Tấm lòng vàng của nữ đại gia thích đi chân đất: Một tay gây dựng cơ nghiệp, cưu mang trẻ em nghèo

Giàu có là thế nhưng nữ đại gia Trần Thị Thủy vẫn sống rất chân chất. Bà thích đi chân đất, thích làm từ thiện giúp đỡ người nghèo khó, nhất là trẻ em nghèo khó.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đại gia không nhất thiết phải làm những người sống trong lâu đài trăm tỉ, đi xế hộp hạng sang, ăn cao lương mỹ vị, sắm đồ hiệu như mua mớ rau ngoài chợ.... Ở Việt Nam có rất nhiều đại gia sống bình dị, không phô trương khoe mẽ. Họ dành nhiều thời gian làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng mình. Và trong số đó không thể không nhắc đến vị đại gia chân đất - Trần Thị Thủy (64 tuổi, Bắc Giang).

Nữ đại gia này hiện đang là chủ công ty chuyên về sản xuất, vận tải, thương mại và xuất nhập khẩu. Bà được nhiều người gọi với cái tên là "đại gia chân đất". Bởi dù là giám đốc một doanh nghiệp lớn nhưng vẫn hay đi chân đất khi làm việc.

Nói về "sở thích" đặc biệt này, bà Thủy tâm sự: "Tôi vốn là con nhà nghèo lại vất vả từ bé nên quen rồi. Giờ bắt tôi thay đổi cũng không được nữa". 

Theo tìm hiểu, bà Thủy sinh ra trong gia đình có 9 anh chị em. Bà học chưa hết lớp 3 thì phải nghỉ để lăn lộn ngoài xã hội, kiếm sống. Bà kể, năm 13 tuổi đã cưới chồng rồi 3 năm sinh liền 3 đứa: Một đứa đẻ ngoài đường, một đứa đẻ ở chuồng lợn, một đứa ngoài ruộng.

Hồi tưởng lại quá khứ đầy nhọc nhằn, bà Thủy kể: "Năm 1980, có vụ tai nạn xảy ra gần nhà, tôi tò mò ra xem. Thấy hai thanh niên gặp nạn, tôi liền dìu vào nhà cứu giúp và nấu cơm, thịt gà thiết đãi. Sáng hôm sau, một trong hai thanh niên đó dúi cho tôi xấp tiền coi như cảm ơn, song tôi từ chối. 

Tam-long-vang-cua-nu-dai-gia-thich-di-chan-dat-Tran-Thi-Thuy-8

10 ngày sau, mẹ của hai cậu ấy đến cám ơn, tặng chăn màn, quần áo, nhu yếu phẩm và nhận tôi làm con nuôi. Sau đó bốn mẹ con tôi được mời lên nhà mẹ nuôi ở Lạng Sơn chơi". 

Lên Lạng Sơn, bà Thủy đã theo mẹ nuôi ra chợ chơi. Bà thấy rau khoai lang ở đó họ bán 1000 đồng/3 mới, còn ở quê thì 1.000/15 mới. Bà nảy ra ý định về Bắc Giang đem rau lên đây bán để lấy lời. Và sau vụ mùa khoai lang bà Thủy mua được 1,5 cây vàng.

Hết mùa khoai lang, bà Thủy lại dẫn con ra sông mùa cua, mua gạo, lợn mang lên Lạng Sơn buôn. Bà cứ tích cóp từng chuyến hàng một và đến năm 1990 đã có trong tay số tiền "khủng" - gần 100 triệu đồng.

"Buôn bán có lời, tôi muốn mua ô tô để chở hàng. Vì thế, tôi đã lên Hà Nội tìm mua ô tô. Nhưng thay vì vào thẳng vấn đề, tôi lại xin làm chân quét dọn ở bãi xe để thăm dò giá cả.

Hôm đó, cửa hàng bán được xe, ông chủ chỉ vào chiếc xe tải 2 tấn nói: Ông đang ế. Mày có tiền ông bán đứt cho con này, đúng giá gốc 78 triệu. Tôi lập tức đưa đủ số tiền 78 triệu đồng", bà Thủy kể.

Mua được xe, bà Thủy thuê tài xế rồi hàng ngày gom rau, lợn của cả làng, đánh xe lên Lạng Sơn. Với chuyến về, bà thu mua đồng nát chở sang Hải Dương, Bắc Ninh bán. Đặc biệt, để phục vụ công việc làm ăn, giao thương với người Trung, bà đã tự học tiếng Trung để giao tiếp một cách lưu loát.

Trong quá trình buôn bán, bà Thủy tình cờ biết một nhà máy sản xuất bình phun thuốc trừ sâu từ rác thải nhựa, bà về tâm sự với bố nuôi: "Con muốn làm một doanh nghiệp biến rác thành tiền thế này". Sau đó, bà Thủy quyết định xin vào nhà máy làm thuê để học hỏi. Ở đây, bà học cahcs phân loại rác, cách sản xuất hạt nhựa. 

Sau 3 năm, khi đã nắm chắc được kỹ thuật, bà về Hải Dương học mô hình nhà máy, vẽ lại rồi yêu cầu thợ làm. Nhà máy đầu tiên đã mọc lên ở chính khu đầm lầy mà ngày xưa mẹ con bà mò cua bắt ốc.

Đến năm 2000, công ty sản xuất bình phun thuốc trừ sâu do chồng bà Thủy làm giám đốc được thành lập. Nhưng chỉ 2 năm sau, vợ chồng bà ly dị, tranh chấp sau ly hôn khiến cho bà đứng trước nguy cơ mất trắng.

Vì quá uất ức, đêm 30 Tết, bà viết thư tuyệt mệnh, trèo lên tầng 2 định tự tử. Nhưng rồi bà chợt nhận ra, mình chết thì mất hết. Bà Thủy bừng tỉnh, quyết định "ngã ở đâu, đứng lên ở đó". Bà lao vào kiếm tiền, gây dựng lại sự nghiệp.

Bốn năm sau, bà Thủy mở thêm 1 công ty vận chuyển và xuất khẩu nông sản. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 13.000m2, nằm ngay quốc lộ 1A (Lạng Giang - Bắc Giang) với 3 xưởng sản xuất và hơn 30 công nhân.

Bà Thủy tính toán, trong thời gian mở cửa và hội nhập mình không có công nghệ thì sẽ không thể cạnh tranh được. Bà chọn cách liên doanh với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc để chuyển giao công nghệ máy móc.

Ngoài lĩnh vực xuất khẩu nông sản và sản xuất bình thuốc trừ sâu, công ty của bà Thủy còn liên kết với đối tác Hàn Quốc để sản xuất cac loại linh, phụ kiện điện thoại.

Lợi nhuận từ công ty giúp bà Thủy có tiền xây 25 ngôi nhà đại đoàn kết, tặng hàng trăm nồi cơm điện, chăn ấm cho người nghèo bốn xã ở huyện Lạng Giàng. Từ năm 2008 đến 2018, bà xây dựng trường mầm non chăm sóc 50 trẻ nghèo, là con phụ nữ đơn thân... vì nghĩ đến đàn con nheo nhóc năm xưa.

Hiện nay, công ty do bà làm chủ đã tạo công ăn việc làm cho hơn 300 công nhân với mức lương trung bình từ 5 - 7 triệu đồng mỗi tháng.

Khi dịch bệnh COVID-19 hoành hành, xem TV thấy bộ đội phải ngủ lán, nằm đất, bà Thủy thương lắm. Với tấm lòng vàng của mình, bà Thủy đã ủng hộ 50 tấn gạo đến một số điểm cách ly tại địa bàn 3 tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Ninh Bình.

Hiện các hành động thiện nguyện vì cộng đồng của nữ đại gia chân đất này vẫn đang được nối dài.

Xem thêm: Đại gia Dũng 'lò vôi' đón tiếp cậu bé nghèo 6 tuổi tại cơ ngơi 6000 tỷ: Ân cần như bậc cha, chú trong nhà

Đọc thêm

Cơn sốt đất đã về đến Lâm Đồng, nhiều người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn bỗng dưng trở thành đại gia nghìn tỷ, giàu lên một cách nhanh chóng nhờ "dành cả thanh xuân để tích đất".

Anh nông dân bỗng thành đại gia nghìn tỷ khi đất tăng giá gấp 30 lần trong 7 năm: Cứ có tiền là mua thêm, không bán ra
0 Bình luận

Hàn Khánh Vân là một vị tỷ phú vô cùng kín tiếng, ít khi xuất hiện trên truyền thông, nhưng tiếng tăm của ông trong giới thương trường quả thực không phải dạng vừa. 

Thân thế vị đại gia giàu nhất nhì Quảng Đông Hàn Khánh Vân: Từ cậu bé nghèo không học hết cấp 2 tới ông chủ tập đoàn đa lĩnh vực
0 Bình luận

Những món đồ trang trí hoặc đồ phong thủy trong nhà có thể giúp tạo thêm sức mạnh cho gia chủ nhưng cũng có thể khiến bạn khổ sở đủ bề. Do đó cần hết sức cẩn thận khi lựa chọn những vật để trang trí nhà cửa.

Trong nhà sở hữu 5 đồ phong thủy này sớm muôn cũng phất lên thành đại gia, muốn nghèo cũng khó
0 Bình luận


Bài mới

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 giờ trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Băn khoăn chuyện lấy chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Dù đã biết gia cảnh nhà anh trước đó, nhưng tận mắt chứng kiến tôi vẫn rất “sốc”, băn khoăn suy nghĩ mãi về việc có nên lấy chồng hay không…

Đề xuất