại. 

Biệt động người Hoa khi đó có 8 người, ai cũng có công việc vỏ bọc để kiếm sống và thuận tiện hoạt động cách mạng. Khi có nhiệm vụ họ "lột xác" trở thành những "sát thủ" ra tay mau lẹ khiến quân Mỹ khiếp sợ. Nhưng cũng chính vì lính Mỹ dễ dàng giết nên bà Ngọc Anh có đôi chút chủ quan, khinh địch. Hậu quả là trong 1 lần tiến hành ám sát tên mật vụ Đài Loan, bà bị bắt.

Vụ ám sát định mệnh và cái bĩu môi khinh thường địch

Tháng 9/1967, Mỹ tăng cường đưa mật vụ, cố vấn Đài Loan vào khu vực người Hoa sinh sống để nắm bắt tình hình, điều tra cơ sở cách mạng. Cũng từ đó, phong trào diệt lính Đài Loan được phát động. "Tiểu long nữ" Phùng ngọc Anh được giao nhiệm vụ ám sát tên Chung Tao - Đại tá đặc vụ trưởng Đài Loan ngay tại nhà hắn trên đường Huỳnh Mẫn Đạt (quận 5). 

Sau nhiều đêm theo dõi, bà biết tên này cứ 12h trưa là đi xe ô tô về hẻm rồi đi bộ vào nhà. Và vào 1 ngày tháng 9, bà Phùng Ngọc Anh cùng Thanh Hồng đi honda tới mai phục trước cổng nhà Chung Tao nhưng chờ mãi không thấy. Đến hơn 12h, bà thấy hắn quay về.

Nhưng lần này quần áo hắn lấm lem, lôi thôi như vừa trải qua trận ẩu đả, kè kè hai bên là hai tên lính. Đó lác do vào lúc 12h trưa, quả bom mà quân ta đặt ở cơ quan đại diện Đài Loan nổ. Tên Chung Tao này cũng có mặt và may mắn thoát chết.

tieu-long-nu-phung-ngoc-anh-va-cai-biu-moi-khien-dich-tuc-dien-0
Bà Phùng Ngọc Anh bồi hồi kể lại chuyện chết đi sống lại của mình

Nhân lúc 2 tên lính bận mở cổng, Phùng Ngọc Anh nói với bà Thanh Hoa nổ máy xe trước, rồi bà đi gần lại tên Chung Tao, đưa súng lên bắt một phát vào lưng hắn. Chung Tao ngã xuống, cặp táp của hắn văng ra. Nhớ lời cấp trên, nếu lấy được cặp của hắn thì càng quý vì trong đó có nhiều tài liệu. 

Thấy Chung Tao ngã xuống, bà vội vàng chạy ra tính cướp cặp rồi chạy nhưng hắn chưa chết, dùng chân đá đúng ngay khẩu súng trên tay bà khiến súng cướp cò, nổ thêm 1 phát vào chân hắn. Súng rơi ra, hai tên lính chạy đến đánh ngất bà. "Tiểu long nữ" bị bắt.

"Lý do tôi bị bắt là do tôi đã chủ quan, khinh địch. Cứ nghĩ giống như những lần bắn lính Mỹ, chỉ cần một phát súng là đã có thể làm chúng bị thương nặng hoặc chết ngay tại chỗ. Nhưng tên Chung Tao là người học võ, hắn không dễ dàng bị hạ gục sau một phát súng, nên khi tôi chạy lại gần hắn định lấy chiếc cặp táp, đã bị hắn đá trúng tay văng khẩu súng ra. Không còn khẩu súng trên tay, hai tên lính bảo vệ dễ gì để cho tôi chạy thoát thân", bà Ngọc Anh kể lại.

Năm 1967, sau khi ám sát tên mật vụ Đài Loan không thành, bà bị tra tấn dã man ở Tổng nha cảnh sát, rồi bị giam hết nhà giam này đến nhà giam khác. Phùng Ngọc Anh bị địch đã nhúng hai bàn tay bà vào một loại hóa chất, để kiểm tra các loại vũ khí đã qua bàn tay bà. Kết quả là đôi bàn tay của "Tiểu Long nữ" cháy xèo xèo đau đớn. 

tieu-long-nu-phung-ngoc-anh-va-cai-biu-moi-khien-dich-tuc-dien
Cái bĩu môi đầy khinh bỉ đối với quân địch của bà Phùng Ngọc Anh

Sau đó chúng đưa bà ra trước cuộc họp báo, một nhà báo Mỹ đã chụp lại và mang về Mỹ. Tấm ảnh được trưng bày trong kho lưu trữ dữ liệu chiến tranh của Mỹ. Gần 40 năm sau, một nữ sinh viên Mỹ tên Molly thực hiện đề tài "Truyền thống người phụ nữ Việt Nam" đã phát hiện ra tấm ảnh. Cô sinh viên này đã mang tấm ảnh qua nửa vòng Trái đất đến Việt Nam để gửi tặng cho bà Ngọc Anh.

Theo một số nguồn tin, thời điểm đó, cảnh sát chính quyền Sài Gòn đã gọi bà Ngọc Anh là "Dragon Lady”. Đại úy cảnh sát, Đội trưởng đội tra tấn thẩm vấn của địch – Phạm Quang Tân thừa nhận phải mất 10 tuần tra tấn mà chỉ nhận được cái bĩu môi.

Sau khi chiến dịch Mậu Thân nổ ra, đêm mùng 2 Tết, địch đưa bà cùng anh Trần Văn Kiểu, chị Lê Thị Riêng lên 1 chiếc xe chạy từ Tổng nha Cảnh sát ra Chợ Lớn. Trên đường đi, toán lính thủ tiêu toàn bộ số người trên xe bằng cách xả súng từ phía sau như một cái cớ bị Việt cộng phục kích trên đường. Toàn bộ tù nhân trên xe đều hy sinh, duy chỉ có bà Ngọc Anh sống sót, bị viên đạn găm vào đùi ngất xỉu. Lúc tỉnh dậy thì thấy chị lê Thị Riêng nằm đè lên che đạn thay mình. Cô chỉ kịp với lấy cây kẹp tóc trên đầu chị Lê Thị Riêng làm kỷ niệm…

Đến cuối năm 1969, bà bị đầy ra Côn Đảo. Ở đây bà luôn thể hiện thái độ lạc quan, trở thành tấm gương cho các bạn tù chính trị của mình.  Đến năm 1974, bà được trao trả tự do. Trở về một thời gian bà công tác tại mặt trận UBND quận 5. Tới năm 1982, sức khỏe của bà dần suy sụp do những năm tháng bị tra tấn, bị tù đày nên bà xin nghỉ công tác. 

Với bà Phùng Ngọc Anh, chính những ngày hoạt động và những ngày tù ngục là những ngày ý nghĩa, đáng sống vì sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng của mình. Giơ bàn tay nổi tiếng khắp thế giới vì bị tra tấn của mình, bà cho biết: "Đã nửa thế kỷ trôi qua, nhưng tôi luôn nhớ mãi ngày hồi sinh của mình, khi được những người anh, người chị hy sinh cho mình được sống, để mình tiếp tục cống hiến cho cách mạng những ngày tươi đẹp nhất của tuổi xuân".

Xem thêm: Huyền thoại "người thép" Nguyễn Văn Thương 6 lần bị địch cưa chân

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Tên lính lê dương bắt chị, chị không chết, vẫn hát. Đôi mắt chị nhìn thẳng vào bọn lính khiến chúng khiếp sợ không dám bắt tiếp. Chị hiên ngang, quật cường ngay cả khi đương đầu với cái chết...

Chuyện chưa kể về giây phút cuối đời của nữ tử tù cộng sản huyền thoại
0 Bình luận

Mẹ Nguyễn Thị Thứ là biểu tượng vĩnh hằng của Mẹ Việt Nam anh hùng. Mẹ Thứ 14 lần tiễn con cháu ra chiến trường thì 12 người không về nữa.

Ngày 8/3 nhớ về huyền thoại mẹ Thứ: 14 lần tiễn con cháu lên đường, 9 lần nhận giấy báo tử
0 Bình luận

Trở về sau cuộc chiến, nữ thương binh hạng 1/4 Đặng Thị Bảy ngày ngày đi bán vé số cóp tiền trùng tu Nghĩa trang Liệt sĩ, thực hiện trọn vẹn lời hứa với đồng đội đã khuất.

Nữ thương binh hạng 1/4 'trọn tình non sông, vẹn nghĩa đồng đội': Bán vé số lấy tiền trùng tu Nghĩa trang Liệt sĩ
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Ấm lòng tiệm mì 1K giữa Sài Gòn đắt đỏ: Tình người vẫn luôn hiện hữu

Cứ chập tối, tấm biển với dòng chữ “Tiệm mì 1K” trên đường Phạm Văn Đồng (TP. Thủ Đức, TP.HCM) lại sáng đèn, thu hút sự chú ý của dòng người đi đường.

Hải An
Hải An 16 giờ trước
Tình mẫu tử thiêng liêng: Mẹ hiến thận cứu con gái khỏi bờ vực tử thần

Thấy con gái 27 tuổi suy thận giai đoạn cuối, sức khỏe ngày một suy yếu, có thể mất mạng bất cứ lúc nào, người mẹ 50 tuổi đã không ngại ngần hiến thận cứu con.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Bất chấp hiểm nguy, cha nhảy xuống giếng sâu 35 cứu con gái 9 tuổi

Trong lúc chơi đùa, bé gái 9 tuổi không may rơi xuống giếng sâu 35m, biết tin người cha không ngần ngại lao mình xuống giếng sâu 35m để cứu con.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Nam sinh 18 tuổi bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: “Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không”

Câu chuyện nam sinh Trung Quốc bỏ lỡ kỳ thi quan trọng vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội vì hành động dũng cảm và phẩm chất tốt đẹp.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 14/05
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 14/05
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 13/05
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 13/05
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 12/05
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

PC Right 1 GIF
Đề xuất